Cách khổ khổ qua không đắng

Cách khổ khổ qua không đắng

Dù biết khổ qua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe song nhiều người không thể ăn món này được vì quá đắng. Tuy nhiên, vẫn có cách nấu canh khổ qua không bị đắng để bạn ăn ngon miệng đấy.

Cách khổ khổ qua không đắng
Bạn đã biết cách nấu canh khổ qua không bị đắng chưa?

Khổ qua là vị thuốc tốt giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Chính vì thế, cách nấu canh khổ qua không bị đắng cần giữ được chất dinh dưỡng để bạn và gia đình tẩm bổ. Đồng thời, thành phẩm sau khi đã nấu xong cần đảm bảo vị thơm ngon, nhìn đẹp mắt để kích thích vị giác của người ăn.

Bài viết sau sẽ giúp mẹ có thêm bí quyết nấu canh khổ qua ngon mà không bị đắng.

Cách nấu canh khổ qua không bị đắng

Mẹ sẽ càng ghi điểm hơn trong mắt anh xã và con yêu khi biết cách nấu canh khổ qua không bị đắng để gia đình có bữa cơm ngon miệng, thanh mát.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 4-5 trái khổ qua (khoảng 500g mỗi trái hoặc nhỏ hơn tùy thích)
  • 300g thịt vai băm nhỏ
  • 100g nấm rơm băm nhỏ
  • 500g xương đã róc thịt
  • 100g hành lá, ngò rí
  • 1 quả trứng gà
  • 100g bún tàu + nấm mèo
  • 3 trái ớt sừng
  • Gia vị các loại, hành khô, tỏi…

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Cách khổ khổ qua không đắng

– Xương đem rửa với nước muối để bớt tanh, đổ vào nồi chần sơ với nước sôi trong khoảng 3 phút cho sạch bớt cặn bẩn, rồi mẹ rửa sạch lại với nước lạnh.

Hầm xương với 1,5 lít nước trong khoảng 4-5 tiếng, trong quá trình hầm mẹ nhớ vớt hết bọt nổi lên để nước dùng trong hơn.

– Khổ qua cắt bỏ hai đầu, mổ dọc thân quả rồi bỏ ruột bên trong, rửa sạch và để ráo nước.

– Hành khô và tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Nấm rơm làm sạch, cắt bỏ đuôi, băm nhỏ hoặc thái sợi.

– Trứng gà đập lấy lòng trắng.

– Hành lá, ngò rí làm sạch, lấy khoảng vài lá hành có độ dài để buộc khổ qua, phần còn sót lại thái nhuyễn.

– Ớt sừng bỏ hạt, thái theo từng lát dài, cho vào chén nước mắm.

– Nấm mèo, bún tàu ngâm mềm bằng nước ấm, rồi xắt nhỏ.

Bước 2: Cách làm nhân thịt nhồi khổ qua

Cách khổ khổ qua không đắng

Thịt và nấm rơm sau khi mẹ rửa sạch và băm nhỏ thì ướp với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn, 2 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa tiêu trong 15 phút để thịt ngấm gia vị.

Mẹ cho tiếp lòng trắng trứng gà, nấm mèo, bún tàu vào để nhân thịt thêm phần thơm ngon, chất lượng.

Bước 3: Cách nấu canh khổ qua không bị đắng

  • Mẹ nhồi phần nhân thịt vào trái khổ qua. Nếu phần nhân còn dư, mẹ có thể vo viên lại rồi cho vào nồi canh khi nấu cho nước ngọt hơn.
  • Dùng lá hành dài nhúng sơ qua nước sôi và cột lại vào trái khổ qua vừa nhồi sao cho đẹp mắt.
  • Bắc nồi lên bếp, cho dầu rồi phi thơm 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn cùng một chút ớt bột.
  • Cho nước dùng xương đã chuẩn bị sẵn vào, nêm thêm 1/2 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt hoặc hạt nêm vào và nêm nếm lại cho vừa miệng.
  • Khi nước canh sôi, mẹ cho khổ qua vào hầm với lửa nhỏ, tiếp tục vớt bọt nổi phía trên để nước canh trong hơn, ngọt hơn.
  • Khi thấy khổ qua nhồi thịt chín đều (mẹ có thể thử bằng cách sử dụng que tăm đâm xuyên qua trái khổ qua xem món ăn đã chín chưa), tắt bếp.
  • Mẹ múc canh ra tô, rắc hành lá, ngò rí và 1/2 thìa tiêu lên trên là xong.

Yêu cầu thành phẩm

Cách khổ khổ qua không đắng

Sự hòa quyện đa dạng của phần nhân thịt ngon cùng với nước dùng ngọt từ xương và mùi vị thơm nồng từ hành, tỏi, ớt sẽ làm át đi vị đắng của khổ qua. Đồng thời, chén nước mắm nguyên chất, ớt sừng ăn kèm với khổ qua sẽ rất thích hợp để làm đậm vị thêm món ăn ngon.

Lưu ý để mẹ nấu canh khổ qua không bị đắng

  • Để mua được khổ qua tươi và nấu không bị đắng, mẹ cần lựa quả có màu xanh vừa, không bị vàng úa và có gai nở đều, hơi to.
  • Khổ qua mẹ nên luộc sơ trước khi nấu để giảm độ đắng cho món ăn, đồng thời giúp trái mau chín hơn trong quá trình chế biến.
  • Trong quá trình nấu, mẹ vớt bọt thường xuyên để nước dùng có màu trong, không bị vẩn đục.
  • Mẹ tránh đun đi đun lại món ăn nhiều lần vì sẽ làm giảm chất dinh dưỡng có trong món canh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thử ngay 9 mẹo đơn giản giúp giảm vị đắng của khổ qua

Khâu lựa chọn cũng như sơ chế khổ qua là những bước rất quan trọng trong cách nấu canh khổ qua không bị đắng. Ngoài canh khổ qua nhồi thịt heo, mẹ có thể biến tấu và chế biến khổ qua nhồi cá thát lát, khổ qua nhồi tôm xay… để gia đình có dịp đổi vị với món mới nhé.

Nguyễn Kiều Vân

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cách nấu canh khổ qua không khó. Tuy nhiên, làm sao để giảm bớt vị đắng và giữ màu tươi xanh thì không hẳn ai cũng biết.

Trong số những món canh trên mâm cơm gia đình Việt, như: canh rau muống, canh rau dền, canh bầu, canh rau ngót, canh rau đay, canh chua cá lóc,… món canh khổ qua vốn là lựa chọn quen thuộc. Được đánh giá là mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng vị đắng của món canh này khiến nhiều người không quen. Vậy làm sao để nấu canh khổ qua không bị đắng, quá trình chế biến sao cho vẫn giữ được màu sắc đẹp mắt? Đừng bỏ qua bài viết này.

Khổ qua và những lợi ích bất ngờ

Thành phần dinh dưỡng

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, táo đắng, có tên khoa học là Momordica charantia; thuộc thực vật thân leo, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Khổ qua cùng họ với bầu bí và dưa chuột đồng thời cũng là loại quả đắng nhất trong các loại rau củ quả.

Xét về thành phần dinh dưỡng, khổ qua là loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất quan trong cho cơ thể. Tính trung bình, trong 100g khổ qua gồm có:

  • Năng lượng: 21 kcal
  • Nước: 93.95g
  • Carbohydrate: 4.26g
  • Chất xơ: 2.1g
  • Vitamin C: 89.4mg
  • Sắt: 0.77mg
  • Vitamin A: 426 IU

Các thành phần như chất xơ, folate, vitamin A và C trong mướp đắng rất dồi dào. Ngoài ra, còn có các chất chống oxy hóa có lợi khác như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic, rất hiệu quả trong việc bảo vệ các tế bào khỏi bệnh tật, nhất là nguy cơ bị ung thư.

Cách khổ khổ qua không đắng

Một số công dụng của khổ qua

  • Làm giảm lượng đường trong máu: khổ qua có thể cải thiện hàm lượng đường trong máu, tác động tích cực đến chỉ số của fructosamine và hemoglobin A1c.
  • Ngăn ngừa ung thư: chiết xuất từ khổ qua có khả năng chống ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ruột kết, vòm họng,…
  • Giảm cholesterol: các nghiên cứu chỉ ra, khổ qua làm giảm đi hàm lượng cholesterol toàn phần, nhất là cholesterol xấu LDL và cholesterol trung tính.
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân: khổ qua chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo, rất hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng. Vì vậy, ăn khổ qua trong giai đoạn giảm cân có thể giúp cảm giác no lâu, tránh sự thèm ăn.

Lưu ý khi ăn và chế biến khổ qua

  • Việc ăn quá nhiều khổ qua trong thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe, ví dụ như tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày,..
  • Trong khổ qua vẫn chứa một số chất ảnh hưởng đến thai nhi, gây co thắt tử cung, sinh non, xuất huyết, thậm chí là hư thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên cẩn thận khi ăn khổ qua.
  • Vì khổ qua tác động đến hàm lượng đường trong máu nên nếu đang sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết, nên hạn chế ăn khổ qua.

Cách nấu canh khổ qua chuẩn vị, đẹp mắt

Cách nấu canh mướp đắng có thể biến tấu với nhiều công thức, nguyên liệu khác nhau. Nhìn chung loại thực phẩm này khá dễ tính để kết hợp. Cách nấu canh khổ qua ngon chính là vẫn giữ được vị đắng đặc trưng nhưng khi ăn lại không gây cảm giác khó chịu, mà lại pha chút ngọt, mặn hài hòa.

Cách nấu canh khổ qua không đắng

Vị đắng của khổ qua thực chất, theo y học, chúng là vị rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể can đảm thưởng thức được vị đắng ấy, thậm chí là thấy rất khó ăn, thành ra đôi khi chọn bỏ qua món ăn này.

Để khử bớt vị đắng của khổ qua, các chị em nội trợ cần biết rằng, vị đắng này xuất phát từ chính phần ruột và lớp màng trắng bao quanh ruột. Vì vậy, cách nấu canh khổ qua không đắng đơn giản nhất là khi sơ chế nguyên liệu, cần loại bỏ hoàn toàn phần ruột, bao gồm cả lớp màng trắng. Bạn có thể sử dụng một chiếc thìa nhỏ và cứng, khoét trọn phần ruột và cạo sạch.

Ngoài ra, sau khi làm sạch phần ruột, có thể ngâm khổ qua trong nước muối, nước đá hoặc chần sơ qua nước sôi để giảm bớt vị đắng hiệu quả hơn. Đặc biệt, khổ qua nấu chung cùng các nguyên liệu khác cũng có thể “lấn át” bớt vị đắng có trong quả.

Cách khổ khổ qua không đắng

Cách nấu canh khổ qua sao cho nước trong và ngọt thanh

Cách nấu canh khổ qua đơn giản, ngon miệng nhất, không gì tốt hơn là lựa chọn nước hầm xương để nấu. Tuy nhiên, khi hầm xương, nếu không biết cách, rất có thể khiến phần nước dùng bị đục, ngả màu tối.

  • Trước khi hầm xương, nên chần qua nước sôi, sau đó vớt ra rửa sạch rồi mới mang xương đi hầm.
  • Hầm xương xong thì lấy xương ra, chắt lấy phần nước để sử dụng.
  • Khi cho khổ qua vào đun, cần để ý vớt bọt để duy trì độ trong của nước xương.

Trường hợp dùng nước thông thường để nấu thì bạn nên sử dụng các loại gia vị quen thuộc, trừ nước mắm, bởi nước mắm sẽ khiến canh bị chua và khó có thể có màu nước đẹp.

Cách nấu canh khổ qua xanh

Một trong những vấn đề nan giải khác của các chị em nội trợ là sau khi nấu xong, khổ qua thường chuyển qua màu hơi ngả vàng, không còn sắc xanh tươi như trước.

Điều này được lý giải là khi nấu lâu, nấu nhừ, chất diệp lục có bên ngoài vỏ bị phân giải khi gặp nhiệt độ. Vì vậy, cách nấu canh khổ qua xanh chính là rút ngắn thời gian nấu lại, càng ngắn càng tốt. Nhưng thực tế, có một số món, ví dụ như canh khổ qua nhồi thịt, sẽ rất khó để nấu nhanh.

Cách giải quyết bạn có thể tham khảo:

  • Sau khi làm sạch ruột khổ qua, đun một nồi nước sôi. Khi nước sôi, cho vào 1 muỗng baking soda. Nước sôi lại thì cho tất cả khổ qua vào luộc sơ trong 5 phút.
  • Bạn có thể thay baking soda bằng 5 thìa cà phê đường, 1 thìa muối. Quá trình luộc, dùng thìa tách miệng trái khổ qua để làm sạch cả phần bên trong, khử bớt vị đắng và lưu ý là mở nắp vung khi luộc.
  • Luộc xong, vớt khổ qua vào tô nước lạnh, rửa sơ rồi để ráo.

Cách nấu canh khổ qua “đúng điệu” không phức tạp nhưng ít ai lại để ý đến. Thử áp dụng ngày để có món canh bổ dưỡng, đẹp mắt cho cả nhà cùng thưởng thức.

Xem thêm: