Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong

TPO - Chiều 5/8, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm công tác truyền thông, với sự tham gia của 98 cán bộ đoàn chủ chốt làm công tác tuyên giáo đến từ các tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Mở đầu toạ đàm, các đại biểu đã có dịp hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của Báo Tiền Phong. Cùng với công tác chuyên môn còn có nhiều hoạt động xã hội có bề dày lịch sử, uy tín, tiêu biểu: Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam với hoạt động nổi bật bình chọn, tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu hàng năm; Hoa hậu Việt Nam; Chủ Nhật Đỏ...

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong
Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập Báo Tiền Phong giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của Tiền Phong. Ảnh: Như Ý

Những cơ hội và thách thức của báo chí nói chung và Báo Tiền Phong nói riêng trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển, sự lớn mạnh của mạng xã hội, cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi.

 Anh Lý Duy Xuân - Trưởng ban Tuyên giáo Thành Đoàn Hà Nội nêu thực tế sự cạnh tranh giữa mạng xã hội với báo chí trong việc truyền tải thông tin tới bạn đọc; Báo Tiền Phong gặp những khó khăn gì và có những giải pháp đưa thông tin chính thống đến bạn đọc?

 Trao đổi vấn đề này, nhà báo Trần Công Hùng - Phó Giám đốc Khối Truyền thông Điện tử, Trưởng ban Pháp luật chia sẻ những thách thức đối với báo chí, cũng như truyền thông trước sức ép của mạng xã hội: Lượng người dùng lớn; khối lượng thông tin khổng lồ; sự phản biện thông tin báo chí, bên cạnh những bình luận có tính xây dựng, góp ý cũng không thiếu những bình luận ác ý... Song, ngược lại, mạng xã hội cũng mang đến nhiều cơ hội cho báo chí về nguồn thông tin, các thông tin phản hồi để có thể kịp thời nắm bắt, điều chỉnh. Bạn đọc sẽ tìm thông tin chính thống trên báo chí như Tiền Phong. Đồng thời, báo cung cấp cách tiếp cận vấn đề từ các chuyên gia thông qua các bài viết chuyên sâu, những phản hồi từ độc giả....

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong
Các đại biểu đã thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề về lĩnh vực truyền thông. Ảnh: Như Ý

 Bên cạnh đó, nhiều ý kiến quan tâm tới vấn đề phòng chống các thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc; đảm bảo thông tin minh bạch, kịp thời và phù hợp với từng vụ việc

 Lan toả câu chuyện đẹp

Trả lời câu hỏi làm thế nào để đăng tin bài trên Báo Tiền Phong; tỉ lệ tin bài về thanh niên trên Báo Tiền Phong, nhà báo Lê Minh Toản - Tổng Thư ký toà soạn Báo Tiền Phong khẳng định 16 trang trên Báo Tiền Phong đều dành cho tuổi trẻ. Trong đó, có phần thông tin đi thẳng vào vấn đề của giới trẻ, thanh niên; có phần thông tin những vấn đề thanh niên quan tâm, hướng đến người trẻ.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong
Nhà báo Lê Minh Toản khẳng định Tiền Phong luôn mong muốn có những câu chuyện ấm áp, dung dị và giàu thông điệp về thanh niên. Ảnh: Như Ý

Nhà báo Lê Minh Toản nêu rõ: Báo chí luôn đòi hỏi người viết không ngừng đổi mới, viết hay và trung thực. Người viết kể những câu chuyện về tuổi trẻ ấm áp lay động lòng người, dung dị và có thông điệp. Báo Tiền Phong rất cần những câu chuyện như thế. Nhà báo Minh Toản cho biết thêm: Báo Tiền Phong mở rất nhiều "cửa sổ" là các chuyên mục để lan toả những câu chuyện đẹp, ý nghĩa nhân văn và rất chờ đón những thông tin từ cơ sở đoàn.

Toạ đàm nhận được nhiều kiến nghị đề xuất của các đại biểu trong việc đăng tải, tuyên truyền các mô hình, phần việc của Đoàn cơ sở. Chị Ngô Thị Kim Tiên - Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Bắc Ninh kiến nghị có thêm nhiều "đất" cho thông tin về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong
Nhà báo Phùng Công Sưởng phát biểu kết thúc toạ đàm. Ảnh: Như Ý

Phát biểu kết thúc tọa đàm, nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong đánh giá đây là một cuộc tọa đàm rất ý nghĩa và lâu lắm rồi, Tiền Phong mới có được cuộc tọa đàm có sự tương tác thực sự thẳng thắn, chia sẻ, trách nhiệm như thế này.

Anh Sưởng thẳng thắn: “Chúng tôi thấy khiếm khuyết, khi thời gian qua, các thông tin về hoạt động đoàn của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước chưa được đầy đủ. Chúng tôi mong rằng, thời gian tới, chúng ta sẽ cùng bắt tay nhau, tạo sự kết nối để từng phần khắc phục khiếm khuyết đó”. Đồng thời, bày tỏ mong muốn các anh, chị làm ban tuyên giáo các tỉnh, thành đoàn hãy trở thành những cộng tác viên của báo để tạo nên sự kết nối, truyền tải thông tin.

 “Từ vai bạn đọc Báo Tiền Phong, các bạn hãy tiến lên một bước nữa trở thành người cung cấp nguồn tin cho báo và mong muốn cao hơn của chúng tôi, là các bạn hãy trở thành cộng tác viên thân thuộc của báo. Sự hợp tác mang đến nguồn tin tin cậy, thường xuyên, hấp dẫn từ các bạn sẽ giúp bạn đọc được thưởng thức món ăn tình thần về đoàn rất phong phú, đa dạng. Đây là điều mà chúng tôi vô cùng mong muốn”, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong.

Tin, bài, ảnh, video cộng tác và các thông tin chia sẻ về giới trẻ, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của bạn đọc xin gửi tới Ban Thanh niên, Báo Tiền Phong theo địa chỉ email:

   I, Với những bạn có mong muốn viết truyện ngắn, tản văn, tạp văn...đại loại là những thể loại từ trí tưởng tượng của bạn.

   Đầu tiên, đó là một ý tưởng thật "đáng giá" và một bản nháp toàn bộ ý tưởng đó (bản nháp hoàn chỉnh đấy nhé). Nếu chỉ dự định thôi thì khi viết thành bài sẽ dễ bị quên một vài thứ hay ho. Hơn nữa khi nháp ra bạn mới có thể đánh giá khách quan về ý tưởng của mình, xem nội dung như thế đã phải là mới chưa, đã thực sự độc đáo chưa. Và công việc tiếp theo là hoàn chỉnh nó (dĩ nhiên rồi) nhưng nhớ soát lại một lượt trước khi hoàn tất nhé! Thứ ba là địa chỉ "người nhận" Ở đây, mình xin liệt kê một vài cái (mình từng viết) : Báo hoa học trò, Trà sữa cho tâm hồn, tạp chí phụ nữ, Báo văn nghệ, Tập san áo trắng, Báo mực tím, Tuần san Thanh niên-mấy cái này nhuận bút rất khá nên đỏi hỏi tính văn học cao, tác phẩm phải có chiều sâu. Bạn nào yêu cầu thấp hơn có thể viết cho mấy báo của thiếu niên như Thiếu niên tiền phong, Chăm học...Nếu bạn hỏi địa chỉ cụ thể thì xin thưa hãy bỏ ra vài đồng mà mua báo về, sau đó lấy địa chỉ ghi trên báo mà gửi bài. Cái này gọi là thả con săn sắt bắt con cá rô. Và thêm một số báo mạng nữa Truyện ngắn hay mỗi  ngày - truyenngan.com.vn (thất thường lắm, mười bài được đăng chưa chắc đã được nhuận bút cả đâu), thiếu niên tiền phong online - thieunien.vn (đừng hy vọng vào nó quá vì nhuận bút cũng nấm lùn lắm), Mực tím online (cái này được đấy). Thỉnh thoảng các bạn cũng nên nghía qua mấy cuộc thi viết trên mạng, biết đâu...

   Tuy nhiên, chú ý quan trọng nè, dục tốc thì bất đạt và vạn sự khởi đầu nan. Mình ban đầu mới viết bài cũng khó khăn lắm nhưng dạo này cũng lên level rồi, sáu, bảy trăm ngàn một bài cũng không khó lắm. 

   II, Với những bạn muốn viết báo

   Mấy thể loại "săn tin" ấy thì cực kì đắt hàng nhưng đòi hỏi trình độ, kĩ năng và cả vốn nữa. Tin phải chính xác, phải hot, viết bậy, viết sai là out luôn không có lần sau đâu nhé, các báo kĩ tính lắm đó. Đã thế lại phải đăng tin nhanh tay. Bạn cũng cần sắm cho mình một cái máy ảnh hay cái gì có thể chụp được hình, hình càng nét càng tốt. Săn tin đã khó, xây dựng nó thành bài báo lại là cả một nghệ thuật. Nhưng bù lại nó không cần nhiều cảm xúc như viết truyện, hơn nữa chẳng mấy mà hòa vốn.

   Tất cả những gì mình trình bày trên đây chỉ là điều kiện cần.  Ở bài sau, mình sẽ nói rõ hơn về "chiêu thức" tiến hành với một vài báo, tạp chí nổi tiếng. Hy vọng các bạn sẽ ủng hộ Blog.

Phạm Vũ 

Profile


Họ và tên: Hồ Thị Thùy Dương


D.O.B: 6/6/1993


Tên trường đang học: Sinh viên khoa tiếng Anh, ĐH Hà Nội.


Sở thích: Viết báo, tham gia các hoạt động tình nguyện, chụp ảnh, nấu ăn, làm bánh…


Các hoạt động/giải thưởng từng tham gia:


Top 5 Miss Mira (Cuộc thi của một nhãn hàng mỹ phẩm Hàn Quốc).

Model cho Xưởng thời trang VTV6


Thành viên nhóm dự án CLB thiện nguyện Youth Development Hanu.


Leader nhóm tình nguyện viên dạy môn tiếng Anh tại Lớp học tình thương mẹ Phúc dành cho trẻ em tự kỷ và khuyết tật.


Tham gia tình nguyện viên của các chương trình: Greenager Festival (WWF), Trái tim trà sữa, Bảo Nhi Charity Group…


Từng viết bài cho các báo: Nhi Đồng Cười, Thiếu Niên Tiền Phong, Hoa Học Trò, Mực Tím,…


Hiện đang làm gia sư dạy kèm.


Từ năm lớp 2, Thùy Dương đã có thể cộng tác với vài tờ báo tuổi tween và kiếm được tiền. Mãi cho đến 13 năm sau, cô nàng vẫn liên tục theo đuổi công việc này với hơn 6 tờ báo dành cho giới trẻ.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Chào Thùy Dương, chắc chắn đang có rất nhiều người tò mò về công việc viết lách kéo dài suốt 13 năm của bạn?

Cũng không có gì "kinh khủng" lắm đâu! Nguyên do mình có thể làm lâu đến như vậy chỉ là vì đam mê, thêm nữa là viết được một thời gian dài thì tự động nó trở thành thói quen hàng ngày của mình, nên nói bỏ cũng khó mà làm được. Mỗi lúc rảnh rỗi mình lại ngồi viết lách, viết từ những gì mình biết và tìm hiểu quanh cuộc sống thực tế. Dần dần đã được 13 năm trôi qua rồi.

Dương bắt đầu công việc này như thế nào?

Từ hồi còn bé mình đã nói với bố mẹ là con thích viết báo lắm. Nhưng mình không thể nhớ nỗi điều gì đã thôi thúc mình yêu công việc này đến vậy. Lớn hơn một chút và biết bắt đầu đọc chữ, mình "mê đắm đuối" tờ báo Nhi Đồng Cười. Mình nhớ thời đó tờ báo này "hot" lắm, trong trường học nào cũng bán và còn bán đắt như tôm tươi là đằng khác. Mình thích nhất các mẩu truyện cười trong tờ báo này, nên mới xin mẹ thử viết vài bài gửi cho tòa soạn. Ai ngờ đâu gửi mới một lần là mình đã được nhận đăng ngay. Hồi đó thấy bài do mình viết được đăng trên báo là oách lắm, cứ hay khoe với các bạn trong lớp và bố mẹ. Cũng vì thế mà càng ngày mình càng thích viết bài hơn, rồi trở thành "cây bút" gửi bài đều đặn của tòa soạn.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Đến năm học cấp 2, mình bắt đầu chuyển sang viết cho các tờ báo phù hợp với độ tuổi hơn, đó là những dạng báo dành cho giới trẻ, teen Việt là chủ yếu, như: Hoa Học Trò, Mực Tím, Thiếu Niên Tiền Phong,... Vì mình cảm nhận được rằng bản thân rất thích nhìn và quan sát cuộc sống của giới trẻ Việt. Điểm lợi ở dạng đề tài này là không bao giờ thiếu chủ đề để viết, đặc biệt là khi các bạn trẻ năng động, thường sinh trào lưu, điểm chơi mới thì mình cứ thế mà đi tìm hiểu và cập nhật theo xu hướng. Xen vào đó, mình cũng thường viết về những gương mặt trẻ tài năng, nên học hỏi được từ họ rất nhiều.

Bài viết nào mà Dương cảm thấy ưng ý nhất từ trước đến nay?

Mỗi bài viết mình đều rất chăm chút và nghiên cứu kỹ, nên thật sự hầu hết bài nào mình cũng thích cả. Nhưng để chọn được một bài ưng nhất, thì có lẽ là bài viết dành cho thầy hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cách đây 5 năm trên báo Hoa Học Trò.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Khi đó trường này vừa thay đổi hiệu trưởng mới, và thầy ấy đến từ một trường Phổ thông ở ngoại thành. Sau khi được bổ nhiệm, thầy đã thay đổi khá nhiều nội quy cũ, khiến bạn học sinh không thích rồi có những phản ứng không hay về thầy. Mình nhớ lúc này các học sinh ở Hà Nội biết đến rất nhiều. Vì thế mình đã đến gặp trực tiếp thầy hiệu trưởng ấy để phỏng vấn, rồi hỏi ý kiến của các bạn học sinh, giúp cả hai bên tháo gỡ khúc mắc, và bất đồng ý kiến về nhau.

Sau khi bài được đăng, mình đã giúp thầy hiệu trưởng và các bạn học sinh trong trường giảng hòa bởi những hiểu lầm không đáng có trước đó. Rất nhiều phản hồi tích cực từ các bạn học sinh trường ấy gửi về, các bạn nói rằng đã hiểu nhiều hơn về người thầy của mình và còn xin lỗi thầy nữa.

Viết lâu và có kinh nghiệm như vậy, thu nhập của Dương có ổn không?

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Trung bình hiện nay Dương nhận được tiền nhuận khoảng dưới 10 triệu mỗi tháng. Do các tờ báo mình cộng tác là báo tuần hoặc báo ra theo tháng, nên lượng bài khá ít. Thêm nữa gần đây do mình bận một số việc từ thiện ở trường nên đã ít viết hơn.

Số tiền này có thể sẽ khá "bèo bọt" nếu so với thâm niên làm việc của mình, cũng như với mức giá của các trang báo giấy hiện nay. Nhưng mình chỉ đang là sinh viên, số tiền này đã giúp mình chi trả phí sinh hoạt cá nhân, phần học phí, mình còn tự sắm chiếc điện thoại và để dành tiết kiệm nữa.


Dương nhận ra mình đã học được những điều gì từ công việc này?

Tuy những bài viết của mình không thuộc dạng "đao to búa lớn" hay dậy sóng dư luận, nhưng ít ra mình đã có thể tự hào về những hiệu ứng tích cực mà nó mang lại. Mình biết nhiều hơn về các trào lưu, cuộc sống và cách nghĩ của các bạn trẻ cùng lứa. Ngoài ra, mình còn mở rộng được nhiều mối quan hệ đa dạng khác trong xã hội.

Nó còn giúp mình trở nên dạn dĩ và tự tin hơn rất nhiều. Vì trước đây mình vốn rất tự ti và nhút nhát, nhất là khi tiếp xúc với người lạ. Nhờ đi viết báo, mình cứ từng bước vượt qua được những khó khăn ban đầu, dần trải nghiệm và thay đổi bản thân, không còn có những nỗi sợ như trước kia nữa.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Không chỉ viết báo mà Dương còn thường xuyên làm tình nguyện và cả gia sư?

Mình thích làm tình nguyện từ khi còn nhỏ xíu, nhưng tiếc là hồi bé lại chưa được tham gia tổ chức nào cả. Mãi đến lần đầu tiên làm tình nguyện của mình là năm lớp 9. Mình tham gia với tư cách tình nguyện viên lễ hội Greenager Festival, kêu gọi giới trẻ bảo vệ môi trường. Hiện mình đang làm thành viên của CLB Youth Development Hanu.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong

Cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp, và luôn hoạt động xã hội hết mình

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong

Hoạt động nấu cháo tình thương tại câu lạc bộ tình nguyện mà Dương (ở giữa) tham gia.

Mình đã từng tham gia rất nhiều tổ chức, công việc dù lớn dù nhỏ nhưng cứ có cơ hội là mình lại xung phong tham gia. Cho đến giờ mình đã tham gia hơn 10 tổ chức khác nhau.


Còn việc gia sư là mình chỉ muốn giúp đỡ các em học lớp 1, lớp 6, lớp 8 và lớp 9. Vì mình học khối A và D nên gần như môn nào mình cũng giúp đỡ các em nhỏ học được, chủ yếu là Toán, Văn và Anh. Mình băt đầu dạy gia sư từ khi thi ĐH xong, đến nay cũng đã tầm 2 năm.

Bận rộn như vậy, Dương tìm cách giải trí như thế nào?

Những lúc rảnh lỗi hay vào hè, mình sẽ đi đăng ký tham gia các hoạt động xã hội khác như đi chụp ảnh, làm mẫu cho các anh chị mà mình quen biết. Gần đây mình đang tham gia một cuộc thi tìm gương mặt mới cho một nhãn hàng mỹ phẩm và cho chương trình Xưởng thời trang trên VTV6. Với mình, tham gia các hoạt động thế này đã giúp mình giải trí, vì mình chỉ muốn vui là chính, chứ không đặt áp lực đoạt giải hay ôm quà.

Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Theo Dương, một người trẻ năng động có phải là làm nhiều việc cùng 1 lúc?

Với mình năng động là luôn khao khát, ước mơ, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được ước mơ, quan trọng là sống hết mình, không để phí thời gian vô ích. Thời gian của tuổi trẻ đâu có nhiều, mình rất thích và luôn tự nhắc nhở bản thân bằng câu hát: “Xin đừng, xin đừng đánh rơi tuổi 20” trong bài hát “Nhắn tuổi 20”. Nhưng sống năng động và năng động với tuổi trẻ không phải cứ làm nhiều việc là được. Làm mà cuối cùng không biết mình học hỏi được gì, ý nghĩa ra sao thì chỉ tổ phí sức. Mình cũng là một người trẻ, nên trước tiên là cứ làm hết sức và hết khả năng của mình, miễn cảm thấy không hề phí phạm thời gian của bản thân.


Cám ơn Dương đã dành thời gian chia sẻ những câu chuyện của mình. Chúc bạn sẽ thật thành công trong tương lai.


Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong


Cách gửi bài viết cho báo Thiếu niên Tiền Phong