Cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh

Cách đo chiều cao của trẻ? Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2019

Cách đo chiều cao của trẻ, bảng chiều cao cân nặng của trẻ chi tiết, cập nhật mới nhất là căn cứ giúp bố mẹ xác định tốc độ phát triển và tăng trưởng của con, kịp thời phát hiện sớm những bất thường trong quá trình phát triển của con và có biện pháp xử lý kịp thời, giúp con nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển so với bạn bè cùng trang lứa. Vậy làm thế nào để đo chiều cao của trẻ, bảng chiều cao cân nặng của trẻ chi tiết và chuẩn nhất hiện nay là như thế nào? Bố mẹ quan tâm vấn đề này có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời đáp nhé!

Quá trình phát triển chiều cao của trẻ

Cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh

+ Giai đoạn từ 0- 6 tháng tuổi: trẻ sinh đủ tháng sẽ có cân nặng từ 3,2- 3,8kg, chiều cao đạt từ 50- 53cm. Tốc độ tăng cân nặng trung bình trong giai đoạn này đạt 600g/tháng.

+ Giai đoạn từ 7-12 tháng tuổi: trong giai đoạn này, cân nặng của trẻ sẽ tăng trung bình 500g/tháng và chiều cao trung bình tăng khoảng 25cm.

+ Giai đoạn 1 tuổi (tuổi tập đi): sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không nhanh như giai đoạn trước nhưng trẻ vẫn có thể tăng 225g/tháng và chiều cao tăng lên 1,2cm/tháng.

+ Giai đoạn 2 năm tuổi: lúc này tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ chậm dần, cân nặng trung bình tăng 2,5- 3kg, chiều cao trung bình tăng 10cm.

+ Giai đoạn từ 3-10 tuổi: tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng chậm lại.

+ Giai đoạn tiền dậy thì: đối với bé gái từ 9- 11 tuổi, chiều cao trung bình tăng 6cm/năm; đối với bé trai từ 12- 14 tuổi, chiều cao trung bình tăng khoảng 7cm/năm.

+ Giai đoạn dậy thì (đối với bé gái từ 12- 13 tuổi, đối với bé trai từ 15-16 tuổi): tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm lại, tăng khoảng 1-2 cm/năm.

Cách đo chiều cao cân nặng của trẻ

Bảng chiều cao của trẻ chỉ phản ánh mức chiều cao cân năng chung cho các trẻ nhưng mỗi trẻ sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khác nhau cũng sự khác nhau về chiều cao và cân nặng. Để biết chính xác chiều cao và cân nặng của con đã đạt chuẩn hay chưa, có bắt kịp tốc độ tăng trưởng so với bạn bè cùng trang lứa hay không, bố mẹ cần nắm rõ cách đo chiều cao của trẻ, từ đó xác định được chiều cao cân nặng của con mình và đem so sánh với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ.

Cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Cố định thước đo chiều cao của trẻ vào tường hoặc dùng thước dời. Đặt thước vuông góc với sàn nhà đồng thời vạch số 0 của thước cũng phải sát với sàn nhà.

Bước 2: Để trẻ đi chân không, tư thế đứng thẳng, quay lưng vào tường. Đầu, vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường, mắt nhìn theo hướng phía trước và hai tay xuôi theo thân.

Bước 3: Lấy một chiếc bảng gỗ, áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo. Quan sát vị trí mà thước gỗ chỉ trên thước đo để biết chính xác chiều cao của trẻ.

Cách đo cân nặng của trẻ

Cho trẻ đứng hoặc nằm lên cân (đối với trẻ sơ sinh). Để có cân nặng chính xác của trẻ bạn lấy số cân ghi nhận được bảng đo lường của cân trừ đi lượng quần áo mà trẻ mặc. Đối với trẻ sơ sinh thì bố mẹ trừ đi khoảng 200- 400g, đối với trẻ lớn hơn thì bố mẹ căn cứ vào mùa và số lượng quần áo trẻ mặc để trừ đi.

Cách tính chiều cao cân nặng của trẻ

Trong trường hợp chưa kịp so sánh với bảng chiều cao cân nặng chi tiết, bố mẹ có thể nhấm tính chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo công thức chung như sau:

Cách tính chiều cao: X= 75 + 5*(N-1)

Trong đó: N là số tuổi của trẻ. Chẳng hạn như bé 4 tuổi sẽ đạt được chiều cao X= 75 + 5*(4-1)= 90cm trong điều kiện phát triển bình thường.

Cách tính cân nặng cho bé gái: X = 9kg + 2*(N-1)

Trong đó: 9kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi, 2 là số cân nặng tăng trung bình trong 1 năm, N là số tuổi. Chẳng hạn như bé gái 4 tuổi sẽ đạt cân nặng X= 15kg trong điều kiện phát triển bình thường.

Cách tính cân nặng cho bé trai: X = 9,5kg + 2*(N-1)

Trong đó: 9,5kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi, 2 là số cân nặng tăng trung bình trong 1 năm, N là số tuổi. Chẳng hạn như bé trai 4 tuổi sẽ đạt cân nặng X= 15,5kg trong điều kiện phát triển bình thường.

Bảng chiều cao của trẻ

Cách đo chiều cao cho trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái từ 0-12 tuổi theo tiêu chuẩn của WHO

SD là viết tắt của từ standard deviation (sự lệch chuẩn). Và theo quy nước của WHO (-) SD là lệch chuẩn dạng thiếu cân, M là đạt chuẩn và (-)(+) là lệch chuẩn dạng thừa cân.

Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến + 1SD vẫn được coi là khoảng phát triển bình thường, >+ 2SD là biểu hiện cho nguy cơ trẻ thiếu hoặc thừa cân.

Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Di truyền

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa trong cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng có tác động không nhỏ đến khả năng phát triển của trẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng chiều cao của trẻ chỉ thừa hưởng từ di truyền khoảng 23% mà thôi.

Dinh dưỡng

Ngoài yếu tố di truyền thì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng không kém vào quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Cũng chính vì thế mà trẻ suy dinh dưỡng thường kèm theo sự chậm phát triển về thể chất. Chế độ dinh dưỡng không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì (giai đoạn ghi nhận sự phát triển vượt bậc về chiều cao).

Chỉ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, trẻ hoàn toàn có thể bắt kịp tốc độ phát triển so với bạn bạn bè cùng trang lứa dù trước đó trẻ có bị tụt lại, chậm phát triển. Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, theo các chuyên gia, các yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Chế độ luyện tập thể dục thể thao

Như mình đã nói rất nhiều ở những bài viết lần trước, chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Một chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp không chỉ thúc đẩy quá trình phát triển hệ xương của trẻ, giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu mà còn giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch ở trẻ.

Chế độ nghỉ ngơi

Việc trẻ thức khuya, ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ không tốt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Một giấc ngủ sâu và đủ sẽ giúp tăng cường mật độ xương, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Bên cạnh đó, ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tật, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ dễ tăng cân hơn.

Các bệnh lý mạn tính

Việc mắc các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được cho là tác nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm trong giai đoạn từ 8-19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn so với trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi.

Trong mỗi giai đoạn sẽ có những cột mốc khác nhau đánh dấu sự phát triển của con. Mong rằng với những chia sẻ về cách đo chiều cao của trẻ, bảng chiều cao của trẻ trong bài viết hôm nay, bố mẹ hiểu sẽ có cái nhìn rõ hơn về các chỉ số chiều cao cân nặng của con trong từng giai đoạn phát triển. Theo dõi và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên hành trình phát triển của con, từ đó có biện pháp điều chỉnh, tạo điều kiện phát triển tối ưu nhất cho con.