Cách chăm cây khế mới trồng

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Mới Bứng Tỉ Lệ Sống 99%

--- Bài mới hơn ---

  • 4 Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Đem Lại Năng Suất Cao
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mận Đạt Năng Suất Cao
  • Hướng Dẫn Cắt Tỉa, Tạo Tán Cây Na
  • Quy Trình Chăm Sóc Cây Ớt
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Roi Đỏ Thái Lan
  • Cách bứng cây khế.

    Khế là loại cây ăn trái mọc tự nhiên rất nhiều và cũng được con người trồng. Nhưng do nhu cầu thị hiếu chơi cây khế mà người ta phải bứng chuyển cây từ nơi này sang nơi khác, từ khu rừng sang vườn nhà hay mua từ nhà người này về trồng trong vườn người khác.

    Xem hướng đứng của cây

    Việc này có nhiều người không quan tâm lắm nhưng cũng có nhiều người kỹ tính lại rất hay chú ý đến. Xem hướng cây mọc có nghĩa là bạn để ý đến các nhánh các cành lớn của cây, cành nào mọc hướng Đông, cành nào mọc hướng Tây để khi về trồng lại thì bạn nên đặt vị trí cành theo đúng hướng đó.

    Theo quan điểm khoa học rằng thì cành cây tại hướng nào thì sẽ chịu đựng thích nghi với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp từ hướng đó, chính vì thế bạn đặt nhánh cây nhầm hướng sẽ đảo lộn từ trường hiện có trong thân cây sẽ làm cho nhánh cây khó sống hơn.

    Cắt tỉa cành lá.

    Đây là khâu rất quan trọng trong việc bứng cây, chính những cành lá sum suê gây khó khăn cho việc đào bứng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc sống chết của cây khế sau khi trồng lại.

    Bạn nên cẩn thận chọn những cành bị sâu bị héo thì cắt bỏ, cành nhỏ vệ tinh xung quanh cành chính cũng nên cắt bỏ đi, đến cành chính bạn cần phải cắt bỏ ngang phần trên, đoạn cắt bỏ đi tùy vào bạn chọn thế dáng của cây mà cắt.

    Tỉa lá cũng là việc cần làm trong khâu bứng cây khế, bạn nên dùng kéo cắt tỉa đi 90 % lượng lá khế, cắt hoàn toàn các lá, các đọt non bỏ đi vì chính lá là nơi gây ra thoát nước trong thân cây, làm cho cây mất nước nhanh khi trồng và cắt lá sẽ làm cho cây gọn gàng, nhẹ hơn khi duy chuyển.

    Tạo bầu đất để bứng

    Để cho cây khế sau bứng có tỷ lệ sống cao thì khi bứng bạn phải đào luôn cả bầu đất xung quanh gốc cây. Thứ nhất việc này sẽ giúp cho các rễ cây xung quanh gốc không bị tác động, không bị đứt nhiều nên có thể hút nước bình thường để nuôi cây.

    Thứ hai thì bầu đất sẽ giúp cho cây khế dần dần thích nghi với môi trường thổ nhưỡng tại điểm trồng mới, không bị thay đổi thổ nhưỡng đột ngột ví dụ từ chổ đất phèn sang chổ đất có PH cao hơn mà nếu không có bầu đất cũ sẽ làm cây dễ chết hơn.

    Bạn cần tính toán hợp lý cho việc chọn đường kính của bầu đất xung quanh gốc khế cần đào, nếu gốc cây có đường kính ( theo dân chơi cây cảnh gọi là Hoành) lớn thì nên bứng bầu đất lớn. ví dụ cây khế có hoành là 70mm thì bầu đất bạn bứng theo phải có đường kính ít nhất là 50 cm.

    Sau khi xác định đường kính bầu đất tương xứng với gốc cây khế cần bứng thì bạn dùng các vật dụng như cuốc, xẻn, xà ben để đào vòng tròn bầu xung quanh gốc cây rồi dùng bao tải, dây thừng để ràng bầu đất với gốc cây lại sẽ giúp cho cố định đất trong bầu với gốc cây.

    Cắt rể cây

    Đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc bứng cây khế, bạn xác định được đường kính bầu đất và sau khi đào vòng tròn xung quanh gốc thì bạn dùng dao, kéo để cắt các rễ xung quanh theo hình của bầu đất và cắt luôn rễ cọc để lấy cây khế và bầu lên.

    Kỹ thuật trồng cây khế mới bứng

    Chọn đất trồng

    Khế là loại cây dễ thích nghi với hầu hết các loại đất từ chua đến mặn nhưng việc chọn đất để trồng cây khế mới bứng cũng không hề dễ, bạn cần chọn đất ưu tiên đầu tiên là phải tơi xốp để cho cây dễ phát triển bộ rễ mới và dễ thoát nước.

    Chọn hướng trồng

    Nói chọn hướng trồng thì các bạn nghỉ là phức tạp nhưng nếu như phân tích ở trên thì bạn nào kỹ tính đã xem hướng bứng các cành cây nằm ở hướng nào thì khi trồng bạn lại xem và nhớ đặt cây sao cho các cành cây nằm đúng theo hướng cũ của nó.

    Nếu cành lúc trước nằm ở hướng Đông, hướng chịu ánh sáng nhẹ dịu dần rồi mới đến gay gắt đã quen rồi nhưng giờ bạn lại đặt cho nó nằm hướng Tây, cái hướng mà ánh sáng chiếu rọi gay gắt đến chiều thì sẽ làm cho cành cây này khó thích nghi hơn và dễ bị khô chết hơn so với việc đặt đúng hướng Đông như ban đầu của nó.

    Xử lý cây

    Sau khi được vận chuyển đến nơi cần trồng thì thường cây khế hay bị trầy xướt ở thân cây, chính các vết trầy xướt này sẽ làm cho cây dễ bị mục nát và sâu bệnh nên khó sống. Bạn nên kiểm tra thật kỹ các vết xướt đó và dùng loại thuốc liền sẹo cho cây để bôi vào các vị trí đó.

    Tưới thuốc kích rể cho cây sau khi được trồng. Cũng giống như thuốc liền sẹo cho cây, bạn có thể dùng hoặc không nhưng việc dùng kích rễ sẽ giúp cây nhanh chóng mọc ra các rễ mới để duy trì sự sống nhanh hơn việc không dùng thuốc kích rễ.

    Bạn pha thuốc kích rễ theo tỷ lệ đã được hướng dẫn trên lọ thuốc và tưới vào gốc cây ngay sau trồng, điều này tác động đến các rễ li ti nằm xung quanh rễ chính trong bầu đất cũ, loại rễ nhỏ này giúp hút nước cho cây nhanh chóng hơn.

    Cố định cây

    Sau khi được trồng thì bạn nên rào chắn xung quanh thân cây và gốc cây nhằm không cho tác động nào bên ngoài gây xiêu vẹo, lung lay cây.

    Bạn có thể dùng thanh gỗ hay sắt cắm xung quanh gốc cây rồi dùng dây buộc các cành cây vào đó nhằm hạn chế gió lung lay. Vì lúc này bộ rễ cây chưa phát triển chưa bám vào đất được nên cây dễ ngã.

    Kỹ thuật chăm sóc cây khế sau bứng

    Chú ý lượng nước tưới

    Tưới nước cho cây khế ngay sau khi bứng là điều vô cùng cần thiết bởi vì như chúng ta đã biết thì tất các các loài thực vật nào trên trái đất này sống àm không cần nguồn nước đâu. Nhưng vấn đề ở đây là cây khế mới trồng thì ta tưới như thế nào là hợp lý.

    Bạn tuyệt đối không nên tưới ngập nước gốc cây, hay tưới quá nhiều gây thừa nước ngập úng mà bạn cần phải tưới lượng nước vừa phải vừa đủ để các rễ cây có thể hút nước nuôi cây là được, nên tưới ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối là tốt nhất.

    Chú ý che nắng

    Nắng gắt trực tiếp sẽ làm cho thân cây bị khô, có những cành nhỏ có thể bị héo ngay khi thiếu nước nên sau khi trồng xong bạn lợi dụng các thanh rào che chắn cố định cây đã làm để treo thêm tấm lưới chắn bớt nắng.

    Chú ý không nên dùng các vải bao ni long hay những thứ không thể giải nhiệt sẽ gây hỏng cây mà bạn nên dùng lưới vừa giảm bớt ánh nắng trực tiếp vừa thông thoáng giúp cây dễ quang hợp hơn.

    Vun đất gốc cây

    Vun gốc cây khế sau trồng sẽ giúp cho việc giữa ẩm gốc và thoát nước tốt hơn. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng các lá khô hay rơm rạ để che xung quanh gốc cây một lớp mỏng vừa đủ kín đất là được. Chính việc làm này còn giúp cho cỏ dại xung quanh gốc không thể mọc lên nữa, đúng là một công đôi ba việc là đây.

    Không nên bón phân liền sau trồng.

    Ngay đến phân hữu cơ, phân chuồng bạn cũng nên hạn chế tối đa nhất và tốt hơn hết là bạn không nên bón ngay lúc trồng cây mà chờ một thời gian sau khi cây khế đã sống và phát triển được thì bạn xới đất xung quanh gốc cây và bón vào là hợp lý nhất.

    .

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dừa Xiêm Lùn
  • Cách Chăm Sóc Cây Kim Phát Tài
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Đào Bích
  • Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Anh Đào
  • Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế

    --- Bài mới hơn ---

  • Tông Ngã Me Kiểng Giá Trăm Triệu, Tài Xế Được thông Cảm Bồi Thường 10 Triệu
  • Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước
  • 9 Bài Thuyết Minh Về Cây Lúa Nước Việt Nam
  • Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Nghệ
  • Cách Chăm Sóc Cây Roi Đỏ Mang Lại Mùa Màng Bội Thu % Rất Tiện Lợi
  • Loại đất phù hợp cho cây khế là nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ cây Khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Cây Khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới. Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22 đến 25oC, quả chín đẹp mã và vị thơm ngon, cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất. Cây Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, cho nên trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.

    So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây Khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo tạo ra hạt bị phân ly, sau đó trồng lên cây khác với cây khế mẹ về nhiều phương diện. Vườn ươm cây khế con cần được căm sóc chu đáo, giữ luôn đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.

    Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn

    Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

    Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

    Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

    Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

    Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế

    Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

    Thu hoạch quả khế:

    Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Chăm Sóc Cây Hoa Súng
  • Hướng Dẫn Cách Gieo Trồng Dưa Lưới Đúng Kỹ Thuật
  • Cây Đào Tiên Và Cách Chăm Sóc Tốt.
  • Gặp Sư Thầy Đang Chăm Sóc Cây, Phật Tử Được Chỉ Cho 4 Việc Cần Áp Dụng Để Nuôi Dạy Con Cái Nên Người: Bậc Cha Mẹ Nên Biết!
  • Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngọc Lan
  • Cách Chăm Sóc Cây Khế Chua

    --- Bài mới hơn ---

  • Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
  • # 1 Chăm Sóc Lan Trúc Phật Bà
  • Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lúa
  • Cây Bạch Mai, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
  • Chăm Sóc Mai Trắng (Bạch Mai) Nở Hoa
  • Cây Khế Chua dễ trồng, dễ chăm sóc nhu cầu nước trung bình và không tốn nhiều phân bón. Tuy nhiên, muốn cây nhanh cho trái và trái nhiều cần chú ý chăm sóc thường xuyên và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc Cây Khế Chua đơn giản.

    Cách chăm sóc Cây Khế Chua

    Giai đoạn mới trồng cây con còn yếu, Bạn cần chú ý chăm sóc để giúp cây con nhanh thích nghi và bén rễ phát triển.

    Khi trồng cây được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế Sau đó cứ khoảng 1 2 tháng tiến hành bón 1 đợt. Mỗi đợt bón phân tiến hành làm cỏ và vun xới gốc.

    Giai đoạn mới trồng Cây Khế Chua

    Tưới nước là công việc không thể thiếu ngay sau khi trồng Cây Khế Chua. Bạn cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Đặc biệt, cần chú ý tưới đủ nước khi trái đang lớn và lúc sắp chín.

    Giai đoạn từ một năm tuổi trở lên

    Giai đoạn này cây đã cứng cáp, Bạn cần chú ý việc cắt tỉa tạo hình cho cây. Khi cây cao độ 80cm đến 1m, cần loại bỏ những cành tăm, khuất tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cành ngọn và những cành lộ sáng. Vì Cành Khế giòn, dễ gãy bạn cần lấy cọc chống đỡ cho cành, nhất là thời kỳ cây bắt đầu cho trái.

    Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

    Giai đoạn Cây Khế Chua từ một năm tuổi trở lên

    Bón phân: Trong 3 năm đầu, mỗi năm cần bón thúc cho khế 200gr đến 400gr NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có). Sau 3 năm đó, cây cho thu quả, sau mỗi năm thu quả xong bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

    Phòng trừ sâu bệnh: Hàng năm, vào mùa khô, dùng nước vôi bão hòa quét vào gốc cây để bảo vệ cây, ngăn ngừa các loài Sâu Đục Vỏ, Đục Thân xâm nhập gây hại. Vệ sinh vườn sạch sẽ, quét dọn lá rụng, trái rụng đưa ra khỏi vườn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Trồng Chăm Sóc Khế Chua
  • Một Số Lưu Ý Khi Chăm Sóc Hoa Phong Lan
  • Kĩ Thuật Chăm Sóc Hoa Phong Lan
  • Hoa Phong Lan Đà Nẵng
  • Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Hoa Phong Lan
  • Cách Trồng Chăm Sóc Khế Chua

    --- Bài mới hơn ---

  • Cách Chăm Sóc Cây Khế Chua
  • Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lộc Vừng
  • # 1 Chăm Sóc Lan Trúc Phật Bà
  • Quy Trình Bón Phân Cho Cây Lúa
  • Cây Bạch Mai, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
  • Cách trồng chăm sóc khế chua

    Công dụng của cây khế chua

    Theo đông y khế chua là một nguyên liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh mà các giống khế ngọt không làm được điều này.

    Vỏ và rễ khế chua thái nhỏ sao vàng kết hợp với vỏ quýt lâu năm sắc uống giúp trị ho gà khá hiệu quả. Lá khế sắc uống có thể trị hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ra tắm lá khế còn giúp trị rôm sẩy khá tốt. Bên cạnh đó khế chua còn được dùng nấu canh chua, làm mứt, ngâm rượu vv. Một loại quả rất nhiều công dụng thân kì.

    Cây khế chua giống: Khế chua được nhân giống bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép chồi. Cây ghép sẽ mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ nên sinh trưởng và phát triển tốt nếu như cây mẹ cũng khỏe mạnh.

    Thời vụ trồng khế chua: Tại miền Bắc khế chua thường được trồng vào vụ xuân khoảng tháng 2-3. Bạn cũng có thể trồng khế chua vào tháng 8-10 hàng năm cũng cho sai quả và chất lượng tốt. Khoảng cách trồng nên cách nhau từ 4-5m và có thể trồng lẫn những loại cây khác cho thu hoạch sớm hơn khế.

    Tiêu chuẩn đất và làm hố trồng khế: Đất trồng khế chua không cầu kì về loại đât. Chỉ cần tơi xốp thoát nước tốt và đất được cày bừa kĩ càng là được. Bạn cần nhặt sạch cỏ dại cho đất trước khi trồng. Nếu trồng ở nwoi trũng thấp thì nên lên luống cho cây. Đào hố với kich thước 0,6×0,5×0,5m. Bón lót vào đó một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 20kg + 1kg phân Super Lân và +1kg vôi bột. Trộn đều với đất rồi lấp đất lại trên hố trồng.

    Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Chua: Khi trồng cây cần chú ý trồng vào buổi sớm khi trời mát tránh trồng buổi trưa trời nóng cây dễ sốc nhiệt. Sau khi trồng cây giống vào hố trồng bạn có thể cắm cọc để cố định cây khỏi đổ. Sau khi trồng cần tưới nước ngay giữ ẩm cho đất độ ẩm khoảng 80%. Sau khi trồng cây có độ cao khoảng 1m bạn tiến hành cắt tỉa cây và tạo tán. Lọai bỏ những cành già khô héo sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại khỏe hơn. Chú ý tỉa cành đều loại bỏ những cành quá rậm rạp. Khế là loại cây thân khá giòn nên bạn cần cắm cọc cho cây khỏi gẫy trong thời kì thu hoạch trái.

    Cách chăm sóc cây khế chua

    Tưới nước: Khế chua nói riêng và các loại khế khác nói chung cần phải cung cấp đủ nước cho cây khi mới trồng. Vào mùa khô lượng nước này cần phải tăng lên và trong thời kì trái đang lớn cũng cần khá nhiều nước. Khi trồng cần phòng trừ cỏ dại bằng việc cắt tỉa và vun xới đất thường xuyên. Nên phủ gốc khế bằng rơm rạ hoặc cây phân xanh.

    Bón phân cho cây

    Để cây khế chua cho ra nhiều trái và chất lượng quả tốt nhất đòi hỏi bạn cần bón phân định kì cho cây. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

    Trong 3 năm đầu: Đây là thời kì sinh trưởng nhất của cây. Định kì bạn bón thúc cho cây với hàm lượng phân bón gồm : 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.

    Những năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên lượng phân bón mỗi năm cần tăng khoảng 15%. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

    Phòng trừ sâu bệnh hại: Nhìn chung cây khế ít sâu bệnh hại nên bạn chỉ cần chăm chỉ bắt sâu bằng tay và vệ sinh vườn sạch sẽ đồng thời nguồn nước tưới không bị ô nhiễm thì sẽ tránh được nhiều dịch bệnh hại cây.

    Thu hoạch quả khế chua: Khế chua thường thu hoạch sau 3 tháng kể từ khi ra hoa. Khi chín quả khế sẽ có kích thước to và chuyển sang màu hơi vàng. Chú ý bạn không nên thu hoạch khi khế chua còn xanh vì khế không chín thêm khi thu hoạch. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Một Số Lưu Ý Khi Chăm Sóc Hoa Phong Lan
  • Kĩ Thuật Chăm Sóc Hoa Phong Lan
  • Hoa Phong Lan Đà Nẵng
  • Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cây Hoa Phong Lan
  • Chăm Sóc Cây Thu Hải Đường Đúng Cách Giúp Hoa Nở Lâu Tàn
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế

    --- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lúa Giai Đoạn Đòng Trổ
  • Quy Trình Gieo Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc
  • Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc Cây Mai Bị Suy Yếu
  • Khế là một cây thân gỗ cao khoảng 4 6 m, có nhiều cành nhỏ lòa xòa. Lá mọc so le, kép lông chim, thường có 7 9 chét. Đọt khi mới nhú có màu hồng, phủ một lớp lông tơ màu nâu bạc. Khi già chuyển sang màu xanh. Chồi cây ra tập trung nhất là vào tháng 4.

    Ở miền Bắc, vụ xuân là tốt nhất (tháng 2-3) và có thể là vụ thu (tháng 8-10). Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn

    Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

    Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

    Với cây lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần. Phòng trừ sâu bệnh: Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non. Thu hoạch: Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

    Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

    Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

    Chúc bà con thành công!

    Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

    Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

    Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: TT Trâu Quỳ Gia Lâm Hà Nội

    HOTLINE 0432161283/ 0942760699

    Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

    CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Tốt Nhất
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gấc
  • Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Dâu Tây Tại Miền Bắc
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bầu Nhiều Quả
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Khế Ngọt

    --- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Lúa Nước
  • Kỹ Thuật Trồng Cây Mít Thái (Siêu Sớm)
  • Tài Liệu Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mít Nghệ Docx
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Măng Tây Xanh Ứng Dụng Công Nghệ Nano Tiên Tiến
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Măng Tây
  • Kỹ thuật chăm sóc Cây Khế Ngọt khá đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc. Bạn chỉ cần cung cấp đủ nước, làm sạch cỏ, bón phân và đặc biệt tỉa cành tạo tán để giúp cây thông thoáng, hạn chế sâu bệnh cho cây. Cây Khế Ngọt thường sau 12 tháng trồng sẽ bắt đầu cho trái bói, mùa ra hoa rơi vào tháng 6 hàng năm và cho thu hoạch quả chín vào tháng 10, 11 hàng năm.

    Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc, dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc. Đặc biệt, bạn cần cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

    Làm cỏ và phòng trừ cỏ dại: Bạn có thể phủ gốc cây bằng cỏ, rác, cây phân xanh để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

    Cây Khế Ngọt phát triển nhanh, bạn cần chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính vì có thể làm nứt vỏ.

    Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng, bạn cần bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

    Bạn cần chú ý nếu gần V ườn Khế Ngọt có những Cây Khế Chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho Quả Khế Ngọt giảm chất lượng.

    Bón phân cho Cây Khế Ngọt

    Giai đoạn 3 năm đầu: Mỗi năm cần bón thúc cho Khế 200 đến 400g NPK tổng hợp mỗi cây cùng với 5kg tro (nếu có).

    Giai đoạn từ sau 3 năm trở đi: Bạn bón cho một cây 15 đến 20kg phân chuồng tốt hoai mục + 2kg vôi bột, 3 đến 4kg NPK, riêng lượng NPK nên chia ra 3 đến 4 lần cho một năm.

    Đặc biệt chú ý, với những Cây Khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm, cách nhau 3-4 tháng bón một lần. Trong thời gian cây Khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả.

    Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian để lại thì nếu chôn xác súc vật dưới tán Cây Khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dưa Gang Trên Sân Thượng
  • Phương Pháp Trồng Đu Đủ Nghiêng Cho Năng Suất Vượt Trội
  • Qui Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Đào
  • Kỹ Thuật Trồng Cây Đào Tiên
  • Kỹ Thuật Trồng Cam Sành Đơn Giản
  • Chăm Sóc Cây Khế Cảnh Bán Tết

    --- Bài mới hơn ---

  • Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Mèo Trong Nước
  • Cây Lưỡi Mèo Phong Thủy
  • Cách Chăm Sóc Cây Ngọc Lan
  • Cây Ngọc Lan Cổ Thụ Trồng Công Trình Đô Thị.
  • Cách Chăm Sóc Cây Phật Thủ Bonsai Ra Hoa Đúng Dịp Tết
  • Chăm sóc cây khế cảnh bán tết

    Chăm sóc cây khế cảnh bán tết

    BT- Còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2021, thời điểm này, tại các nơi trồng cây cảnh trên địa bàn thành phố Phan Thiết đang tất bật chăm bón, tỉa cành, tạo thế để kịp phục vụ khách hàng chơi cây cảnh trong dịp tết.

    Tại Tổ sản xuất hoa, cây cảnh của Hội Nông dân thành phố Phan Thiết vào những ngày đầu tháng 11, những thành viên của tổ đang tất bật chăm sóc cho các loại hoa, cây cảnh để chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán 2021. Đặc biệt là những cây khế cảnh với những cành, tán lá đẹp đang được các thành viên chăm sóc kỹ lưỡng. Sở dĩ, nhiều người thích lựa chọn cây khế cảnh để trưng trong những ngày tết cùng với mai, tắc, hoa hồng vì từ xưa đến nay, khế là loài cây gắn liền với đời sống dân dã của con người. Nó cũng là hình ảnh thân thuộc trong những câu văn, lời thơ Quê hương là chùm khế ngọt/Cho con trèo hái mỗi ngày đã đi vào tâm trí bao thế hệ. Do đó đối với người Việt Nam, ngoài việc làm cây cảnh, cây khế còn có ý nghĩa nhắc nhở cháu con dù đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình.

    Theo ông Nguyễn Thành, thành viên của Tổ sản xuất hoa, cây cảnh của Hội Nông dân thành phố Phan Thiết, cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có tên khoa học là Averrhoa carambolaL, thuộc họ Chua me đất -xalidaceae được trồng nhiều ở các vùng nhiệt đới như Srilanka trải dài đến các vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam khế được trồng từ miền Bắc cho đến miền Nam. Cây khế cảnh thích hợp làm cảnh ở sân nhà, sân vườn, tuy khá cầu kỳ trong việc chăm sóc, đòi hỏi người trồng có niềm đam mê, sự cần mẫn trong việc cắt tỉa để cây luôn khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm nhưng lại tạo sự ấn tượng và mang lại lợi ích kinh tế cao. Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Cây khế bản chất không chịu được ngập úng và đặc biệt ưa loại đất xốp, nhiều mùn và dễ tiêu thoát nước. Khế cảnh có khả năng thích nghi rất tốt với nhiều điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau. Để có những cây khế cảnh đẹp, kịp phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán, từ tháng 10, các thành viên trong tổ đã bắt đầu thay đất với hỗn hợp xơ dừa, phân bò, tro, trấu và trước tết khoảng 1 tháng sẽ cắt tỉa cành, lá và uốn tạo dáng cho cây. Những cây khế cảnh dáng bonsai khoảng hơn 1 năm tuổi với kích thước nhỏ tới trung bình có giá dao động từ 1.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, tùy vào kiểu dáng của tán lá và gốc cây.

    Ngoài tác dụng làm cây cảnh, quả khế còn được dùng nhiều trong các món ăn dân dã hàng ngày. Và ngoài quả, mỗi bộ phận trên cây khế như hoa, lá, rễ còn là những vị thuốc dân gian chữa bệnh trong đông y. Lá khế có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa lở sơn, dị ứng, mề đay, cảm nắng, sốt, ho, sổ mũi, mụn nhọt. Hoa khế có tác dụng giải độc thuốc phiện, lở ngứa, sốt rét, thận hư. Rễ cây khế trị khớp xương đau nhức, đau đầu. Vỏ thân, vỏ rễ chữa viêm dạ dày, viêm ruột

    --- Bài cũ hơn ---

  • Tổng Hợp Thông Tin, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Kim Quýt
  • Cách Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Leo Đơn Giản Tại Nhà
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Hồng Leo Tường Vy
  • Cách Chăm Sóc Cây Hoa Nhài Cho Cây Luôn Xanh Tốt, Ra Hoa Quanh Năm
  • Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Nhài Đơn Giản
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Bonsai

    --- Bài mới hơn ---

  • Cây Đa Búp Đỏ Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
  • Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Đa Búp Đỏ Trồng Trong Nhà Đúng Cách
  • Cây Đa Búp Đỏ Cây Cảnh Truyền Thống Của Người Việt
  • Cây Đa Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Đa
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rau Xà Lách Hữu Cơ
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khế bonsai

    Trong dân gian, khế đã là một loài cây gắn liền với đời sống dân dã của người dân Việt Nam, nó luôn tồn đọng trong tâm trí của bao thế hệ. Ngoài việc được trồng làm cảnh, nó còn có ý nghĩa nhắc nhở con cháu cho dù có đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, về cội nguồn của mình. Còn đối với những người kỹ tính, trồng cây khế trong nhà thờ họ, tượng trưng cho sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vương cho cả gia tộc mình.

    Cây khế có tên khoa học là Averrhoa carambolaL, thuộc họ Oxalidaceae, có tên gọi khác là Ngũ Liêm Tử, xuất xứ từ vùng Sri Lanka.

    Đặc điểm hình thái của cây khế:

    Thân ngắn, có tán nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và đạt chiều cao 6 9m.

    Lá khế sớm rụng, sắp xếp xoắn, mọc xen kẽ, kép lông chim lẻ, dài 15 20cm, với 5 11 lá chét gần như mọc đối, hình trứng hay trứng thuôn dài 4 9cm, các lá mềm, màu xanh trung bình, trơn mặt trên, lông mịn và trắng ở mặt dưới. Lá chét rất nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng gập lại vào ban đêm hoặc khi cây bị lắc đột ngột.

    Cây có hoa mọc cụm, có cuống màu đỏ, màu hoa cà, sọc tím, hoa phủ lông tơ, rộng khoảng 6mm, được mọc ra trên các cành cây ở nách lá.

    Qủa khế có hình thuôn, theo chiều dọc chia 5 6 góc, dài 6,5 15cm, rộng 9cm, vỏ mỏng màu cam vàng. Qủa ngon ngọt, giòn, thịt màu vàng khi chín. Lát cắt quả hình ngôi sao trông rất đẹp mắt. Qủa có hạt màu nâu, dài 6 12mm hoặc không có gì cả.

    Kỹ thuật trồng cây khế bonsai:

    Chọn thời vụ thích hợp: thời điểm thích hợp nhất là vào vụ xuân hoặc thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ sẽ làm cho cây ra hoa vào thời tiết ấm và khô, tỉ lệ quả cũng vì thế mà tăng lên, quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

    Đất trồng cây: cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất trồng cây phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây cần nhiều nước ở giai đoạn ra quả, nếu không quả sẽ bị rụng.

    Nhiệt độ trồng cây: Cây có thể chịu được điều kiện thời tiết khác nhau, có thể chịu được rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng. Thích hợp nhất là từ 22 25 độ C.

    Kỹ thuật trồng cây khế: Phương pháp hay dùng nhất chính là ghép mắt, ghép áp, ghép cành. Phương pháp trồng bằng hạt tương ddooois dễ hơn, song cây lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định, vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo.

    Nếu theo cách gieo hạt, nên tiến hành nhân giống bằng cách lọc lấy hạt. bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15 20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5 7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.

    Cách chăm sóc cây: không nên tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Lượng nước phải vừa đủ, chỉ cần chú ý trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành, giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.

    Bón phân cũng không cần cầu kỳ, tuy nhiên bên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Và cũng nên cắt tỉa trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.

    Kỹ thuật uốn bonsai: Để một cây có thiết kế đẹp, cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.

    Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thanh và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh, rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây, bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm.

    LIÊN HỆ TƯ VẤN

    0946 49 54 45 0974 222 759 096 111 0546

    Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

    Chia sẻ:

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cây Lan Hạt Dưa Hay Còn Gọi Là Lan Đô La
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Để Có Một Giàn Đậu Đũa Tươi Tốt
  • Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Sâu Bệnh Của Mộc Qua Nhật Bản
  • Trung Tâm Ứng Dụng Chuyển Giao Khcn Thanh Hóa
  • Trồng Cây Trâm Ổi Hay Bị Héo Rũ? Nguyên Nhân Tại Sao?
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Tốt Nhất

    --- Bài mới hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Keo
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu
  • Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lúa Giai Đoạn Đòng Trổ
  • Quy Trình Gieo Trồng Và Chăm Sóc Cây Lạc
  • Cây Khế là cây thân gỗ nhỏ, có thể vươn tới 3 đến 7m, nhiều cành và phân cành thấp. Gỗ của cây Khế rất giòn, dễ gãy, vì vậy trong dân gian có câu hóc xương gà, sa cành khế. Cây khế được trồng bằng hạt hoặc ghép thì có rễ cọc ăn sâu tới 1,5m; các rễ chùm, rễ lông hút thì tập trung ở tầng đất mặt 30 đến 40cm.

    Cây khế ra lộc nhiều đợt trong năm, riêng ở miền Bắc có mùa đông lạnh kèm gió rét mưa phùn tuy khế phát lộc từ tháng 2-3, song đến tháng 4-5 lá non mới ra nhiều nhất. Sau khi lộc xuân ổn định, khế bắt đầu ra hoa thường từ tháng 6 và kéo dài tới cuối thu, tức tháng 10 -11. Trong khoảng thời gian này hoa khế nở thành nhiều đợt: hoa khế ra từng chùm 20 đến 30 hoa nhỏ, trên thân cành già và cả cành 1 tuổi; trong đó những quả ở cành ngang cây ngọn cong rủ xuống, thường có chất lượng cao hơn cả. Kinh nghiệm còn cho thấy cây Khế ra hoa đợt tháng 7 cho quả chín vào cuối thu thường có phẩm chất tốt nhất.

    Hoa cây Khế thuộc loại lưỡng tính, sau khi nở nếu gặp thời tiết ấm và khô thì có tỷ lệ đậu quả cao tới 50 đến 70% số hoa nở. Tuy vậy sau đó quả non lại rụng nhiều, có khi tới 75 đến 80% số quả, kể cả quả để lớn. Có thể trồng khế ở khắp các vùng miền nước ta, song chủ yếu là ở vùng thấp, đồng bằng. Tuy nhiên ở nơi cao 500m khế vẫn mọc như tại Đèo Khế ( Thái Nguyên).

    Cây Khế ngoài việc trồng phổ biến để thu hoạch quả, cây cảnh Bonsai còn được cung cấp, mua bán để trồng làm cây công trình, biệt thự sân vườn, khu sinh thái, Đô thị để làm bóng mát.

    Cách Trồng Cây Khế

    Loại đất phù hợp cho cây khế là nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ cây Khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Cây Khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới. Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22 đến 25oC, quả chín đẹp mã và vị thơm ngon, cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất. Cây Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, cho nên trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.

    Cho đến nay người ta vẫn trồng cây Khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép (ghép mắt, ghép áp, ghép cành) được áp dụng rộng rãi.

    So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây Khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo tạo ra hạt bị phân ly, sau đó trồng lên cây khác với cây khế mẹ về nhiều phương diện. Vườn ươm cây khế con cần được căm sóc chu đáo, giữ luôn đủ ẩm, chống nắng nóng. Hàng tháng cần tưới nước phân pha loãng khi cây đạt chiều cao 50 đến 60cm thì tỉa cành tạo hình để lại mỗi cây 2 đến 3 cành tỏa ra các phía, sau 1 đến 2 tháng đem trồng mới.

    Kích thước hố: 0,6×0,6×0,6m. Nếu đất xấu 1,0×1,0×0,8m. Khoảng cách cây 5x6m hoặc 5x5m. Khế ưa bóng râm nên có thể trồng xen trong vườn xoài, mít, nhãn

    Chọn đất ẩm, nhiều màu và nhiều bóng râm: Chú ý cắt tỉa sao cho có khung tán rộng, cành phân bố đều trong tán không cho nắng rọi vào thân chính. Khi cây lớn, cành quá dày thì nên tỉa bớt cho tán cây thông thoáng: Bỏ bớt cành già, cành mọc chen chúc, cành sâu bệnh, cành yếu Thời gian cắt tỉa thích hợp là vào sau vụ thu hoạch quả, trước lúc ra hoa.

    Cây khế to, thân dễ bị ánh nắng trực xạ làm nứt vỏ cho nên chú ý tạo tán đủ lá che phủ cho thân cây. Kinh nghiệm cho biết nêu chôn xác súc vật dưới tán cây khế cũng tạo cho chất lượng quả tốt hơn. Trong thời gian cây khế nuôi quả, không nên bón đạm mà nên bón K, tro bếp, vôi bột để cải thiện chất lượng quả. Nếu gần vườn khế ngọt có những cây khế chua thì có thể xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo làm cho quả khế ngọt giảm chất lượng.

    Mỗi năm sau đợt thu quả (cuối năm) bón cho mỗi gốc 20-30kg phân chuồng. Khi còn nhỏ bón cho mỗi cây 400-500g phân NPK (tỷ lệ là 10:12:7 hay 16:16:8). Cây bắt đầu cho quả có thể bón tăng thêm liều lượng 500-800g/cây (15:15:15). Chú ý tăng cường phân kali.

    Với cây khế lớn cho nhiều quả bón 3-4kg phân NPK hỗn hợp/cây, chia ra 3-4 lần trong năm. Cách nhau 3-4 tháng bón một lần.

    Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế

    Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

    Thu hoạch quả khế

    Sau khi ra hoa khoảng 100 ngày thì khế chín, tuỳ theo màu sắc quả biết được mức độ chín để thu hoạch cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Khế là loại không chín thêm sau khi thu hoạch, do vậy không nên hái xanh. Quả khế dễ giập chỉ nên thu hoạch bằng tay, nếu trên cao thì thu hoạch bằng sào có gắn rọ ở đầu để hái.

    Một số bài thuốc từ Cây khế

    Đau đầu lâu ngày không khỏi: Rễ khế 30-60 g, đậu phụ 120 g, hầm kỹ, uống nước thuốc và ăn đậu phụ, mỗi ngày 1 lần, mỗi liệu trình kéo dài 1 tuần.

    Ho do phong nhiệt, họng sưng đau: Khế tươi ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 quả liên tục trong 3-5 ngày, có tác dụng tiêu viêm và giảm đau khá tốt.

    Lở miệng: Khế tươi 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

    Lách to do sốt rét lâu ngày: Khế tươi rửa sạch cắt nhỏ, giã vắt lấy nước cốt, ngày uống 2 lần mỗi lần 100 ml.

    Sản hậu phù thũng: Lá khế 15 g, sắc nước uống.

    Sỏi tiết niệu: Khế tươi 3-5 quả, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc lấy nước, thêm mật ong vào uống, liên tục trong 3-4 tuần.

    Tiểu tiện nóng rít: Khế tươi 2-3 quả, cắt nhỏ, giã nát, hòa với nước lạnh, uống ngày 2-3 lần.

    Bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ cắt lấy 1/3 phía gần cuống, đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống khi còn nóng, đồng thời lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi, giã nát rịt vào rốn thì tiểu tiện sẽ thông.

    Khớp xương đau nhức: Rễ khế 150 g, rượu trắng 1 lít, ngâm rễ khế với rượu trong khoảng 10 ngày, mỗi lần uống 1 chén con.

    Sưng đau do ngã hoặc ung nhọt: Lá khế tươi giã nát, đắp vào chỗ đau, có tác dụng tiêu sưng, giảm đau và giải độc.

    Da mẩn ngứa, ngứa âm đạo: Đun nước lá khế ngâm và rửa, có tác dụng sát trùng và chống ngứa rất tốt.

    Giải độc thuốc phiện: Hoa khế 15 g sắc uống.

    Mua bán Cây Xanh, Cây Cảnh

    --- Bài cũ hơn ---

  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Gấc
  • Hướng Dẫn Chăm Sóc Cây Dâu Tây Tại Miền Bắc
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa
  • Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bầu Nhiều Quả
  • Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bầu
  • Kinh Nghiệm Trồng & Chăm Cây Khế, Kích Thích Khế Cho Trái Quanh Năm

    --- Bài mới hơn ---

  • Phân Bón Đầu Trâu Mặn
  • Phân Bón Đầu Trâu Mk 901
  • Phân Bón Đầu Trâu Npk 15
  • Phân Bón Đầu Trâu Kích Thích Ra Hoa Cho Lan Mk 701 Lọ 100G
  • Phân Bón Lá Cao Cấp Đầu Trâu Amica Axit Amin + B1
  • Cây Khế là loại cây hết sức thân thuộc với mỗi con người Việt Nam, bởi chúng gắn bó với ta từ rất lâu đời, dù bạn có đi xa đến đâu cũng luôn nhớ đến quê hương của mình Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày. Trong dân gian, cây khế là loài cây gắn liền với đời sống dân dã. Nó cũng là hình ảnh thân thuộc trong câu chuyện cổ tích đã đi vào tâm trí bao thế hệ ăn khế trả vàng

    Nguồn gốc Cây Khế:

    Tên thường gọi: Cây Khế, Khế Chua, Ngũ Liêm Tử,

    Tên tiếng Anh: Coromandel goose-berry

    Tên khoa học: Averrhoa carambolaL.

    Họ thực vật: Oxalidaceae (Chua me đất)

    Khế có nguồn gốc từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á. Cây Khế cũng được trồng tại Ghana, Brasil và Guyana. Tại Hoa Kỳ nó được trồng với quy mô thương mại tại miền nam Florida và Hawaii.

    Tại Việt Nam, khế được trồng rộng rãi khắp các vùng miền và thường phân khế thành 2 loại là khế chua và khế ngọt.

    Đặc điểm hình thái Cây Khế:

    Cây Khế là cây thân gỗ nhỏ, có thể vươn tới 3 đến 7m, nhiều cành và phân cành thấp. Gỗ của Cây Khế rất giòn, dễ gãy. Cây Khế được trồng bằng hạt hoặc ghép thì có rễ cọc ăn sâu tới 1,5m; các rễ chùm, rễ lông hút thì tập trung ở tầng đất mặt 30 đến 40cm.

    Cây Khế có lá kép dài đến 50 cm.

    Hoa khế màu tím, xuất hiện hoặc tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Hoa Cây Khế thuộc loại lưỡng tính, sau khi nở nếu gặp thời tiết ấm và khô thì có tỷ lệ đậu quả cao tới 50 đến 70% số hoa nở.

    Quả khế có 5 múi (cho nên lát cắt ngang của quả có hình ngôi sao). Quả khế giòn, có vị chua ngọt, hao hao giống vị của quả lê dứa. Có hai giống là khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng.

    Các hạt khế nhỏ, màu nâu.

    Loại đất phù hợp cho cây khế là nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp vì rễ khế dễ bị thối khi bị ngập úng. Độ pH của đất thích hợp là 5,5 đến 6,5. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới.

    Yếu tố nhiệt độ

    Cây khế chịu được biên độ nhiệt độ rộng. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Ở nhiệt độ 22 đến 25oC, quả chín đẹp mã và vị thơn ngon, cho nên lứa quả chín vào cuối thu là tốt nhất.

    Yếu tố nước

    Thời tiết khô hạn từ tháng 6 đến cuối năm sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây khế. Chính vì vậy, cần tưới nước thường xuyên cho chậu cảnhtrồng khế trong giai đoạn này. Một mẹo nhỏ để giữ ẩm cho cây khế của bạn là hãy đặt chậu cảnh dưới bóng râm của giàn dây leo hoặc những cây cảnh có tán rộng hơn. Như vậy, sẽ hạn chế được ánh nắng rọi trực tiếp vào cây khế, tránh làm hao hụt lượng nước.

    Tỉa cành và bón phân khoa học

    Cây Khế là loại cây ưa phân bón hữu cơ. Phân chuồng, kali, tro bếp, vôi bột là những loại phân bón thích hợp cho khế. Cần sử dụng thêm phân bón tổng hợp và điều tiết trong từng giai đoạn phát triển của cây khế.

    Khi tỉa cành nên lưu ý tỉa cành đều các chi, nếu quấn kẻm mạnh và tỉa chi đó mà không hảm bớt các chi khác thì chất dinh dưỡng sẽ hút qua các chi mạnh gây nên chết hoặc suy yếu chi ta tỉa, trường hợp này áp dụng như cây sung.

    Yếu tố ánh sáng

    Khế không ưa ánh sáng chiếu thẳng, nhất là khế ngọt mà ưa bóng râm, cho nên trồng xen khế trong vườn có các cây cao, che bớt ánh nắng là rất tốt.

    Phòng trừ sâu bệnh cho cây khế

    Chưa có loại bệnh nấm, virus nào nguy hiểm đối với khế. Các loại sâu đáng chú ý là ruồi đục quả, sâu non thuộc bộ cánh phấn, đục vào quả và có thể ăn cả hoa và quả non.

    Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, làm mứt, nước quả, trái khế ngọt có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế giàu vitamin C (25 40 mg/100 g thịt quả), carotene (150 (g) và cho khoảng 25 35 calo/100 g phần ăn được. Để cây khế ra trái quanh năm, chúng ta có thể tham khảo cách làm sau :

    Khế ngọt từ 3 năm trở đi đã cho quả khá nhiều, đây là thời gian bắt đầu sử dụng các biện pháp tác động:

    Cắt tất cả các cành trên cây.Kích cây khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả

    Chon thời gian tác động:

    Sau khi thu hái hết lứa trái khế ngọt cuối cùng ta dọn vệ sinh quanh gốc, xới xáo nhổ cỏ đốn tỉa bỏ hết các cành con, cành còi cọc, cành mọc sát đất. Bón phân hồi sức cho cây bằng 10 15kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên

    Điều kiện thứ hai quyết định đến ra quả quanh năm của khế là cắt bỏ phần ngọn non của các cành khế đang phát triển chừng 20cm. Cắt bỏ tất cả các cành trên cây càng tốt. Làm như vậy khế ngọt bị đau tức sẽ ra nhiều lộc ở các kẽ lá và các chùm hoa nhỏ li ti cũng sẽ mọc ra để cho quả. Khi hoa đã ra ta tiếp tục thúc phân và tưới nước cho cây để nuôi quả.

    Chú ý: Đối với cây to cao, nhiều cành lá ta chỉ chọn bẻ những cành to thấp, những cành nhỏ hơn bỏ lại rồi lại bẻ cho đợt tiếp theo.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Bón Phân Cho Cây Nho
  • Phương Pháp Xử Lý Hoa Cho Nho Xanh Ra Nhiều Trái
  • Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Thúc Cho Cây Nho
  • Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Thanh Long Ra Trái, Đạt Năng Suất Cao
  • Phân Bón Lá Dinh Dưỡng Cho Cây Ăn Quả