Cách an trứng gà đúng cách

Nhiều người thường có sở thích ăn hoặc uống trứng gà sống. Đặc biệt, một số người còn thích ăn trứng gà tái (chưa chín tới) khi ăn cơm tấm hoặc đập trứng trực tiếp vào món mì, phở để ăn chung cho thêm phần ngon miệng. Vậy ăn trứng gà sống có tác dụng gì? Sở thích này có gây hại gì cho sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu!

Ăn trứng gà sống có tốt không? Giá trị dinh dưỡng của trứng

Một quả trứng gà lớn chứa 72 calo. Trong khi đó, hàm lượng chất béo là 4,75g (với 1,55g chất béo bão hòa). Trứng gà chỉ chứa một ít carbohydrate nhưng có hàm lượng protein cao với 6,28g mỗi khẩu phần, trong đó lòng trắng trứng có chứa lượng protein là 3,47g.

Ngoài ra, trứng gà còn có chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, iod, đồng, mangan và folate, selen. Chúng cũng là nguồn cung cấp hầu hết các vitamin A, B5, B12, D, E, K2. Theo trang World’s Healthiest Foods (Những thực phẩm lành mạnh nhất thế giới), lòng đỏ trứng gà là một nguồn cung cấp lecithin, choline lutein và zeaxanthin tốt cho sức khỏe của bạn.

Tác dụng của trứng gà đã được một số nghiên cứu chỉ ra là có lợi cho cholesterol máu, làm giảm cholesterol và giảm LDL-cholesterol (một loại cholesterol xấu). Choline trong trứng có thể cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ sơ sinh đang phát triển và có vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ, trong khi carotenoid lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ đôi mắt của bạn và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.

Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, việc ăn trứng gà sống có tác dụng gì không? Câu trả lời là bạn có thể bị nhiễm khuẩn salmonella. Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ không hoàn toàn hấp thụ được đầy đủ một số chất dinh dưỡng khi ăn trứng gà sống.

Tác động xấu của việc húp trứng gà sống

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến và quen thuộc với mọi người. Vậy nên ăn trứng gà bao nhiêu quả/tuần để đảm bảo sức khỏe và không bị “quá liều”.

Thành phần của trứng gà gồm có lòng đỏ và lòng trắng.

Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, trong 100 gam có protein 13,6 gam; lipid 29,8 gam; 134 mg canxi; sắt 7.0 mg; kẽm 3.7 mg; folat 146 μmg; vitamin A 960 μg; cholesterol 2000mg và có rất nhiều các vitamin và khoáng chất khác, cũng như acid béo không no một hay nhiều nối đôi. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có các acid amin hoàn thiện và tốt nhất cho sức khỏe, chủ yếu chất đạm ở trạng thái hoà tan.

Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam có 10,3 gam protein; canxi 19 mg. Chất đạm của lòng trắng chủ yếu là Albumin và cũng có thành phần các acid amin tương đối toàn diện.

Trứng gà có nguồn chất béo rất quý là Lecithin. Chất này có ít ở các thực phẩm khác và có nhiều trong trứng gà. Tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy Lecithin có tác dụng điều hoà lượng cholesterol, ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và đào thải ra khỏi cơ thể.

Cách an trứng gà đúng cách

Trứng gà cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng cho cơ thể

Trứng gà có chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg/100g), nhưng nhờ sự có mặt của Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hoà cholesterol.

Trứng gà cũng là nguồn vitamin và chất khoáng tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ot... Các vitamin như B1, B6, A, D, K thường tập trung đa phần ở lòng đỏ.

Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6).

Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin (vitamin B8), tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng của cơ thể.

Trứng gà mang nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng nổi trội của trứng gà đem lại cho sức khỏe.

  • Cung cấp dưỡng chất như Lecithin, đạm, vitamin,...
  • Tăng cholesterol HDL (High-Density Lipoprotein) là hiện tượng lipoprotein mật độ cao, là cholesterol “tốt”. Trong một nghiên cứu, ăn hai quả trứng mỗi ngày trong sáu tuần đã tăng mức HDL lên 10% có tác dụng tích cực cho sức khỏe.
  • Xây dựng màng tế bào khỏe mạnh
  • Trứng có nguồn choline tuyệt vời, một thành phần của Lecithin. Được sử dụng để xây dựng màng tế bào và có vai trò tạo ra các phân tử tín hiệu trong não, cùng với các chức năng khác.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ăn trứng mỗi ngày giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết. Ngoài ra, những người ăn trứng giảm được 28% nguy cơ tử vong vì loại đột quỵ này. Nhóm ăn trứng cũng giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Lutein và zeaxanthin có trong trứng là những chất chống oxy hóa có lợi ích lớn cho sức khỏe của mắt. Nếu tiêu thụ đủ lượng chất dinh dưỡng này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Cùng với đó, trứng cũng chứa nhiều vitamin A rất tốt cho sức khỏe của mắt.

Cách an trứng gà đúng cách

Trứng gà tốt cho sức khỏe của mắt

  • Tăng khối lượng cơ bắp, hạ huyết áp và tăng sức khỏe của xương

Trứng gà là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cùng với các axit amin thiết yếu. Protein là dưỡng chất tạo ra tất cả các loại mô và phân tử phục vụ cả mục đích cấu trúc và chức năng. Trứng cũng chứa tất cả các axit amin thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp, do vậy cơ thể bạn được trang bị tốt để sử dụng đầy đủ protein trong chúng. Cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể sẽ giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ bắp, hạ huyết áp và tối ưu hóa sức khỏe cho xương.

Kết hợp chế độ ăn ít calo và ăn trứng gà vào bữa sáng thì sẽ giúp quá trình giảm cân tăng hiệu quả lên gấp đôi. Ngoài ra, một bữa ăn sáng với trứng sẽ giúp bạn no lâu hơn, có đủ năng lượng cho một ngày làm việc và giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong một ngày dẫn đến giảm cân dễ dàng hơn.

Cách an trứng gà đúng cách

Trứng gà trợ giúp cho việc giảm cân

Với trứng của con gà được nuôi trên đồng cỏ hoặc cho ăn nhiều thức ăn chứa omega 3 thì trong trứng sẽ chứa nhiều axit béo omega 3. Đây là chất giúp giảm triglyceride máu, tác nhân gây nên các bệnh tim mạch.

Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng.

  • Với trẻ nhỏ dưới 5-6 tháng một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần một nửa lòng đỏ trứng gà dưới dạng nhuyễn như nấu bột hay nấu cháo.
  • Với trẻ trên 7 tháng mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà.
  • Với trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà
  • Với trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả
  • Với trẻ từ 1 - 2 tuổi ăn từ 3 - 4 quả/tuần
  • Với người lớn một tuần chỉ nên ăn 3-4 lần trứng gà.
  • Với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Có rất nhiều cách để ăn trứng gà, nhưng bạn vẫn băn khoăn tự hỏi, cách ăn nào là tốt nhất, lòng đỏ hay lòng trắng tốt hơn, nên ăn bao nhiêu trứng là đủ, chế biến thế nào có thể giữ lại dinh dưỡng nhiều nhất…?

Sau đây là những câu trả lời từ các chuyên gia giúp bạn hiểu rõ hơn về trứng gà.

1. Giáo sư Lận Tân Anh, Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Sơn Đông (TQ)

2. Giáo sư Trình Nghĩa Dũng, Hội trưởng Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc

3. Phó giáo sư dinh dưỡng và thực phẩm Phạm Chí Hồng, Học viện thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc.

Cách chế biến trứng nào để có nhiều dinh dưỡng nhất?

Căn cứ vào sự hấp thụ chất dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa sau khi ăn trứng cho thấy, Trứng luộc (nguyên vỏ) tỉ lệ là 99%.

Trứng hấp (đã bỏ vỏ) là 97%, nhiệt độ nấu ở mức thấp, nhưng các chất riboflavin, lutein và các vitamin tan trong nước khác sẽ giảm.

Trứng rán non lửa là 98%: Nhiệt độ đun nấu thấp hơn, nhưng đã có một sự mất mát nhẹ các chất vitamin tan trong nước.

Trứng chiên già lửa 81,1%: Nhiệt độ nấu cao, vitamin A, D, E, K và các vitamin tan trong dầu mỡ và vitamin tan trong nước đã mất.

Trứng nấu với sữa hoặc nước là 92,5%

Ăn trứng sống là 30 - 50%.

Từ những phân tích trên đây, có thể khẳng định, ăn trứng luộc là có tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng cao nhất. Nhưng cần lưu ý rằng, trứng cần luộc đúng độ, vừa chín tới, ăn chậm nhai kỹ và nuốt từ từ thì tiêu hoá sẽ tốt hơn. Trứng luộc cũng được xem là cách ăn tốt nhất cho người bệnh tim mạch.

Những điều bạn nên biết trước khi luộc trứng