Các văn bản chính sách văn hóa tiêu biểu năm 2024

1.1. Khái lược về quá trình hình thành các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới

Trên cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta luôn luôn coi trọng việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ giữa thập niên 1990 đến nay, trước sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, Đảng và Nhà nước đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về văn hóa và vai trò của văn hóa; từ đó tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chính sách phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ Hội nghị Trung ương 4, khóa VII (1993), Đảng ta đã hình thành những quan điểm đầu tiên về xây dựng nền văn hóa trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Đại hội lần thứ VIII (1996) đánh dấu một bước phát triển trong tư duy của Đảng ta về văn hóa và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội lần thứ VIII khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát huy giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc”[1].

Theo tinh thần này, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5, khóa VIII, (7/1998), đã xác định các quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ và chính sách nhằm triển triển khai xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với thực tế hiện nay. Các đại hội IX, X, XI của Đảng, nhất là Kết luận của Hội nghị Trung ương 10, khóa IX, đã tiếp tục xây dựng các quan điểm, chính sách về phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

1.2. Các định hướng chính sách

Một là, xây dựng con người mới Việt Nam

Xây dựng con người mới Việt Nam là một trong những định hướng lớn trong chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa thời kỳ đổi mới. Theo đó, chúng ta phải xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống vǎn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, họ còn phải lao động chǎm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, nǎng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Hai là, chính sách xây dựng môi trường vǎn hóa

Để xây dựng đời sống vǎn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu vǎn hóa đa dạng và không ngừng tǎng lên của các tầng lớp nhân dân cần: (i) gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình vǎn hóa. Xây dựng mối quan hệ khǎng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội; (ii) đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường vǎn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống vǎn minh; (iii) thu hẹp dần khoảng cách đời sống vǎn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân; (iv) phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế vǎn hóa ở cơ sở; đầu tư xây dựng một số công trình vǎn hóa trọng điểm tầm quốc gia. Tǎng cường hoạt động của các tổ chức vǎn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động vǎn hóa, nghệ thuật.

Ba là, chính sách phát triển sự nghiệp vǎn học - nghệ thuật

Trong những năm qua, văn học - nghệ thuật Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, đáp ứng được phần lớn nhu cầu thưởng thức của độc giả. Để phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới cần: (i) phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm vǎn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần tinh thần nhân vǎn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người; (ii) khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm mọi phương pháp, mọi phong cách sáng tác vì mục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích cho công chúng. Bài trừ các khuynh hướng sáng tác suy đồi, phi nhân tính; (iii) định hướng vǎn hóa nghệ thuật vào phản ánh hiện thực sinh động, chân thật và sâu sắc sự nghiệp của nhân dân trong cách mạng và kháng chiến, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc cũng như tái hiện lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc; (iii) phát huy vai trò thẩm định tác phẩm, hướng dẫn dư luận xã hội phê bình vǎn học, nghệ thuật. Bảo đảm tự do sáng tác đi đôi với nêu cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của vǎn nghệ sĩ, các nhà vǎn hóa. Nâng cao chất lượng, phát huy tác dụng của nghiên cứu, lý luận; (iv) iếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối vǎn nghệ của Đảng; (v) không ngừng nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt quan tâm tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực sáng tạo và phê bình, được hưởng thụ ngày càng nhiều tác phẩm vǎn nghệ có giá trị trong nước và ngoài nước; (vi) chǎm sóc đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho vǎn nghệ sĩ. Chú trọng bồi dưỡng, đào tạo lớp vǎn nghệ sĩ trẻ. Làm tốt công tác bảo vệ bản quyền tác giả; (vii) kiện toàn Liên hiệp vǎn học nghệ thuật Việt Nam (bao gồm các hội sáng tạo vǎn học, nghệ thuật ở Trung ương) và các hội vǎn nghệ ở các tỉnh, thành phố thực sự là những tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp do Đảng lãnh đạo có bộ máy chuyên trách gọn nhẹ, có sự tài trợ của Nhà nước về kinh phí.

Bốn là, chính sách bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa

Di sản vǎn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vǎn hóa. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta là hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị vǎn hóa truyền thống (bác học và dân gian), vǎn hóa cách mạng, bao gồm cả vǎn hóa vật thể và phi vật thể; nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.

Năm là, phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệnước nhà. Thấm nhuần quan điểm của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức lối sống, nếp sống vǎn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước; bồi dưỡng ý thức và nǎng lực phát huy giá trị vǎn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa vǎn hóa nhân loại. Bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên và tu chỉnh hệ thống sách giáo khoa, nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn ngữ vǎn, lịch sử, chính trị, pháp luật, đạo đức; giảng dạy nhạc và họa ở các trường phổ thông. Đẩy mạnh hoạt động khoa học xã hội - nhân vǎn, khoa học tự nhiên và công nghệ phải góp phần đắc lực giải quyết các vấn đề đặt ra trên lĩnh vực vǎn hóa, thúc đẩy các hoạt động vǎn hóa, thông tin, vǎn học, nghệ thuật.

Sáu là, phát triển gắn liền với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng

Trong xã hội hiện đại, thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng đối với đời sông xã hội. Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản là quá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý, giá trị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì. Vì thế Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát triển hệ thông thông tin đại chúng. Theo đó, chúng ta cần củng cố, xây dựng, phát triển, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin đại chúng. Sắp xếp lại và quy hoạch hợp lý hệ thống truyền hình, phát thanh, thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin mạng nhằm tǎng hiệu quả thông tin, tránh lãng phí; phối hợp hoạt động của các loại hình thông tin, báo chí, giữa thông tin, báo chí với các lĩnh vực vǎn hóa - nghệ thuật. Xây dựng và từng bước thực hiện chiến lược truyền thông quốc gia phù hợp đặc điểm nước ta và xu thế phát triển thông tin đại chúng của thế giới. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại; tận dụng thành tựu của mạng Internet để giới thiệu công cuộc đổi mới và vǎn hóa Việt Nam với thế giới, đồng thời có biện pháp hiệu quả ngǎn chặn, hạn chế tác dụng tiêu cực qua mạng Internet cũng như qua các phương tiện thông tin khác. Không ngừng nâng cao trình độ chính trị và nghề nghiệp, chất lượng tư tưởng, vǎn hóa của hệ thống truyền thông đại chúng. Khắc phục xu hướng thương mại hóa trong hoạt động báo chí, xuất bản. Chǎm lo đặc biệt về định hướng chính trị - tư tưởng, vǎn hóa, cũng như về kỹ thuật hiện đại đối với truyền hình là loại hình báo chí có ưu thế lớn, có sức thu hút công chúng đông đảo.

Bảy là, bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số

Chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số là: (i) coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số; (ii) bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số. Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài nǎng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài nǎng các nghệ nhân; (iii) đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số; (iv) xây dựng nếp sống vǎn minh, gia đình vǎn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số; (v) thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, sớm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục.

Tám là, thực hiện chính sách vǎn hóa đối với tôn giáo

Chính sách của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện chính sách vǎn hóa đối với tôn giáo là: (i) tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân, bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng; (ii) khuyến khích phát triển và thực hiện các ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện... trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín dị đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu; (iii) chǎm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, chǎm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường vǎn hóa, thực hiện tốt trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc.

Chín là, mở rộng hợp tác quốc tế về vǎn hóa

Trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa có vai trò rất quan trọng. Theo đó, chúng ta cần làm tốt việc giới thiệu vǎn hóa, đất nước và con người Việt Nam với thế giới; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân vǎn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm tốt xây dựng và phát triển vǎn hóa của các nước. Ngǎn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm vǎn hóa phản động, đồi trụy. Giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu nhận thông tin và sản phẩm vǎn hóa từ trong nước ra, nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy trí tuệ, tài nǎng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.

Mười là, củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế vǎn hóa

- Để củng cố, hoàn thiện thể chế vǎn hóa cần tǎng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý có hiệu quả của Nhà nước, vai trò làm chủ của nhân dân và lực lượng những người hoạt động vǎn hóa, tạo nhiều sản phẩm và sinh hoạt vǎn hóa phong phú, đa dạng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế vǎn hóa hiện có, sắp xếp hợp lý các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, nâng cấp các đơn vị vǎn hóa - nghệ thuật trọng điểm, tạo chất lượng mới cho toàn ngành. Thực hiện khẩu hiệu "Nhà nước và nhân dân cùng làm vǎn hóa", hình thành các hình thức sáng tạo và tham gia hoạt động vǎn hóa của các tập thể, cá nhân trong khuôn khổ luật pháp và chính sách. Khuyến khích các hình thức bảo trợ vǎn hóa. Xây dựng các thiết chế vǎn hóa ở cơ sở. Hoàn chỉnh các vǎn bản luật pháp về vǎn hóa, nghệ thuật, thông tin trong điều kiện của cơ chế thị trường; ban hành các chính sách khuyến khích sáng tạo vǎn hóa và nâng mức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ vǎn hóa của nhân dân.

1.3. Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá

Một là, xây dựng, ban hành luật pháp, quy chế và quy ước

Xây dựng các luật, pháp lệnh, các vǎn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trên lĩnh vực vǎn hóa. Xây dựng, bổ sung những luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới như Luật Di sản vǎn hóa dân tộc, Luật Quảng cáo, Luật Tiếp cận thông tin. Xây dựng quy chế về giải thưởng, tặng thưởng trong lĩnh vực vǎn hóa - vǎn nghệ, báo chí; quy chế kỷ niệm các sự kiện lịch sử và danh nhân (trong nước và thế giới), đặt tên đường phố, lập nhà bảo tàng, xây dựng tượng đài. Bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới các quy chế, quy định về lễ hội, việc tang, việc cưới, việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng. Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn, ấp, cụm dân cư, khu tập thể, doanh nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước về nếp sống vǎn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp.

Hai là, xây dựng, ban hành các chính sách

- Chính sách kinh tế trong vǎn hóa: nhằm gắn vǎn hóa với các hoạt động kinh tế, khai thác tiềm nǎng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho phát triển vǎn hóa, đồng thời bảo đảm yêu cầu chính trị, tư tưởng của hoạt động vǎn hóa, giữ gìn bản sắc vǎn hóa dân tộc. Thực hiện cơ chế mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ (hoạt động thể thao, dịch vụ vǎn hóa...), tạo nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp của các đơn vị vǎn hóa - nghệ thuật. Cải tiến chế độ tài trợ, đặt hàng đối với điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, báo chí, xuất bản; thuế đối với báo chí; trợ giá cho một số báo chí, vǎn hóa phẩm đưa ra nước ngoài nhằm mục đích tuyên truyền đối ngoại và sách báo đưa lên miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Quy định cụ thể chế độ cho các doanh nghiệp đặc thù của ngành vǎn hóa thông tin (hãng phim, rạp chiếu bóng, hiệu sách, khu vui chơi giải trí, nhà xuất bản, trung tâm triển lãm, tu bổ di tích...) được hưởng mức thuế ưu đãi trong hoạt động kinh doanh (thuế đất, thuế vốn khấu hao cơ bản...). Cho phép các thành phần kinh tế, kể cả tư nhân trong nước và nước ngoài, thực hiện một số hình thức liên doanh, liên kết với một số cơ sở hoạt động vǎn hóa theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ và tham gia tổ chức một số hoạt động vǎn hóa có nội dung lành mạnh, bổ ích.

- Chính sách vǎn hóa trong kinh tế: bảo đảm cho vǎn hóa thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển vǎn hóa. Việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế phải gắn với các mục tiêu, giải pháp vǎn hóa, chǎm lo con người, nêu cao đạo đức trong sản xuất kinh doanh. Xây dựng vǎn minh thương nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, vǎn hóa kinh doanh. Chú ý tính thẩm mỹ, bản sắc dân tộc và tính hiện đại của kiến trúc trong xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp... Trong quy hoạch xây dựng các công trình lớn phải tính đến một số thiết chế vǎn hóa cần thiết nhất như thư viện, nhà thông tin, khu giải trí, bảo đảm cảnh quan môi trường cho các di tích lịch sử, vǎn hóa và danh lam thắng cảnh. Thực hiện chính sách miễn, giảm phần chịu thuế cho các khoản đầu tư, đóng góp của các doanh nghiệp vào sự nghiệp vǎn hóa.

- Chính sách xã hội hóa hoạt động vǎn hóa: nhằm động viên sức người, sức của của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội để xây dựng và phát triển vǎn hóa. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của nhà nước. Các cơ quan chủ quản về vǎn hóa của Nhà nước phải làm tốt chức nǎng quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ đối với các hoạt động xã hội về vǎn hóa.

- Chính sách bảo tồn, phát huy di sản vǎn hóa dân tộc: hướng vào cả vǎn hóa vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm việc kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lý vốn vǎn hóa truyền thống (bao gồm vǎn hóa bác học và vǎn hóa dân gian) của người Việt và các dân tộc thiểu số; phiên dịch, giới thiệu kho tàng vǎn hóa Hán Nôm. Bảo tồn các di tích lịch sử, vǎn hóa và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề, các nghề truyền thống... Trọng đãi những nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống.

- Chính sách khuyến khích sáng tạo trong các hoạt động vǎn hóa: đòi hỏi tǎng nguồn đầu tư thích đáng cho khu vực sáng tạo vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật. Chú trọng đầu tư hỗ trợ cho những tác giả có uy tín cao, những tài nǎng trẻ, đầu tư cho lực lượng chuyên nghiệp và cả cho phong trào quần chúng. Có chính sách chǎm sóc đặc biệt đối với các vǎn nghệ sĩ cao tuổi tiêu biểu, các mầm non nghệ thuật xuất sắc. Sửa đổi chế độ nhuận bút phù hợp với tình hình mới; có chính sách khuyến khích đối với lao động nghệ thuật và báo chí. Thành lập quỹ vǎn hóa quốc gia và quỹ sáng tác của các Hội vǎn học, nghệ thuật, tạo thêm nguồn hỗ trợ tài chính cho xây dựng các tác phẩm. Có chính sách khuyến khích các vǎn nghệ sĩ, nhà báo gắn bó với cơ sở, với thực tiễn lao động sản xuất. Tiếp tục thực hiện Pháp lệnh về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước và Pháp lệnh công nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

- Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ vǎn hóa: thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trẻ em, những người già không nơi nương tựa, những người thuộc các dân tộc thiểu số, những người tàn tật...

- Ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong quan hệ với các tổ chức quốc tế và các quốc gia ở những khu vực, những nhóm nước cụ thể: Đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ về vǎn hóa (Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân) nhằm tiếp thu được nhiều tinh hoa, kinh nghiệm của nước ngoài, ngǎn ngừa những tác động tiêu cực. Mở rộng, khuyến khích xuất khẩu sách, báo, vǎn hóa phẩm. Nâng công suất và thời lượng phát thanh, truyền hình ra nước ngoài. Tǎng cường trao đổi các đoàn nghệ thuật, điện ảnh, các cuộc triển lãm, các cuộc thi đấu thể thao. Hình thành cơ chế phối hợp, chỉ đạo tập trung các cơ quan và lực lượng làm công tác đối ngoại trên lĩnh vực vǎn hóa - thông tin.

2. Các giải pháp lớn nhằm triển khai thực hiện quan điểm, chính sách phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Thứ nhất, mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hoá"

Bằng nhiều hình thức phong phú, tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến nhận thức trong toàn xã hội, trước hết trong các cấp ủy đảng, đảng viên, cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng, phát triển vǎn hóa, về trách nhiệm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vǎn hóa trong thời kỳ mới. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước và giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước thoát nghèo nàn lạc hậu; làm cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục phải gắn với quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy sức mạnh dư luận xã hội, gắn với các phong trào hành động của quần chúng. Bên cạnh đó, mở cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vǎn hóa", huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào. Cuộc vận động này gồm các phong trào hiện có như: Người tốt việc tốt, Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, Xóa đói giảm nghèo, Xây dựng gia đình vǎn hóa, làng, xã, phường vǎn hóa, Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở các khu dân cư... và toàn bộ các phong trào ấy đều hướng vào cuộc thi đua yêu nước "Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh".

Thứ hai, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá

Tǎng mức đầu tư cho vǎn hóa từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Tỉ trọng chi ngân sách cho vǎn hóa phải tǎng tương ứng nhịp độ tǎng trưởng kinh tế. Khuyến khích các địa phương tǎng thêm nguồn đầu tư cho vǎn hóa. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển vǎn hóa. Thực hiện các chương trình có mục tiêu về vǎn hóa nhằm đầu tư có trọng điểm, giải quyết các vấn đề có tính cấp bách.

Thứ ba, củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, tham mưu, các đoàn thể, các tổ chức nghề nghiệp của hoạt động vǎn hóa từ trung ương đến cơ sở, nhằm bảo đảm hoạt động có hiệu quả

Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức nǎng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các ban của Đảng và các tổ chức đảng trong Bộ Vǎn hóa - Thông tin, các hội vǎn học nghệ thuật (các ban cán sự, đảng đoàn). Xây dựng quy chế về mối quan hệ làm việc giữa các tổ chức này, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng. Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vǎn hóa các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có. Xây dựng quy hoạch và thực hiện chương trình đào tạo lớp cán bộ mới (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia) đủ phẩm chất và nǎng lực đảm đương công việc trong những nǎm tới. Củng cố, kiện toàn hệ thống các khoa, trường đào tạo cán bộ vǎn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí, các viện nghiên cứu cả về tổ chức, đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình. Tǎng thêm điều kiện và phương tiện kỹ thuật giảng dạy, học tập. Tổ chức tốt đào tạo trên đại học... Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ vǎn hóa

Thứ tư, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá

Nhận thức đúng đắn về vai trò đặc biệt quan trọng của vǎn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, xây dựng xã hội mới. Khắc phục thái độ xem nhẹ việc xây dựng và đấu tranh trên lĩnh vực vǎn hóa. Thường xuyên chǎm lo việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cách mạng, chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ trí thức vǎn nghệ sĩ, cán bộ vǎn hóa; làm tốt công tác kết nạp đảng trong bộ phận trí thức, vǎn nghệ sĩ ưu tú. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm cho vǎn hóa, vǎn học nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo vǎn hóa, vǎn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn.

Ngoài ra, cần phát huy vai trò của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức sáng tạo vǎn hóa, vǎn nghệ trong việc vận động, tổ chức quần chúng, giới trí thức thực hiện nhiệm vụ vǎn hóa, làm chủ vǎn hóa. Thường xuyên nắm chắc tình hình hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng - vǎn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén, giúp các cơ quan Nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng. Hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khǎn vướng mắc đối với ngành vǎn hóa trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống vǎn hóa cho thế hệ trẻ. Có chính sách trọng dụng người tài. Làm tốt công tác kiểm tra của Đảng trong việc xem xét tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN, 1996.

(Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2+3(234+235), tháng 2/2013)