Các loại tài khoản kế toán doanh nghiệp

Tài khoản dùng trong kế toán là công cụ mã hóa các đối tượng kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Những đối tượng này có thể là mua – bán, thu – chi, tài sản, chi phí, vốn chủ sở hữu của DN… được định khoản dựa vào các tài khoản kế toán.

Các loại tài khoản kế toán doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một hệ thống các tài khoản theo chế độ thông tư phù hợp với doanh nghiệp mình (hiện nay có 2 TT đang dùng phổ biến TT 133, TT 200). Như vậy đối với kế toán, việc ghi nhớ và sử dụng các tài khoản có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các nhóm tài khoản cần dùng và trình tự định khoản tài khoản kế toán.

\=>> Tài khoản kế toán là gì? Cách vẽ sơ đồ chữ T trong kế toán

Các nhóm tài khoản kế toán thường dùng

Nhóm tài khoản dùng để thanh toán

  • TK 111 - Tiền mặt: theo dõi sự biến động (tăng -giảm) của tiền mặt tại quỹ.
  • TK 112 - Tiền gửi ngân hàng: theo dõi sự biến động (tăng -giảm) của tiền gửi ngân hàng.
  • TK 121 - Chứng khoán kinh doanh: theo dõi tình hình chứng khoán kinh doanh tại doanh nghiệp. Tài khoản này sử dụng trong thông tư (TT 133 và TT 200).
  • TK 221 - Đầu tư vào cty con (sử dụng trong TT 200) và không dùng TK này cho TT 133.
  • TK 131 - Phải thu của Khách hàng: theo dõi công nợ của doanh nghiệp với khách hàng.
  • TK 138 - Phải thu khác: theo dõi các khoản phải thu ngoài khoản thu của khách hàng như tài sản thiếu chờ xử lý, của tổ chức cá nhân khác,…
  • TK 331 – Phải trả cho người bán: theo dõi công nợ của doanh nghiệp với người bán.

Nhóm tài khoản theo dõi nội bộ

  • TK 141 – Tạm ứng: theo dõi các khoản tạm ứng của nhân viên nhằm phục vụ cho công tác tại doanh nghiệp như đi công tác, tạm ứng mua văn phòng phẩm,…
  • TK 334- Phải trả người lao động: theo dõi các khoàn phải trả trực tiếp cho người lao động như tiền lương, tiền thưởng,…
  • TK 338 – Phải trả, phải nộp khác: theo dõi các khoản phải trả khác như:
  • TK 3382 – Kinh phí công đoàn
  • TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
  • TK 3384 - Bảo hiểm y tế
  • TK 3385 – Bảo hiểm thất nghiệp (dùng trong TT 133)
  • TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp (dùng trong TT 200)

Nhóm tài khoản thuế và các khoản phải nộp thuế

  • TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
  • TK 333- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: chi tiết ở các tài khoản sau:
  • TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp
  • TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu
  • TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân
  • TK 3336- Thuế tài nguyên
  • TK 3337 - Thuế nhà đất
  • TK 3338- Các loại thuế khác
  • TK 3339 –Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Nhóm tài khoản hàng tồn kho

  • TK 151 – Hàng mua đi đường: theo dõi hàng mua đang đi trên đường.
  • TK 152- Nguyên liệu, vật liệu: theo dõi quá trình nhập/xuất nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • TK 153- Công cụ dụng cụ: theo dõi việc mua sắm, sử dụng công cụ dụng cụ tại doanh nghiệp.
  • TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: dùng để tập hợp các chi phí để theo dõi quá trình sản xất của doanh nghiệp, tập hợp chi phí cho công trình, dịch vụ.
  • TK 155- Thành phẩm: theo dõi nhập, xuất thành phẩm
  • TK 156- Hàng hóa: theo dõi nhập, xuất,tồn hàng hóa phục vụ cho mục đích kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • TK 157- Hàng gửi bán: theo dõi hàng hóa ký gửi cho các đại lý.

Nhóm tài khoản phân bổ chi phí trả trước, công cụ dụng cụ, tài sản cố định

  • TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn (chu kỳ phân bổ dưới 12 tháng). Khi chuyển đổi TT 133, Tk này không còn sử dụng.
  • TK 242- Chi phí trả trước dài hạn và phân bổ CCDC.
  • TK 211- Tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động giá trị của tài sản như Nguyên giá, hao mòn lũy kế trong kỳ, giá trị còn lại của TS, thời gian khấu hao tài sản.

Nhóm tài khoản doanh thu

  • TK 511- Doanh thu hàng hóa: phản ánh được khoản tiền thực nhận của doanh nghiệp từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
  • TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản doanh thu khác liên quan đến tài chính như thu lãi từ hoạt động tiền gửi.
  • TK 711- Thu nhập khác: là khoản thu được từ các hoạt động nằm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của DN như bán thanh lý tài sản, các khoản thu nhập khác.

Nhóm tài khoản chi phí

  • TK 632- Giá vốn hàng hóa: tài khoản này phản ánh được giá trị của sản phẩm khi hàng hóa được bán ra trong kỳ hoặc giá trị được tập hợp từ các công trình, dịch vụ hoàn thành.
  • TK 635- Chi phí tài chính: theo dõi các khoản chi phí phải trả liên quan đến tài chính.
  • TK 641- Chi phí bán hàng của doanh nghiệp
  • TK 642- Chi phí quản lý của doanh nghiệp.
  • TK 811- Chi phí khác

Nhóm tài khoản chủ sở hữu và lợi nhuận

  • TK 4111- Vốn chủ sở hữu
  • TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối

Các nhóm tài khoản được liệt kê ở trên là những tài khoản thường được kế toán vận dụng nhiều nhất để quản lý tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số tài khoản vẫn được áp dụng khi cần:

  • TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
  • TK 341- Vay và nợ thuê tài chính
  • TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu
  • TK 821- Chi phí thuế TNDN
  • TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
    \=>> Tải phần mềm kế toán doanh nghiệp nhanh nhất

Các bước định khoản kế toán

Hiện nay, công việc đặc trưng của kế toán khi lập bảng báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự chi tiết và phản ánh rõ ràng qua các tài khoản kế toán. Các bước định khoản kế toán như sau:

  1. Bước 1: Xác định tài khoản kế toán tương ứng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh có tại doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng đó liên quan đến các đối tượng kế toán nào, ví dụ TK 131 – Phải thu khách hàng – đối tượng theo dõi Khách hàng – nhà cung cấp,...
  2. Bước 2: Xác định tài khoản đối ứng liên quan tương ứng đến đối tượng kế toán nào.
  3. Bước 3: Xác định giá trị tăng – giảm của tài khoản. Tài khoản đầu mục mấy là tăng và đầu mục mấy giảm.
  4. Bước 4: Thực hiện định khoản – Xác định tài khoản nào ghi bên Nợ và tài khoản nào ghi bên Có, nhập số tiền tương ứng.

Bên cạnh đó, các mục lưu ý sau cần được chú trọng khi dùng tài khoản kế toán.

  • * Đầu mục tài khoản 1,2,6,8: Nếu phát sinh tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có.
  • * Đầu mục tài khoản 3,4,5,7: Nếu phát sinh tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ.

Việc hạch toán tài khoản trong kế toán phải thật chuẩn xác. Vì vậy, ở bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho những bạn kế toán mới tập tễnh bước vào nghề, được xem như tài liệu nhật ký để kế toán biết cách định khoản vào tài khoản nào cho hợp lý và chính xác.

Tài khoản loại 1 2 3 4 là gì?

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn (TSNH). Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn (TSDH). Tài khoản loại 3: Nợ phải trả (NPT). Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu.

Hệ thống tài khoản kế toán có bao nhiêu loại tài khoản?

Các loại tài khoản kế toán.

Tài khoản loại 1: Tài sản ngắn hạn (TSNH)..

Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn (TSDH)..

Tài khoản loại 3: Nợ phải trả (NPT)..

Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu..

Tài khoản loại 5: Doanh thu..

Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh..

Tài khoản loại 7: Thu nhập khác..

Thông tư 200 và 133 khác nhau như thế nào?

+ Thông tư 200 được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. + Thông tư 133 chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Như vậy thì DN quy mô vừa và nhỏ có thể chọn sử dụng 1 trong 2 Thông tư trên và phải nhất quán trong cùng 1 năm tài chính.

Có bao nhiêu loại tài khoản kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Theo công dụng và kết cấu, tài khoản kế toán bao gồm 3 loại: tài khoản cơ bản, tài khoản điều chỉnh và tài khoản nghiệp vụ.