Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Xác định xem liệu các tác động môi trường và xã hội của một dự án phát triển được đề xuất có đủ quan trọng để xây dựng ĐTM hay không.

Các bước lập báo cáo ĐTM

Tại đây, bạn có thể tìm hiểu về các bước chính của quá trình ĐTM - ĐTM: 7 bước

Bước 1: Sàng lọc

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Xác định xem liệu các tác động môi trường và xã hội của một dự án phát triển được đề xuất có đủ quan trọng để xây dựng ĐTM hay không.

Nếu không - Kế hoạch quản lý môi trường (EMP) cần được lập và giám sát sau đó.

Xem chi tiết

Bước 2: Xác định phạm vi

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Thiết lập ranh giới của ĐTM, đặt cơ sở cho các phân tích sẽ được tiến hành ở mỗi giai đoạn, mô tả các lựa chọn thay thế của dự án và tham khảo ý kiến ​​của cộng đồng bị ảnh hưởng.

Xem chi tiết

Bước 3: Đánh giá & Giảm thiểu Tác động

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Đánh giá các tác động kinh tế xã hội và môi trường của dự án được quy hoạch và các giải pháp thay thế, sau đó xác định các biện pháp giảm thiểu để giảm các tác động đó.

Xem chi tiết

Bước 4: Quản lý tác động

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Chuẩn bị các kế hoạch cần thiết để giải quyết các biện pháp giảm thiểu và các rủi ro khác của dự án, chẳng hạn như lỗi công nghệ và thiên tai.

Xem chi tiết

Bước 5: Báo cáo ĐTM

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Tập hợp tất cả các nghiên cứu và công việc đã thực hiện trong các bước trước đó thành một tài liệu toàn diện, có cấu trúc, đảm bảo rằng báo cáo ĐTM chứa tất cả các thành phần chính.

Xem chi tiết

Bước 6: Đánh giá & Cấp phép

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường

Các cơ quan được chỉ định xem xét báo cáo ĐTM để xác định xem dự án đã lập kế hoạch có được cấp phép hay không hoặc có yêu cầu sửa đổi hay không.

Xem chi tiết

Bước 7: Giám sát

Đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu, các ưu tiên được liệt kê trong EMP và các kế hoạch dự phòng được thực hiện đúng cách và giải quyết hiệu quả các tác động của dự án.

Vừa qua các cơ quan quản lý môi trường vừa có những thay đổi liên quan đến vai trò khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo đó các hoạt động như thanh tra, kiểm tra thường không thực hiện đúng theo nội dung đtm đã phê duyệt.

Trong khi đó, lập đtm dự án thường mang tính dự báo giai đoạn chuẩn bị, khi đi vào vận hành chính thức thì dự án sẽ có những yếu tố, hạng mục, nội dung phải điều chỉnh để phù hợp hơn với điều kiện hoạt động thực tế.

Bản chất của công tác lập báo cáo đtm là quá trình tìm hiểu, dự báo tác động không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn phát triển an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Nhưng nhiều đối tượng vẫn chưa nhận thức rõ ý nghĩa của việc thực hiện báo cáo đtm. Nhiều người còn “đổ lỗi” vì ĐTM mà các hoạt động sản xuất và đầu tư bị cản trở. Vì vậy mà các đơn vị này khi làm đtm chỉ làm lấy lệ, đủ thủ tục chứ không hề quan tâm đến các tác động và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Các bước lập báo cáo đánh giá môi trường
Ảnh minh họa

Các bước lập báo cáo ĐTM

Với những sửa đổi, bổ sung các quy định khi doanh nghiệp thực hiện ĐTM đối với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để cơ quan thẩm định xem xét mà lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp nhất. Luật bảo vệ môi trường 2020 có những quy định mới về đánh giá tác động môi trường sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Đồng thời còn nâng cao hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nhiều đơn vị tự lập hồ sơ môi trường hoặc các đơn vị tư vấn môi trường vẫn chưa nắm rõ các bước thực hiện như thế nào. Hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giới thiệu đến bạn về "các bước lập báo cáo ĐTM" chi tiết như sau:

  • Bước 1: Tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trường môi trường xung quanh dự án bao gồm điều kiện địa lý, môi trường, tài nguyên, kinh tế, xã hội.
  • Bước 2: Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn có phát sinh trước và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
  • Bước 3: Thu thập các mẫu chất thải và phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Bước 4: Đánh giá chính xác mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đối với môi trường, con người và xã hội xung quanh khu vực dự án hoạt động.
  • Bước 5: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, biện pháp quản lý môi trường cũng như kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường.
  • Bước 6: Xem xét các biện pháp xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại.
  • Bước 7: Từ những thông tin, dữ liệu thì viết báo cáo đtm như thời gian quy định.
  • Bước 8: Tham vấn ý kiến UBND và cộng đồng nơi thực hiện dự án.
  • Bước 9: Trình nộp báo cáo lên cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trước khi hoàn thành các bước lập báo cáo ĐTM, các cơ sở phải thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ như những nội dung ĐTM đã phê duyệt trước đó. Và các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đúng quy chuẩn hiện hành.