Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?

1.Louis Armstrong (04/8/1901 - 06/7/1971)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Nổi tiếng về chơi trumpet, nhưng Louis Armstrong cũng là một ca sĩ nhạc jazz tài năng. Chất giọng khàn, trầm ấm của ông khiến khán giả thích thú. Ông cũng thường ngẫu hứng những bài jazz hài hước. Niềm vui mà Armstrong mang lại cho âm nhạc một phần cho phép ông được coi là cha đẻ của nhạc jazz hiện đại.

2.Johnny Hartman (03/7/1923 - 15/9/1983)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Mặc dù từng thu âm với Earl Hines và Dizzy Gillespie, nhưng ông được biết đến nhiều nhất với album John Coltrane and Johnny Hartman. Chất giọng tốt của Hartman kết hợp hoàn hảo với John Coltrane. Vất vả với sự nghiệp solo của mình, nhưng album đặc biệt này đã giúp Hartman có được một chỗ đứng riêng trong giới ca sĩ nhạc jazz.

3.Frank Sinatra (12/12/1915 - 14/5/1998)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Frank Sinatra bắt đầu sự nghiệp trong thời đại nhạc swing, ông hát với ban nhạc của Tommy Dorsey. Suốt những năm 1940, ông nổi tiếng và bắt đầu tham gia vào các bộ phim âm nhạc, chẳng hạn như Anchors Aweigh. Những năm 1960, Sinatra là một thành viên của ban nhạc Rat Pack, chuyên biểu diễn trên sân khấu và xuất hiện trong các bộ phim. Vài thập kỷ tiếp theo, Sinatra tham gia biểu diễn rộng rãi và có những album bán chạy nhất.

4.Ella Fitzgerald (25/4/1917 - 15/6/1996)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Ella Fitzgerald phát triển một phong cách hát jazz độc đáo và có thể bắt chước nhiều nhạc cụ bằng giọng của mình. Trong sự nghiệp kéo dài gần 60 năm, Fitzgerald làm khán giả ngạc nhiên bởi cách tiếp cận nhạc jazz và các bài hát nổi tiếng. Âm sắc và kỹ thuật thanh nhạc của Fitzgerald vẫn chưa ai sánh kịp.

5.Lena Horne (30/6/1917 - 09/5/2010)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Lena Horne bắt đầu sự nghiệp tại Cotton Club - một câu lạc bộ nhạc jazz nổi tiếng ở New York. Bà từng tham gia nhiều bộ phim trong suốt những năm 1940, nhưng vì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong ngành công nghiệp điện ảnh, Lena Horne chuyển sang sự nghiệp ca hát tại các hộp đêm. Lena từng biểu diễn với các ca sĩ jazz như Duke Ellington, Billy Strayhorn và Billy Eckstine.

6. Nat King Cole (17/3/1919 – 15/02/1965)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Nat King Cole ban đầu làm việc như một nghệ sĩ jazz piano, nhưng bắt đầu nổi tiếng vào năm 1943 như một ca sĩ nhạc jazz, biểu diễn ca khúc Straighten Up and Fly Right. Âm nhạc của ông bị ảnh hưởng bởi âm nhạc dân gian Mỹ - Phi và các thể loại ban đầu của rock n roll. Một sự nghiệp lâu dài, tập trung vào giọng nam trung mềm mại và quyến rũ, Nat King Cole gặp nhiều trở ngại xuất phát từ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhưng ông đã vượt qua để được xem như những nghệ sĩ da trắng, như Frank Sinatra, Dean Martin.

7.Sarah Vaughan (27/3/1924 - 03/4/1990)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Sarah Vaughan bắt đầu sự nghiệp của mình tại nhà hát Apollo ở Harlem. Ngay sau đó, tài năng của Sarah thu hút người chỉ huy dàn nhạc Earl Hines - người nổi bật trong thời kỳ nhạc swing. Bà chơi dương cầm cho Hines, nhưng rõ ràng Sarah đủ tài năng để trở thành một ca sĩ nhạc jazz. Sau đó, Sarah gia nhập ban nhạc của ca sĩ Billy Eckstine - nơi bà phát triển một phong cách âm nhạc chịu ảnh hưởng bởi những người tiên phong trong thể loại bebop là Charlie Parker và Dizzy Gillespie.

8. Dinah Washington (29/8/1924 – 14/12/1963)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Dinah Washington ban đầu theo đuổi dòng nhạc thánh ca. Lớn lên ở Chicago, Dinah chơi piano và dẫn dắt ca đoàn nhà thờ. Ở tuổi 18, Dinah gia nhập ban nhạc của Lionel Hampton và phát triển một phong cách hát sôi nổi. Được cho là một trong những người chịu ảnh hưởng lớn nhất của Aretha Fanklin, cá tính náo nhiệt của Dinah đã được đưa vào âm nhạc của bà.

9. Nancy Wilson (sinh ngày 20/2/1937)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Thành công của Nancy Wilson đến rất nhanh. Lấy cảm hứng từ Dinah Washington, Wilson chuyển tới New York vào năm 1956 - nơi bà gặp nghệ sĩ saxophone Cannonball Adderley. Wilson nhanh chóng thu hút sự chú ý của hãng thu âm Capitol và bắt đầu sự nghiệp như một ca sĩ nhạc jazz solo. Với chất giọng đầy cảm xúc, năm 1961, Wilson đã thu âm album Nancy Wilson/Cannonball Adderley cùng với Adderley.

10.Billie Holiday (07/4/1915 - 17/7/1959)

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?


Biệt danh là Lady Day, phong cách hát của Billie Holiday lấy cảm hứng từ các nhạc công jazz, tiên phong một cách mới trong thao tác phân nhịp và độ nhanh. Phong cách hát đau đớn thể hiện một cuộc sống đầy biến động của bà. Billie có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhạc jazz và pop.

Trần Hồng Điệp
(Tổng hợp và lược dịch)

Nhóm bạn gồm the Red Eyes Band, Dattie Đỗ và Đét là những nghệ sĩ trẻ mong muốn đem dòng nhạc Jazz “quen mà lạ” đến với đông đảo bộ phận giới trẻ.

Với tôn chỉ làm mới nhạc Jazz theo tinh thần của người trẻ, 8 The Theatre đã cùng nhau cho ra mắt những video âm nhạc với phong cách, màu sắc của thời hoàng kim Jazz nhưng với những bản phối mới, giọng ca mới.

Trịnh Thy San (quán quân cuộc thi tài năng trẻ guitar điện Yamaha 2018) chia sẻ: “Mình đến với nhạc Jazz cũng là cái duyên. Hồi bé lúc 5 tuổi mình theo học Piano, khi 10 tuổi thì bị tai nạn gãy tay trái. Sau đó thì mình lên Nhạc viện Hà Nội học và gắn bó với Jazz đến bây giờ”.

Nghệ sĩ trẻ Đét thì cho biết nhạc Jazz giúp người nghệ sĩ và người nghe có nhiều trải nghiệm và có thể lựa chọn điều mình thật sự thích. Đấy chính là lý do mang Đét đến với dòng nhạc này.

Đối với Dattie Đỗ thì Jazz đến như một sự tình cờ. “Mình theo học khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Khoa mình có sử dụng một phòng tập chung với khoa Jazz, chỉ khác buổi nhau. Sau khi nghe nhiều lần thì mình cảm thấy rất thích và theo đuổi dòng nhạc này. Sau hai năm đi diễn, mình trở thành ca sĩ hát nhạc Jazz chuyên nghiệp”, Dattie Đỗ chia sẻ.

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?

Các bạn trẻ đang trình diễn nhạc Jazz

Người trẻ đang dần quan tâm đến Jazz nhiều hơn

“Mọi người hay bảo nhạc Jazz không dành cho người trẻ và khó cảm thụ. Nhưng em được biết hiện nay nhiều bạn trẻ tiếp xúc với Jazz qua những phương tiện truyền thông và các nền tảng như Facebook, YouTube. Vì vậy em nghĩ có rất nhiều bạn biết đến Jazz và ít nhất cũng có một lần nghe Jazz”, Đét chia sẻ.

Thy San cho biết nếu trước đây đêm nhạc Jazz thường ít khán giả đến xem và đôi khi họ ra về giữa chừng, trong 3 đêm của các bạn tại Hà Nội và TP.HCM thì mọi người đều kín chỗ - đa phần là người trẻ và ở lại đến cuối chương trình. Theo nhạc Jazz đã gần 10 năm, San cảm thấy rằng 4-5 năm gần đây, nhạc Jazz ở Việt Nam đã dần hình thành cộng đồng khán giả cho riêng mình.

Đồng quan điểm, Dattie Đỗ và Đét cho biết số lượng người trẻ nghe Jazz đang dần tăng lên và có phần khởi sắc.

Vượt qua những rào cản để chinh phục người trẻ

Các nghệ sĩ trẻ đến với nhạc Jazz cũng gặp một số khó khăn như không có phòng tập hay tìm một nhà hát phù hợp cho đêm nhạc.  

Sự khác biệt về lịch sử, văn hóa cũng là một khó khăn khi các nghệ sĩ trẻ muốn truyền tải nhạc Jazz tại Việt Nam. Dù có những cản trở nhưng theo Thy San, khi mình liên tục học hỏi và có thể sáng tác nhạc Jazz thì có thể đưa vào đó những chất liệu Việt Nam, giúp nhạc Jazz Việt sẽ có những âm hưởng, nét đặc sắc riêng.  

Dattie Đỗ và Đét đều cho rằng người nghệ sĩ hát nhạc Jazz chỉ cần là chính mình, trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân thì tự khắc sẽ thu hút được khán giả.

Vừa qua, 8 The Theatre đã tổ chức 3 đêm nhạc Jazz mang tên Jazzis Concert #1 : The Roaring Twenties và Jazzis Concert #2 : My Everlasting Reverie tại Hà Nội và TP.HCM, tái hiện và đem đến không gian âm nhạc Jazz của những thập niên đầu và giữa thế kỷ 20, thu hút nhiều người trẻ đến tham dự và thưởng thức.

Tin liên quan

1.Tôi còn nhớ, năm 2020, khi khoa Jazz của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập, rất nhiều nghệ sĩ đã chia sẻ tâm huyết mong muốn nhạc jazz có một đời sống mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Nghệ sĩ Quyền Văn Minh, người đặt nền móng đầu tiên cho jazz Việt lo lắng, ai sẽ tiếp nối dòng chảy của Jazz Việt khi ông đã già.

Thực tế, jazz không hoàn toàn vắng bóng trong đời sống âm nhạc. Ở đâu đó, trong các bài hát, âm hưởng jazz vẫn len lỏi. Có một số nghệ sĩ lớn đã tiên phong đi con đường thử nghiệm với jazz như album "Chat với Mozart" của ca sĩ Mỹ Linh, rồi Hồ Trung Dũng, Thái Thùy Linh, Phạm Thu Hà đều có những thể nghiệm thành công với jazz. Và khán giả vẫn dành cho jazz một tình yêu đặc biệt, dù cộng đồng đó chưa thực sự lớn.

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?
Nghệ sĩ Tuấn Nam đang nỗ lực đưa Jazz đến gần công chúng.

Nếu như nghệ sĩ Quyền Văn Minh và con trai ông, nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc là những người tiên phong đưa jazz lên sân khấu biểu diễn và tôn vinh cây đàn saxophone thì năm 2020, sau 10 năm du học ở nước ngoài trở về, nghệ sĩ Tuấn Nam, một người trẻ đầy khát vọng đã tiếp tục hành trình với jazz bằng những dự án dài hơi hơn.

Anh theo đuổi con đường không chỉ với tư cách là một nghệ sĩ biểu diễn mà của một nhà sản xuất album cho các nghệ sĩ đam mê theo đuổi jazz. Anh nhìn thấy rất nhiều gương mặt nghệ sĩ mới muốn khai phá con đường jazz nhưng ở Việt Nam thiếu những nhà sản xuất chuyên nghiệp, thiếu sân chơi dành cho họ.

Thay vì chọn con đường biểu diễn như các nghệ sĩ Quyền Văn Minh, Quyền Thiện Đắc và Trần Mạnh Tuấn, những người đã đưa cây kèn saxophone lên đỉnh cao thì Tuấn Nam chọn con đường của một nhà sản xuất và đồng hành với anh là cây đàn piano.

Thực tế, trên thế giới cũng không có nhiều nghệ sĩ piano jazz, ở Việt Nam, nó càng xa lạ. Nhưng những biến tấu tự do, phóng khoáng, phá bỏ cả những giới hạn của Tuấn Nam trong đêm nhạc ra mắt của mình tại Hà Nội đã minh chứng cho sức hấp dẫn của piano jazz, cho tài năng của Tuấn Nam và hơn thế, cho cả tình yêu của anh với jazz. Tuấn Nam đang tiếp tục hành trình với những dự án làm album phòng thu cho các nghệ sĩ mang màu sắc của jazz.

2.Điều thú vị là, năm 2021, nghệ sĩ saxophone Quyền Thiện Đắc trình làng một dự án mới đầy hấp dẫn khi kết hợp jazz với âm nhạc truyền thống. Anh rút lui khỏi sân khấu biểu diễn mà tiếp tục hành trình jazz với vai trò là Giám đốc âm nhạc. Liên tục hai dự án "Dân gian trên jazz/ Dân gian trên Dây" và "Jazz Duyên" ra đời đã mở ra những không gian đa chiều cho nhạc jazz.

Anh chia sẻ: "Tôi muốn thể nghiệm jazz với âm nhạc dân gian và từ góc nhìn của người làm jazz, với tôi đương nhiên cầu nối giữa dân gian và giao hưởng phải là nhạc jazz. Ngôn ngữ chính của jazz là sự ngẫu hứng, nó dùng cái ngẫu hứng để nói lên cá tính của nghệ sĩ. Và chính cái ngẫu hứng đấy của jazz gặp được cái ngẫu hứng của dân tộc. Bản thân tôi đã có 6 - 7 năm làm việc với các nghệ nhân, làm việc với âm nhạc dân tộc, và từ rất lâu rồi cũng đã muốn làm một chương trình solo với dàn dây, nên muốn tranh thủ sự kết hợp này để thể nghiệm xem dân gian, jazz, giao hưởng gặp nhau sẽ thế nào, để nghe xem hiệu quả của âm nhạc dân tộc đấy - khi jazz là cầu nối ở giữa và kết hợp với giao hưởng thì tổng thể nó lên như thế nào".

Lần đầu tiên 4 loại hình âm nhạc truyền thống là chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc bản địa mang âm hưởng miền núi Tây Bắc kết hợp với jazz tạo nên những sắc thái mới cho âm nhạc. Hơn 40 nghệ sĩ nhạc sân tộc và nhạc jazz trình diễn các sáng tác mới kết hợp gữa âm nhạc truyền thống, nhạc jazz, dàn dây và kèn đồng của nhạc giao hưởng.

Đặt nền tảng cơ bản là âm nhạc dân tộc, kết hợp nhạc jazz phóng khoáng, bay bổng, nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc đã mang đến một không gian âm nhạc hòa trộn giữa truyền thống và hiện đại. Nhạc jazz trên nền âm nhạc truyền thống trở nên gần gụi, mang hơi thở đương đại hơn còn âm nhạc truyền thống, cũng mới mẻ hơn, nhiều sắc màu hơn khi kết hợp với jazz.

Sau thành công đó, nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc sẽ tiếp tục với dự án "Jazz Duyên", đưa những làn điệu quan họ da diết cùng chất phiêu của dòng nhạc jazz kết hợp với nhau tạo nên một trải nghiệm âm nhạc đầy phá cách. "Jazz Duyên" là nơi gặp gỡ, là điểm chạm âm nhạc đầy chất "duyên" giữa hai âm hưởng đến từ hai nền văn hóa và thời đại khác biệt. "Một nốt jazz vang lên và bạn biết đó là quan họ" là cách mà nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc miêu tả về dự án của mình.

Với "Jazz Duyên" và dự án "Jazz trên Dây" trước đó, khán giả sẽ cảm nhận sâu sắc sự "đồng hiện" của hai dòng nhạc mang âm hưởng tưởng chừng như đối lập, nhưng lại cùng hiện hữu và hòa âm thật tự nhiên, giống như cách âm nhạc phá vỡ mọi biên giới, mọi tên gọi, mọi định nghĩa, để vươn tới tự do.

Ca sĩ nhạc jazz việt nam là ai?
Một tiết mục trong hòa nhạc Dân gian trên Jazz.

"Jazz Duyên" là cột mốc tiếp theo trên hành trình thể nghiệm jazz và các chất liệu dân gian sau "Dân gian trên Jazz/Dân gian trên Dây" của nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc. Là một nghệ sĩ Jazz Việt Nam, anh vẫn luôn ấp ủ khát vọng mang âm hưởng dân tộc Việt xuất hiện trên bản đồ nhạc jazz thế giới. Dù nhận được nhiều lời mời làm việc tại châu Âu, Mỹ, nhưng anh đều từ chối và chuyên tâm với con đường nghệ thuật ở Việt Nam, với khát vọng được cống hiến cho âm nhạc nước nhà.

Trên hành trình đó nghệ sĩ Quyền Thiện Đắc luôn nghiên cứu và tìm kiếm các khả năng kết hợp khác nhau của jazz với âm nhạc dân gian hay nhạc cụ truyền thống, với mong muốn phát triển âm nhạc truyền thống trong những không gian âm nhạc mới lạ và đương thời hơn.

Hòa nhạc "Dân gian trên Jazz/Dân gian trên Dây" tổ chức tháng 12/2020 và hòa nhạc "Jazz Duyên" tới đây chính là những cột mốc đầu tiên trên hành trình thể nghiệm đó và hứa hẹn sẽ còn nhiều hơn nữa những dấu ấn vẫn còn ấp ủ trong thời gian sắp tới. Điều đáng nói là dự án đã quy tụ được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, như nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Hoàng Anh với cây sáo trúc huyền thoại, nghệ sĩ trống Lê Việt Hùng, nghệ sĩ ghi ta Hoàng Xuân Tùng....

Nghệ sĩ Lê Việt Hùng là một tay trống "lão làng" trong giới nhạc jazz Việt Nam và là một cái tên đã khá quen thuộc trên các sân khấu trong nước và quốc tế. Lần này đến với "Jazz Duyên" là một trải nghiệm đặc biệt của "tay trống" Lê Việt Hùng khi anh được chơi jazz và cảm nhận jazz theo một cách rất "dân tộc", rất "Việt Nam".

Cũng như những người "đồng nghiệp" cùng đến với buổi hòa nhạc này, anh gửi gắm tình yêu nhạc jazz và trái tim của một người con Bắc Bộ vào mỗi tác phẩm với mong muốn truyền tải những tinh hoa hòa quyện ấy đến với người yêu nhạc Việt Nam.

Còn với nghệ sĩ Hoàng Xuân Tùng, mối duyên giữa anh và quan họ có lẽ đã bắt đầu khi anh vẫn còn là một cậu sinh viên theo học tại Ba Lan, tác phẩm jazz hòa phối đầu tiên của anh có nguyên tác là một bài quan họ cổ.

Cũng từ đây, niềm đam mê và sự hứng thú với âm nhạc dân tộc của một nghệ sĩ jazz lớn dần trong anh, thôi thúc anh tìm tòi nhiều hơn, khám phá nhiều hơn và sáng tạo nên những tác phẩm mới mẻ...

Rõ ràng, jazz Việt đang có những khai mở mới trên con đường tiếp cận công chúng, định hình rõ nét hơn nữa vị thế của mình. Và con đường đó, càng ngày càng có nhiều nghệ sĩ dấn thân, đồng hành, mang đến những sắc màu mới cho đời sống âm nhạc Việt Nam.

Linh Nguyễn