Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

Khi nhiệt độ từ từ tăng cao là đến mùa sinh sản của cá, hôm trước có cần thủ chụp được bức ảnh rất thú vị. Dưới đáy nước có tổ hình tròn đường kính mấy chục cm trong đó có rất nhiều cá rô phi ở trong không ngừng bơi xung quanh. Vậy những lỗ nông của hình tròn đó là gì?

Đây là “tổ ấm uyên ương” do cá rô phi đực xây dựng trong mùa sinh sản, việc sinh sản của cá rô phi cũng giống như việc kết hôn của con người, chỉ khác là không có ô tô còn lại cơ bản như nhau. Vào mùa sinh sản, cá rô đực tìm vị trí thích hợp dưới đáy nước, dùng miệng đào đất làm hố nông hình tròn để thu hút cá rô cái nhằm mục đích sinh sản.

Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

Nếu cá rô phi cái nghĩ rằng con cá đực này không tệ, thì sẽ trở thành “tân nương” của nó và sẽ đẻ trứng trong tổ. Sau đó cá đực sẽ thu trứng và giữ trong miệng để ấp và sau khi trứng nở thì nhả cá con ra để chúng săn mồi, đây là cách sinh sản của cá rô phi.

Dù cá rô phi đực có “xây phòng cưới sang trọng” nhưng cũng chưa chắc thu hút được cá rô phi cái đến, bởi vì vùng nước đó có rất nhiều cá rô phi, trong lúc xây dựng tổ sẽ có nhiều nguy hiểm khác. Chủ yếu đến từ các cuộc tấn công của đồng loại, có 1 số cá rô phi đực khỏe sẽ cướp tổ của con cá khác và sử dụng nó.

Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

Trong quá trình làm tổ, nếu gần đó cũng có rất nhiều cá rô phi đực khác làm tổ thì sẽ không tránh khỏi việc đất đá từ tổ khác văng vào và chắc chắn sẽ xáy ra 1 cuộc chiến khác. Thậm chí có thể bắt gặp 2 con cá vừa đào đất làm tổ vừa khạc đất vào nhau. Chỉ những con cá rô đực sau khi xây dựng tổ mới thu hút được những con cá rô phi cái đến đẻ trứng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: 1 con cá rô phi trọng lượng 50g có thể đẻ được 600 quả trứng, cá có trọng lượng 150g đẻ được 1200 quả, cá có trọng lượng 250g đẻ được 1500q. Nếu cá rô phi khỏe mạnh thì lượng trứng đẻ ra cũng tăng nhiều, nếu cá yếu thì lượng trứng sẽ ít đi.

Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

Mặc dù cá rô phi không chịu được nhiệt độ thấp, nhưng trong nhiệt độ thích hợp 1 năm cá có thể đẻ 2 – 4 lần, mặc dù lượng trứng của cá rô phi không nhiều, nhưng tốc độ sinh sản rất nhanh. Phương pháp sinh sản của cá rô phi rất thành công, tỷ lệ chết của trứng cá giảm đi rất nhiều. Vậy cá rô phi sinh sản nhanh như thế nào? Ở đây có 1 ví dụ.

Một người bạn đào 1 cái ao nhỏ trong nhà để nuôi cá cảnh, nhưng để không một thời gian. Khi đi câu cá có giữ lại 3 con (không chú ý đến đực cái) trọng lượng không lớn lắm, mỗi con chưa đến 250g, thả trong ao nhỏ. Sau 2 tháng phát hiện có 1 đàn cá lớn đang bơi lội trong hồ, sau khi tát cạn nước, đếm được hàng nghìn con, không thể nghĩ rằng chúng sinh sản nhanh như vâyj. Vậy tại sao tốc độ sinh sản của cá rô phi rất nhanh, có bí mật gì ở đây chăng? Cái này phải bắt đầu từ tập tính sinh sản của cá rồi.

Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

  1. Phương pháp sinh sản: phương pháp sinh sản của cá có rất nhiều, thường gặp ở cá diếc, cá chép, cá trắm cỏ, cá chép bạc và cá mè vv, những loại cá này sẽ tìm nơi đẻ trứng trước. Ví dụ: cá diếc và cá chép thường đẻ trứng ở cây thủy sinh, trứng sẽ bám vào cây thủy sinh đó, cá trắm cỏ cá chép bạc và cá mè đẻ trứng ở chỗ nước chảy, trứng cá sẽ trôi theo dòng nước, lượng trứng của những loại cá này so với cá rô phi thì rất nhiều, nhưng dựa vào việc ấp tự nhiên, nên lượng cá nở tương đối thấp.

Với phương pháp ấp trứng của cá rô phi mặc dù lượng trứng không nhiều nhưng tỷ lệ nở so với cá chép, các diếc lại cao hơn. Bởi vì sau khi cá cái đẻ trứng, cá đực bảo vệ trứng nên tỷ lệ nở tương đối cao. Từ phương diện này mà nói, ở phía nam, cá rô phi lấn át nghiêm trọng không gian sinh trưởng của cá bản địa.

  1. Cạnh tranh: bất kể loại cá gì bất kể to hay nhỏ, chỉ cần đến mùa sinh sản, ngay cả những con cá hiền lành nhất cũng sẽ trở nên hung dữ, chủ yếu để sinh sản. Nếu trong mùa sinh sản, cá đực vẫn hiền lành như trước thì nó sẽ mất đi cơ hội sinh sản thế hệ sau.

Những người bạn cẩn thận có thể phát hiện, một khi đến mùa sinh sản của cá, cá chép và cá diếc sẽ đến gần những câu thủy sinh, kể cả gần bờ có người đi ngang qua cũng không bơi mất. Đến mùa sinh sản của cá rô phí, cá rô đực không những xây tổ uyên ương mà còn phải tranh giành bạn tình, nếu bị thua sẽ mất đi cơ hội sinh sản, cá thể càng khở mạnh cơ hội sinh sản càng lớn, các thế hệ sau cũng càng khỏe mạnh.

  1. Phương pháp ấp nở khác nhau, và tỷ lệ sống của trứng cá cũng khác nhau rất nhiều. Trứng của cá diếc và cá chép nở tự do sau khi sinh sản, nhưng việc nở tự do có nhiều yếu tố không kiểm soát được, bởi vì có nhiều loài cá khác sẽ ăn trứng, vd: cá muỗi, cá rô phi, cá chuồn, thậm chí cả cá chépnên tuy số lượng trứng đẻ nhiều nhưng tỷ lệ nở rất thấp.

Tỷ lệ nở của cá trắm cỏ, cá trắm bạc và cá mè thấp hơn do sau khi chúng đẻ ngoài tự nhiên, trứng trôi theo dòng nước và khó kiểm soát hơn. Sau khi cá rô phi cái đẻ trứng được cá rô phi đực chăm sóc, ngậm trứng trong miệng nên tỷ lệ nở của trứng tăng lên rất nhiều.

Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

Sự kết hợp của 3 phương pháp này làm cá rô phi sinh trưởng rất nhanh, đây cũng là lý do tại sao ở phương nam có rất nhiều trong khi số lượng cá diếc bản địa và các loài cá khác tương đối ít.

Cách sinh sản này của cá rô phi có thể nói là sự cạnh tranh giữa các loài, dựa vào “kỹ năng” của chính nó để cho phép bản thân tồn tại. Trên thực tế, không chỉ cá rô phi, nhiều loài cá có thói quen canh giữ trứng và đàn con sau khi sinh sản, cố gắng hết sức bảo vệ thế hệ sau như cá đen, cá chọi… đều có tập tính canh giữ trứng.

Cá nào sinh sản nhanh làm cá mồi được

Tại sao quần thể cá quả và cá chọi ngày càng giảm? Cá quả tuy là loài cá lớn nhưng lại là loài cá ăn thịt, nếu cá ở trong vùng giảm thì nguồn thức ăn của cá quả cũng giảm theo, khó sinh tồn. Ngoài ra, chất lượng thịt của cá quả ngon hơn, có nhiều người đánh bắt hơn, cá quả bảo vệ được trứng nhưng không tránh khỏi việc giảm dân số.

Cá chọi tương đối nhỏ, và ngay cả khi cá đực xua đuổi những con cá khác khi canh giữ trứng, đôi khi nó cũng vô dụng, vì cơ thể của nó quá nhỏ và rất dễ bị các loài cá ăn thịt khác nuốt chửng. Hơn nữa, cá chọi có yêu cầu tương đối cao về chất lượng nước, một khi chất lượng nước bị ô nhiễm sẽ mang lại tai họa cho nó, vì vậy hiện nay cá chọi không được nuôi phổ biến.

Mặt khác, cá rô phi có thể tồn tại ở những vùng nước ô nhiễm nhẹ cũng như nước lợ và nước ngọt. Chúng không có yêu cầu cao về chất lượng nước và thói quen ăn uống của chúng tương đối hỗn tạp. Sau khi trưởng thành, các loài thực vật sống dưới nước, cành khô héo, lá úa,… đều có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của nó.

Còn cá rô phi khi trưởng thành có kích thước tương đối lớn, thậm chí có thể lên tới hơn 5kg, thậm chí chỉ nặng 1kg, chúng hầu như không có kẻ thù tự nhiên trong nước. Nguyên nhân khiến cá rô phi có thể nhanh chóng chiếm vùng nước chủ yếu là do tập tính bảo vệ trứng, không kén thức ăn, chịu được một lượng nước thải nhất định, cá thể tương đối lớn, chính những điểm này khiến nó sinh sản nhanh trong vùng nước, phải nói là “siêu sinh sản”.