Bội của 12 là bao nhiêu

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

A. Lý thuyết

1. Bội và ước của một số nguyên

Cho a, b và b . Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.

Ví dụ: -9 là bội của 3 vì (-9) = 3.(-3)

Chú ý:

Nếu a = bq (b 0) thì ta còn nói a chia cho b được q và viết a:b = q.

Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.

Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên.

Nếu c vừa là ước của a vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b.

Ví dụ:

Các ước của 8 là: -8; -4; -2; -1; 1; 2; 4; 8.

Các bội của 3 là: 0; 3; 6; 9; -3; -6; -9;

2. Tính chất

Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c.

Bội của 12 là bao nhiêu

Ví dụ:

Bội của 12 là bao nhiêu

Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b

Bội của 12 là bao nhiêu

Ví dụ:

Bội của 12 là bao nhiêu

Nếu hai số a, b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c.

Bội của 12 là bao nhiêu

Ví dụ:

Bội của 12 là bao nhiêu

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cho a, b Z và b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì:

A. a là ước của b B. b là ước của a

C. a là bội của b D. Cả B, C đều đúng

Lời giải

Với a, b Z và b 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì a là bội của b và b là ước của a.

Chọn đáp án D.

Câu 2: Các bội của 6 là:

A. -6; 6; 0; 23; -23 B. 132; -132; 16

C. -1; 1; 6; -6 D. 0; 6; -6; 12; -12;

Lời giải

Bội của 6 là số 0 và những số nguyên có dạng 6k (k Z*)

Các bội của 6 là 0; 6; -6; 12; -12;

Chọn đáp án D.

Câu 3: Tập hợp các ước của -8 là:

A. A = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8} B. A = {0; ±1; ±2; ±4; ±8}

C. A = {1; 2; 4; 8} D. A = {0; 1; 2; 4; 8}

Lời giải

Ta có -8 = (-1).8 = 1.(-8) = (-2).4 = 2.(-4)

Tập hợp các ước của -8 là A = {1; -1; 2; -2; 4; -4; 8; -8}

Chọn đáp án A.

Câu 4: Có bao nhiêu ước của -24

A. 9 B. 17 C. 8 D. 16

Lời giải

Có 8 ước tự nhiên của 24 là 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Vậy có 8.2 = 16 ước của -24.

Chọn đáp án D.

Câu 5: Tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là:

A. {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

B. {±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

C. {0; 7; 14; 21;28; 35; 42; 49}

D. {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; -7; -14; -21; -28; -35; -42; -49; -56; }

Lời giải

Bội của 7 là số 0 và những số nguyên có dạng 7k (k Z*)

Khi đó các bội nguyên dương của 7 mà nhỏ hơn 50 là 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49

Vậy tập hợp tất cả các bội của 7 có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 50 là: {0; ±7; ±14; ±21; ±28; ±35; ±42; ±49}

Chọn đáp án A.

Câu 6: Tìm x, biết 12:x và x < -2

A. {1} B. {-3; -4; -6; -12}

C. {-2; -1} D. {-2; -1; 1; 2; 3; ;4; 6; 12}

Lời giải

Tập hợp ước của 12 là {±1; ±2; ±3; ±4; ±6; ±12}

Vì x < -2 nên x {-3; -4; -6; -12}

Chọn đáp án B.

II. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm các bội của -13 lớn hơn -40 và nhỏ hơn 40

Lời giải

Tập hợp các bội của -13 là {0; -13; 13; -26; 26; -39; 39; -52; 52; }

Mà theo bài ta có: bội đó lớn hơn -40 và nhỏ hơn 40

Nên các bội cần tìm là {-39; -26; -13; 0; 13; 26; 39}

Vậy các bội số thỏa mãn yêu cầu là {-39; -26; -13; 0; 13; 26; 39}

Câu 2: Tìm tất cả các ước của -15 và 54

Lời giải

Các ước của -15 là {-15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15}

Vậy các ước cần tìm là {-15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15}

Các ước của 54 là {-54; -27; -18; -9; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 9; 18; 27; 54}

Vậy các ước cần tìm là {-54; -27; -18; -9; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 9; 18; 27; 54}