Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Chiêu trò lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước

07:25 10/11/2020
Để chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch từ lâu xem tôn giáo là một trong những mũi nhọn để công kích, chống phá. Những đối tượng phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ XHCN dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”, tiến tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò của Đảng, Nhà nước ta.

  • Vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo1

Do vậy, cần nhận diện âm mưu thủ đoạn, hoạt động chống phá:

Trước hết, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng: “CNXH không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo; công dân theo đạo không được xét, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam”; cố gắng tạo ra khoảng cách cũng như dùng các thủ đoạn làm tăng sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch không những phủ nhận những kết quả trong công tác tôn giáo mà còn ra sức lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng với nhiều chiêu thức thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai.

Thứ hai, xây dựng các tổ chức lấy danh xưng tôn giáo cùng với việc thiết lập các trang mạng xã hội như: Youtube, facebook, blog… để phát tán, đăng tải các video, hình ảnh, bài viết với danh nghĩa các tôn giáo để đả kích, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Họ đi sâu vào những mặt trái của xã hội để quy kết, hạ thấp thanh danh của Đảng, Nhà nước ta, thậm chí cố tình “diễn trò”, lợi dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng hay tìm mọi cách chia rẽ các tôn giáo với nhau, chia rẽ người có tôn giáo với người không có tôn giáo, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận nhân dân với hệ thống chính trị.

Thứ ba, các tôn giáo ở Việt Nam đều có mối quan hệ quốc tế sâu sắc. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng mọi chiêu trò để vu khống Đảng, Nhà nước ta “xâm phạm quyền tự do, đàn áp tôn giáo”; từ đó, kêu gọi các tổ chức, cộng đồng quốc tế lên tiếng, can thiệp.

Thứ tư, lôi kéo, cổ súy, hậu thuẫn cho một số linh mục, chức sắc tôn giáo có nhiều tham vọng chính trị và lợi dụng đức tin của các tín đồ đã tuyên truyền, xuyên tạc hết sức phản động về Đảng, chế độ, chính quyền các cấp; ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội, kêu gọi, kích động một bộ phận nhân dân có đạo gây rối.

Thứ năm, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc song phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền núi, vùng có đạo và không có đạo còn có sự chênh lệch. Các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, địa bàn có vị trí chiến lược nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Dựa vào đặc điểm địa lý; khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch đã lợi dụng để hình thành, phát triển những tôn giáo cực đoan, dị dạng trái với các giá trị văn hóa của tôn giáo, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, từ đó thúc đẩy kết hợp chống phá sự nghiệp cách mạng cả về vấn đề dân tộc và tôn giáo.

Trước những vấn đề trên cần nhìn nhận như sau:

Một là, cần thấy rằng, trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo có vị trí, vai trò lớn, có những đóng góp quan trọng vào giá trị văn hóa nhân loại và ở Việt Nam cũng vậy. Trong tiến trình đi lên CNXH, tôn giáo luôn được thừa nhận và bảo vệ theo đúng quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến tôn giáo, Người khẳng định mỗi tôn giáo đều có những ý nghĩa tốt đẹp, trong đó: “Chúa Giêsu dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”. Đồng bào các tôn giáo từ xưa đến nay là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Năm 1952, trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, khi đề cập đến Tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:“Phần lớn đồng bào tôn giáo, nhất là các tầng lớp lao động đều yêu nước kháng chiến”. Hiện nay, các tôn giáo ở Việt Nam đã xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc. Các tổ chức tôn giáo tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, như:“Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”của Phật giáo;“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”của Công giáo;“Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”của đạo Tin lành;“Nước vinh, đạo sáng”của đạo Cao Đài;“Vì đạo pháp, vì dân tộc”của Phật giáo Hòa Hảo...

Hai là, kế thừa tư tưởng đó của Người, trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa quan tâm, chăm lo, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo, vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Điều này thể hiện rõ trong quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước ta.

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách nhất quán của Đảng ta kể từ khi thành lập đến nay, là một nội dung cốt lõi trong quan điểm, chính sách của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong các giai đoạn cách mạng, quan điểm, nhận thức của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo luôn có sự bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thực tiễn cách mạng Việt Nam, cũng như thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước.

Điều 24 Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nhìn nhận là quyền tự nhiên của con người - tức đã là con người, ai cũng được thụ hưởng, đó là quyền bẩm sinh của con người, con người sinh ra đã có quyền đó. Một điểm nữa để khẳng định rõ hơn chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc có nhiều hơn những người theo tôn giáo được kết nạp Đảng.

Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: “Số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nữ, trí thức, học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, người lao động trong các thành phần kinh tế và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với khóa trước”.

Ba là, tính tới nay, theo Cục An ninh Nội địa (Bộ Công an), Việt Nam đã công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 60 cơ sở đào tạo với 55.000 chức sắc, 145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. Khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Tính đến năm 2018, có 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng.

Việc ra đời các tổ chức tôn giáo phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời khẳng định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.

Trong hơn 5 năm qua, hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản Vesak, 500 năm cải chính đạo Tin lành…Điều đáng nói, tự do tôn giáo các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: Năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung...

Quan trọng hơn, các tôn giáo được tự do hành lễ, dù ở nhà riêng hay các nơi thờ tự; được tạo điều kiện mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự, được mở các trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của Giáo hội, được Nhà nước tạo điều kiện phát triển các quan hệ giao lưu quốc tế…Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động đã xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước, dân tộc.

Phủ nhận quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước cũng như những kết quả đạt được trong công tác tôn giáo - điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của họ, mà trước hết là các nước XHCN bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.

# chống chế độ XHCN chống phá cách mạng lợi dụng tôn giáo
Facebook Twitter Link gốc

Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta hiện nay

ThS. Phạm Xuân Quyền
2021-08-17T14:44:30+07:00 2021-08-17T14:44:30+07:00 https://truongchinhtri.edu.vn/home/dau-tranh-bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/dau-tranh-phong-chong-cac-the-luc-thu-dich-loi-dung-van-de-ton-giao-de-chong-pha-cach-mang-nuoc-ta-hien-nay-1303.html /home/themes/egov/images/no_image.gif
Trường Chính trị tỉnh Bình Phước https://truongchinhtri.edu.vn/home/uploads/logotc108t.png
Thứ năm - 12/08/2021 23:11 17.301 0
Tôn giáo là một trong những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã. Tôn giáo đang và sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ ngĩa xã hội. Giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Các quyền này đã được nêu rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước Việt Nam, trong đó có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam. Một số nước vẫn còn có các nhóm người công khai, lợi dụng vấn đề tôn giáo, can thiệp thô bạo đến công việc nội bộ của Việt Nam. Lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, hàng năm có hàng chục phái đoàn vào “tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam”, trong đó vẫn có những nhân vật lợi dụng hoạt động này để nắm bắt tình hình, hỗ trợ, chỉ đạo các hoạt động chống phá Việt Nam. Trong cái gọi là “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế” hằng năm, họ thường xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có những thông tin cố tình làm sai lệch và phản ánh không đúng tình hình như ở Tây Nguyên mấy năm trước và một số địa phương trong những tháng đầu năm nay.
* Những phương thức chủ yếu của bọn đế quốc trong việc lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá cách mạng.
Thứ nhất, chúng tìm mọi cách để đưa giáo hội vào các cuộc chiến chính trị.
Một mặt chúng thúc giục các giáo hội ủng hộ các đảng phái đồi lập hoạt động chống Ðảng Cộng Sản. Mặt khác thông qua hoạt động của các đảng phái đối lập để lôi kéo, tập hợp, kích động các chức sắc, giáo sĩ, tín đồ chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, xúi giục các giáo hội đòi lập khu tôn giáo tự trị.
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, bọn đế quốc chú trọng đến việc xây dựng các khu tôn giáo tự trị ngay trên lãnh thổ các nước xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn ở Trung quốc, đã một thời xuất hiện khu tự trị Phật Giáo Tây Tạng.
Mục đích của việc hình thành các khu tự trị tôn giáo này là:
- Tăng thêm tính độc lập của giáo hội đối với nhà nước.
- Tạo thế và lực cho giáo hội hoạt động chống nhà nước.
- Tạo cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động can thiệp trực tiếp khi giáo hội yêu cầu.
Thứ ba, khơi dậy, khoét sâu những mâu thuẫn, những vấn đề tôn giáo và dân tộc; kích động các cuộc chiến tranh mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc, làm suy yếu tiến tới làm sụp đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay và trong thời gian tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nhân dân thấy rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo, từ thực trạng vấn đề tôn giáo trong lịch sử thế giới và ở nước ta, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam như sau:
Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch đồng thời tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật, hình thành chủ nghĩa vô thần cho toàn dân mà trực tiếp là đồng bào các dân tộc theo đạo.
Nội dung tuyên truyền phải toàn diện, tổng hợp. Trước hết, cần phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng thừa nhận rằng: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; tôn giáo có những giá trị văn hóa đạo đức phù hợp với chế độ mới; Đảng và Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng; tuyên truyền cho đồng bào hiểu rõ: chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề tôn giáo không có mục đích nào khác là nhằm thúc đẩy quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng (trong giai đoạn hiện nay là thúc đẩy toàn diện quá trình đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh) được củng cố và tăng cường.
Hai là, triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Đồng thời hết sức quan tâm giải quyết một số vấn đề bức xúc về kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào theo đạo.
Hiện nay, nhiệm vụ chính trị trọng đại của cả dân tộc ta lúc này là đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Trên tiền đề có đường lối đúng, việc phát huy cho được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có gần một phần tư dân số theo 6 tôn giáo lớn là một động lực mạnh nhất của quá trình phát triển để đạt mục tiêu vừa nêu. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo phải góp phần phục vụ cho nhiệm vụ chính trị căn bản đó.
Trong những năm trước mắt, liên quan tới vấn đề vừa nêu, cần đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh đô thị hoá. Bởi lẽ, một khi đời sống mọi mặt đồng bào được bảo đảm, thì dù thế lực thù địch bên trong và bên ngoài có muốn gây rối bằng việc lợi dụng vấn đề tôn giáo của đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo cũng không thể thực hiện được.
Ba là, củng cố và từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc, cán bộ an ninh, cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Đây là điều kiện bảo đảm nắm được quần chúng đồng thời làm nòng cốt cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, giáo dục cảm hoá, cải tạo những phần tử xấu, trừng trị những kẻ lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để hoạt động trái pháp luật, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở còn phải chú trọng chất lượng cán bộ làm công tác an ninh, công tác tôn giáo, dân tộc, hướng vào đối tượng người dân tộc thiểu số tại chỗ. Ở cấp cơ sở cơ bản không có cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo, cán bộ kiêm nhiệm không ổn định; họ thiếu thông tin, nhiều người chưa nắm vững nội dung các văn bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Sự yếu kém, hẫng hụt từ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay có thể nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém của công tác này. Vì thế, bên cạnh việc tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, trước hết cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ đang làm công tác này. Mấy năm nay, trong sự phối hợp của các đơn vị làm công tác tôn giáo, nhiều loại lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo được mở cho hàng ngàn cán bộ ở các cấp, ngành, các đoàn thể. Đây là một chuyển biến lớn, góp phần nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo cho toàn hệ thống chính trị.
Bốn là, triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác phòng, chống và giải quyết “điểm nóng”, biểu tình, bạo loạn.
Phải tôn trọng các tôn giáo có tư cách pháp nhân, tranh thủ giáo sĩ, thực lòng quan tâm đến đồng bào các tôn giáo, dân tộc để vận động đồng bào tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đối với đồng bào không theo tôn giáo thì giáo dục để giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thực hiện các hình thức tín ngưỡng truyền thống, làm vô hiệu hoá hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Đối với những người thực sự có nhu cầu theo tôn giáo, cần giáo dục để đồng bào hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là một yêu cầu khách quan, cấp thiết đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Vì vậy, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, quân dân cả nước tiếp tục luôn nêu coo cảnh giác, tuyền truyền, tích cực đấu tranh chống các thế thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta, góp phần tích cực bảo vệ và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta./.

Tác giả bài viết: ThS. Phạm Xuân Quyền

Nguồn tin: Trường Chính trị tỉnh Bình Phước

Một số hình ảnh

Một số giải pháp phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc

(Mặt trận) -Các tỉnh vùng Tây Bắc nước ta có đông đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Trong điều kiện thường xuyên có sự chống phá của các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ, cần phải chủ động phòng ngừa, sớm triệt tiêu các nhân tố bất lợi có thể gây mất ổn định chính trị - xã hội. Do vậy, nếu làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về công tác dân tộc, tôn giáo cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn sẽ phòng, chống hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta, từ đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tết ấm áp trong những ngôi nhà nghĩa tình của người Chứt ở Rào Tre

Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong công tác dân tộc, tôn giáo

Tây Bắc gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, nơi có 34 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là người Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, Nùng, Mông... với dân số khoảng gần 8 triệu người. Đồng bào các dân tộc trong vùng theo đạo Phật có khoảng 125.000 tín đồ; Công giáo có gần 300.000 tín đồ và Tin lành có khoảng 138.000 tín đồ. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực phối hợp triển khai thực hiện của hệ thống chính trị các cấp ở các địa phương nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng ổn định và phát triển; niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương được củng cố, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng vùng Tây Bắc thực sự trở thành “phên dậu” vững chắc trên vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.

Tuy nhiên, đời sống nhân dân các dân tộc sinh sống ở các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn khó có thể giải quyết “một sớm, một chiều”. Hiện nay tỷ lệ nghèo đa chiều trên 50% ở một số hộ dân tộc thiểu số còn cao như: Dân tộc La Hủ (74,4%), dân tộc Mảng (66,3%), dân tộc Xinh Mun (65,3%), dân tộc Cống (54,0%), dân tộc Lô Lô (53,9%), dân tộc Mông (52,6%), dân tộc Khơ Mú (51,6%), dân tộc Pà Thẻn (50,2%); vẫn còn 3,3% số hộ dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận điện lưới quốc gia, trong đó một số dân tộc có trên 15% số hộ phải sử dụng nguồn năng lượng khác để thắp sáng, bao gồm: Cơ Lao (15,3%), La Hủ (17,1%), Mông (19,6%), Mảng (19,9%), Khơ Mú (23,5%), Lô Lô (23,7%). Đến nay còn 11,4% số hộ dân tộc thiểu số chưa được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, trong đó một số dân tộc có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thấp dưới 50%, bao gồm: dân tộc Si La (48,3%), dân tộc Cống (43,5%)... đây là những thách thức không nhỏ đối với công tác dân tộc ở nước ta nói chung, các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng1. Lợi dụng sự đói nghèo của một số dân tộc, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chia rẽ giữa đồng bào các dân tộc, giữa nhân dân với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội gắn vấn đề dân tộc, với vấn đề tôn giáo, lợi dụng các yếu tố “tự do”, “dân chủ”... để gây kỳ thị, chia rẽ các dân tộc. Trong đó, nổi lên một số hoạt động chủ yếu là:

Thứ nhất, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tập trung tuyên truyền thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông”, kích động đồng bào Mông ở các tỉnh khu vực Tây Bắc di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên và di cư sang Lào; luận điệu của chúng là: “quốc tế đã công nhận người Mông là một dân tộc chính thống, có Tổ quốc riêng, nên người Mông phải đoàn kết, tôn vinh những người mới để đứng lên thành lập nhà nước riêng”. Từ năm 2012 đến nay, các cơ quan chức năng ở tỉnh Điện Biên, Lai Châu đã tập trung đấu tranh, bóc gỡ, xóa bỏ hoạt động của các đối tượng phản động trong người Mông trên địa bàn, xử lý hầu hết các đối tượng cầm đầu, quản lý, giáo dục các đối tượng đã nhẹ dạ, cả tin, tuyên truyền để người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nên phần lớn các nhóm đối tượng phản động đã cơ bản tan rã. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã phát hiện một số đối tượng vẫn tiếp tục hoạt động ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo. Thông qua công tác nắm tình hình và phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, lực lượng chức năng đã bắt được các đối tượng và đã được tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đưa ra xét xử ngày 18/2/2020 với 14 bị can. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thấy rằng hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã đủ các yếu tố cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 2015; tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), áp dụng một hình phạt nghiêm minh với từng hành vi phạm tội mà các đối tượng đã gây ra.

Thứ hai, các thế lực thù địch ở ngoài nước đã thông qua các trang mạng xã hội, youtube, facebook.. chỉ đạo các đối tượng phản động trên địa bàn vu cáo cấp ủy, chính quyền địa phương đàn áp, vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, kích động đồng bào dùng vũ lực chống lại chính quyền các cấp; khiếu kiện, kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp... Chúng đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, lôi kéo người Mông trên địa bàn các huyện biên giới thuộc tỉnh Điện Biên, Lai Châu theo tà đạo.

Thứ ba, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để đẩy mạnh các hoạt động chống phá, như: tuyên truyền, lôi kéo tín đồ, củng cố tổ chức; kích động di cư tự do, với các chiêu bài chúa sẽ về đón con dân của chúa, đi theo chúa sẽ được che chở, được cấp phát tiền, vật chất, sẽ có cuộc sống ấm no, tự do. Vì thế, trong hơn hai thập niên trở lại đây, số lượng đồng bào theo các tôn giáo tăng nhanh và nhiều cơ sở thờ tự được xây mới, nhất là Công giáo và Tin lành; trong đó, có khoảng 96% là người Mông theo đạo Tin lành.

Thực tế ở các địa phương trong vùng Tây Bắc cho thấy các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Để đấu tranh, ngăn ngừa, từng bước vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn chống phá của chúng, cần thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp, trong đó chú trọng thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Thực tiễn cho thấy, nhận thức của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc về sự chống phá của các thế lực thù địch nói chung, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nói riêng còn hạn chế. Do đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc về vấn đề này là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Để thực hiện tốt, trước hết cần làm chuyển biến nhận thức trong các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương và các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn về âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, đặc biệt là thủ đoạn mới của chúng. Từ đó, các cơ quan, đơn vị, chính quyền, đội ngũ cán bộ các cấp xác định rõ trách nhiệm, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là việc bồi dưỡng, học tiếng nói, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc là một trong những yêu cầu bắt buộc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền để đồng bào hiểu, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, chính sách về dân tộc, tôn giáo, về đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, sự ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nói riêng. Trong tuyên truyền, cần có phương pháp phù hợp, gần gũi, chia sẻ, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, kiên trì, nói đi đôi với làm để đồng bào hiểu, tin và ủng hộ; tuyệt đối tôn trọng phong tục, tập quán của từng dân tộc, tránh sơ hở, sai sót để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng, chú trọng xây dựng lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của các dân tộc thiểu số, nhất là các vùng trọng điểm về an ninh, quốc phòng.

Hai là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc, chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, sự chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn. Bởi vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy kinh tế vùng Tây Bắc phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, quan tâm xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; cải cách cơ chế, chính sách, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo mọi điều kiện thu hút các nguồn lực, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp, một số sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, khai thác tiềm năng du lịch. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người có công với cách mạng; quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của đồng bào; đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa tại các làng, bản, đấu tranh chống các biểu hiện mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Phát huy vai trò của các đoàn kinh tế - quốc phòng trên địa bàn tham gia xây dựng công trình dân sinh phục vụ sản xuất và đời sống; nghiên cứu, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, bao tiêu sản phẩm cho đồng bào các dân tộc để từng bước ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào, không để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng chống phá.

Ba là, phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ.

Phối hợp thực hiện tốt công tác dân vận, xóa đói giảm nghèo, cứu hộ, cứu nạn; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào các dân tộc. Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ, đội công tác, cử cán bộ Bộ đội Biên phòng giữ chức vụ trong cấp ủy, chính quyền địa phương biên giới, tích cực tham gia, xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Chú trọng xây dựng, phát huy đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trên địa bàn, bồi dưỡng, rèn luyện cho họ có phong cách, tác phong công tác phù hợp, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, có sự am hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán của đồng bào để “nghe được đồng bào nói, nói đồng bào nghe”.

Nguyễn Mạnh Quang,Phó Trưởng ban Dân tộc, UBTW MTTQ Việt Nam

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Tết ấm áp trong những ngôi nhà nghĩa tình của người Chứt ở Rào Tre

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong công tác dân tộc, tôn giáo

Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Chung sức xây dựng tỉnh Bình Dương ngày càng giàu đẹp

Vì sao các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta?

PGS, TS. BÙI MẠNH HÙNG, TS. BÙI XUÂN QUỲNH, Học viện Chính trị
2019-02-25T10:11:59+07:00 2019-02-25T10:11:59+07:00 http://ubmttqvn.quangtri.gov.vn/dan-toc-ton-giao/vi-sao-cac-the-luc-thu-dich-loi-dung-ton-giao-chong-pha-cach-mang-nuoc-ta-2371.html https://cdn.giaibainhanh.com/cac-the-luc-thu-dich-loi-dung-van-de-ton-giao-dan-toc-de-chong-pha-ta-nhu-the-nao--3bcf6ca1863070ed330dd00817fa46fe.wepb
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị http://ubmttqvn.quangtri.gov.vn/uploads/banner_3.png
Thứ hai - 25/02/2019 10:11 1.186 0
Gần đây, ở Việt Nam xuất hiện một số tổ chức được gọi là “tôn giáo”, có tôn chỉ, mục đích hoạt động đi ngược lại đường hướng của Đảng, Nhà nước, với mục đích chống phá cách mạng nước ta. Tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo, coi đó là “chiêu bài” nguy hiểm để hiện thực hóa mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo1. Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, được đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình hưởng ứng và thừa nhận2. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Trong 15 năm qua, cả nước đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 7.916 cơ sở thờ tự, v.v. Đồng thời, coi trọng củng cố mối quan hệ đoàn kết lương - giáo, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thôn, bản, địa phương vững mạnh, giàu đẹp, văn minh, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thế nhưng, các thế lực thù địch đã không chỉ phủ nhận kết quả đó, mà còn lợi dụng tôn giáo, coi tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, với nhiều chiêu thức thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai. Vậy tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo để chống phá chúng ta? Điều này xuất phát từ bản chất, mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ không đi theo quỹ đạo của chúng, mà trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Phương thức của chúng là tập hợp, liên kết lực lượng lấy danh nghĩa tôn giáo, thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ lương - giáo, tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để dễ bề can thiệp vào công việc nội bộ của ta.

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta là do tôn giáo nói chung, ở Việt Nam nói riêng có những đặc điểm mà chúng có thể khoét sâu, khai thác.

Trước hết,sự đối lập về thế giới quan của tôn giáo và thế giới quan duy vật biện chứng trong nền tảng tư tưởng của Đảng là cơ sở để chúng lợi dụng, khoét sâu mâu thuẫn giữa chế độ xã hội chủ nghĩa với tôn giáo. Thế giới quan của tôn giáo là thế giới quan “lộn ngược”; “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”3. Tính chất duy tâm, thần bí của tôn giáo đối lập với khoa học, thế giới quan duy vật biện chứng của hệ tư tưởng Mác – Lê-nin.

Lợi dụng sự đối lập này, các thế lực thù địch đi sâu tuyên truyền, gieo rắc tâm lý cho rằng, chủ nghĩa xã hội không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo, từ đó tạo ra khoảng cách, sự đối kháng giữa tôn giáo với đời sống hiện thực xã hội chủ nghĩa để kích động tôn giáo chống lại Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện âm mưu hình thành “Ủy ban liên tôn đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo”, thành lập tổ chức “Liên tôn chống cộng”. Nếu nhìn nhận phiến diện thì đúng là có sự đối lập giữa thế giới quan tôn giáo và thế giới quan cách mạng của Đảng. Sự đối lập đó không có nghĩa là phải xóa bỏ tôn giáo, mà đòi hỏi có cách nhìn sâu sắc, toàn diện, lịch sử, cụ thể hơn. Chúng ta cần hiểu rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo tất yếu đồng hành cùng dân tộc. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chưa bao giờ có tư tưởng xóa bỏ, kỳ thị hay áp bức tôn giáo mà luôn nhất quán nhận thức: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, chúng ta cần quán triệt, thực hiện và kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, thù địch, nhất là các luận điệu vu khống, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cho rằng Đảng, Nhà nước ta kỳ thị tôn giáo.

Thứ hai,lợi dụng về đức tin và sự gắn kết cộng đồng của tôn giáo nhằm lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng nước ta. Mục tiêu chỉ được chuyển hóa thành kết quả khi có lực lượng thực hiện. Vì thế, các thế lực thù địch đã coi tôn giáo là chiêu bài để lợi dụng, tập hợp lực lượng chống phá cách mạng, chia rẽ các tôn giáo với nhau, chia rẽ người có tôn giáo với người không có tôn giáo, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự xuất hiện và biến đổi của tôn giáo bao giờ cũng gắn với nguồn gốc về nhận thức, kinh tế - xã hội và tâm lý. Cũng như nhiều quốc gia khác, tôn giáo ở Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển dựa vào các yếu tố: tâm linh; sự giới hạn nhận thức của con người trước thế giới; sự sợ hãi, bất lực trước tự nhiên rộng lớn, bí ẩn; sự tuyệt vọng về bệnh tật mà y học chưa vươn tới; cuộc sống khó khăn, túng quẫn về kinh tế, v.v. Khai thác những vấn đề đó, các thế lực thù địch dựng lên cái gọi là “tôn giáo”, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu lúc sa cơ, lỡ vận, v.v. Với niềm tin được đền bù hư ảo do tôn giáo đem lại, các tín đồ bị ràng buộc bởi thứ được gọi là giáo lý, giáo luật, thực hiện nghi thức “tôn giáo” và những điểm tương đồng khác, hòng tạo ra sựgắn kết chặt chẽ, lâu bềngiữa những người cùng tín ngưỡng. Sự gắn kết này tạo ra sức mạnh to lớn của một cộng đồng người và nó khác biệt với các cộng đồng người khác do tín ngưỡng, dẫn đến chia rẽ, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, giữa người có đạo và không có đạo. Nguy hiểm hơn là khi khối cộng đồng người này bị mê hoặc, cuồng tín và hoạt động theo phản xạ tự nhiên, không tuân thủ chính sách tôn giáo của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện vô điều kiện theo sự chăn dắt của bọn chủ mưu.

Thứ ba,triệt để tận dụng những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo để kích động quần chúng gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại các địa phương. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vẫn còn những tàn dư của chế độ xã hội cũ. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới đất nước, những thành tựu là cơ bản, song khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết trong quản lý, điều hành xã hội, nhất là ở cơ sở. Đây là khoảnh đất trống mà các thế lực thù địch lợi dụng tổ chức lực lượng trực diện chống phá đường lối đổi mới đất nước. Điển hình là việc xả thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty Formosa (Hà Tĩnh), giải tỏa đền bù đất tại 42 Nhà Chung, Nhà thờ Thái Hà, dựng thánh giá, nhà nguyện trái phép ở giáo xứ Đồng Chiêm (Hà Nội), Đồng Hới (Quảng Bình), giải tỏa Chùa Liên Trì (Thành phố Hồ Chí Minh) và gần đây là các vụ việc phức tạp tại giáo phận Vinh, Kon Tum, v.v.

Được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, một số linh mục, chức sắc tôn giáo lợi dụng đức tin của các tín đồ đã tuyên truyền, xuyên tạc hết sức phản động về Đảng, chế độ, chính quyền các cấp; ngang nhiên phát thư ngỏ trên mạng xã hội, kêu gọi, kích động giáo dân chặn đường giao thông, biểu tình, gây rối, đập phá tài sản và tấn công lực lượng chức năng. Có người cho rằng, đây chỉ là những hành động, việc làm đơn giản, bột phát nhất thời, nhưng thực chất phía sau là cả những ý đồ đen tối, kế hoạch hết sức sâu xa, nham hiểm, được tính toán kỹ lưỡng, nhằm gây tiếng vang, tạo cớ, can thiệp vào các vấn đề: dân chủ, nhân quyền, v.v. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác, thận trọng, tỉnh táo, xử lý mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển, bảo đảm đúng pháp luật, phù hợp với đặc điểm, giáo lý, giáo luật tôn giáo và không để mắc mưu kẻ địch.

Thứ tư,dựa vào đặc điểm địa lý; khó khăn về kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo để phát triển tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, song phát triển không đều về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống dân trí và các hoạt động xã hội giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền núi, vùng có đạo và không có đạo còn có sự chênh lệch. Các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng núi cao, địa bàn có vị trí chiến lược nhưng điều kiện kinh tế - xã hội còn hết sức khó khăn. Đây là “mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch phát triển tôn giáo. Theo thống kê, từ năm 1980 đến nay, nước ta có khoảng 80 “tôn giáo mới”, hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ, tà đạo với nhiều nguồn gốc khác nhau, như: Tà đạo Hà Mòn, Pơkhăp Brâu, Dương Văn Mình, “Tâm linh Hồ Chí Minh”, Long Hoa Di Lặc, Hội thánh đức chúa trời mẹ, v.v Những thứ gọi là “tôn giáo” này hình thành trên cơ sở tiếp thu giáo lý của các tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống với hình thức lắp ghép hỗn dung và thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống. Trong đó, nhiều tôn giáo được tổ chức nhằm lôi kéo, tập hợp quần chúng nhân dân chống phá cách mạng, gây rối trật tự, an ninh xã hội, như: “Tà đạo Vàng Chứ”, “Hội thánh đức chúa trời mẹ”, “Pháp luân công”. Nguy hiểm hơn, chúng còn lôi kéo, lập ra một số loại hình tôn giáo riêng cho người dân tộc thiểu số, như: “Tin lành Đề ga” ở Tây Nguyên; “Phật giáo riêng của người Khơme”,… nhằm “tôn giáo hóa” vùng dân tộc thiểu số, tập hợp lực lượng, khống chế quần chúng, kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị - xã hội, hình thành lực lượng đối trọng với chính quyền và cao hơn là gây mâu thuẫn, xung đột dân tộc, tôn giáo tại các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, tiến tới phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên cơ sở nhận thức rõ những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nêu trên, thời gian tới, để tiếp tục đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn đó của các thế lực thù địch, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau: (1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân về quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. (2) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác tôn giáo. (3) Chú trọng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo vững mạnh về mọi mặt; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân. (4) Chủ động nhận diện và đấu tranh hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch.

Những đặc điểm trên, là cơ sở quan trọng để nắm bắt được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nước ta; xây dựng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương - giáo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Tác giả bài viết: PGS, TS. BÙI MẠNH HÙNG, TS. BÙI XUÂN QUỲNH, Học viện Chính trị

Quân đội đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta

Thứ Ba, ngày 29 tháng 6 năm 2021 - 11:41 Đã xem: 8545
  • A+
  • A-
  • Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo dân tộc để chống phá ta như thế nào

Đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá cách mạng nước ta là nội dung rất quan trọng trong tiến hành công tác tôn giáo. Thực hiện nhiệm vụ này là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó phát huy vai trò của quân đội là việc làm thường xuyên, có tính cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu thâm độc, là “ngòi nổ” quan trọng của các thế lực thù địch, phản động trong chiến lược “diễn biến hòa bình”. Hiện nay, chúng tăng cường lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động đồng bào các tôn giáo chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đối lập đồng bào các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng, gây rối loạn xã hội, mất ổn định chính trị, làm mất hiệu lực quản lý của Nhà nước....

Đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”1.

Quân đội đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta hiện nay là yêu cầu tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của quân đội; từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ; từ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trong thời gian qua, quân đội đã thể hiện vai trò quan trọng, tham gia có hiêu quả vào việc đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta. Hiện nay, quân đội cần thực hiện nghiêm sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương: nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.

Để tiếp tục phát huy vai trò quân đội tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nội dung sau:

Mục tiêu xuyên suốtcủa quân đội đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta là góp phần cùng hệ thống chính trị làm thất bại âm mưu, thủ đoạn đó xâm phạm an ninh quốc gia, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tạo sự ổn định chính trị, góp phần quan trọng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chủ thể tham gia đấu tranh, là toàn bộ các tổ chức, các lực lượng, mọi quân nhân trong quân đội, đặt trong cuộc đấu tranh chung của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước chỉ đạo, điều hành thống nhất, thường xuyên trực tiếp là Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng; phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ đảng, chính quyền, công an, đoàn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân địa phương. Mỗi tổ chức, lực lượng ở từng cơ quan, đơn vị trong toàn quân đều là chủ thể của hoạt động đấu tranh. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, mỗi lực lượng trong quân đội có vai trò riêng, đều tham gia đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước ta.

Phương thức đấu tranh,sử dụng tổng hợp các phương thức đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, trong đó, lấy đấu tranh phi vũ trang là chính, mà cốt lõi là công tác vận động quần chúng, nhằm vô hiệu hoá sự lợi dụng của các thế lực thù địch, phản động.

Phương châmđấu tranh làchủ động ngăn ngừa, lấy giáo dục thuyết phục, vận động là chính, lấy giữ vững sự ổn định chính trị, lợi ích quốc gia dân tộc làm điểm tương đồng để đoàn kết dân tộc, tập hợp các lực lượng cho cuộc đấu tranh ấy; khi tham gia giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh, các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo phải xử lý kiên quyết, khôn khéo, thận trọng, đúng pháp luật, không để lây lan, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập, không để địch mượn cớ can thiệp;kết hợp chặt chẽ giữa “luật đạo” và “luật đời”, luật đạo phải trên cơ sở luật đời.

Nội dung đấu tranh, với tất cả các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo, diễn ra toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Âm mưu, thủ đoạn của chúng thế nào, diễn ra trên lĩnh vực nào, thì chúng ta đấu tranh vạch trần, vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn diễn ra trên lĩnh vực đó.

Nguồnbtgcp.gov.vn