Bỏ việc giữ sổ bảo hiểm như thế nào năm 2024

Rất nhiều doanh nghiệp cố tình không trả hoặc làm sai các quy định chốt, trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động khi họ nghỉ việc. Vậy nếu không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp bị phạt như thế nào? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bỏ việc giữ sổ bảo hiểm như thế nào năm 2024

Mức phạt khi doanh nghiệp không chốt sổ BHXH cho người lao động

1. Doanh nghiệp buộc phải chốt sổ BHXH cho người lao động

Người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp buộc phải thực hiện các quy định về BHXH. Theo Khoản 3, Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 quy định:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Mặt khác, tại Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:

“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, căn cứ vào nội dung của luật thì tới thời điểm hiện tại người lao động không thể tự chốt sổ BHXH cho mình. Để có thể thực hiện hiện việc chốt sổ BHXH người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan BHXH có thẩm quyền trực tiếp quản lý hồ sơ BHXH của mình thực hiện chốt sổ.

Bỏ việc giữ sổ bảo hiểm như thế nào năm 2024

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi không chốt sổ BHXH

2. Không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp sẽ bị phạt

Không chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động nghỉ việc hoặc có yêu cầu chốt sổ để phục vụ cho việc làm hồ sơ giấy tờ hưởng các chế độ BHXH khác doanh nghiệp sẽ bị phạt theo quy định.

Mức phạt khi không chốt sổ BHXH cho người lao động như thế nào? Căn cứ theo Mục d, Khoản 4, Điều 40, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/3/2020 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định tại Khoản 5, Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bên cạnh đó, Pháp luật cũng quy định rõ tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 47, Bộ luật lao động 2012 và căn cứ vào Khoản 8, Điều 1, Nghị Định số 148/2018/NĐ-CP ban hành ngày 24/10/2018 thời gian giải quyết như sau:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.

- Trong trường hợp đặc biệt, người sử dụng lao động có thể kéo dài việc thanh toán nhưng không được quá 30 ngày.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Với những chia sẻ từ BHXH điện tử EBH trong bài viết này, các doanh nghiệp cần lưu ý mức phạt khi không thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động theo quy định, nhằm tránh những sai phạm gây tổn thất không đáng có. Đồng thời, thông qua nội dung xử phạt, người lao động nắm được thời hạn cũng như các quy định khi chốt sổ để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Theo đó, khi người lao động nghỉ việc thì có thể được chốt sổ bảo hiểm ngay. Hiện nay, pháp luật lao động quy định trong vòng 14 ngày làm việc kể từ khi người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, trong 04 trường hợp sau đây, công ty được kéo dài thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không được quá 30 ngày:

- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Bỏ việc giữ sổ bảo hiểm như thế nào năm 2024

Có được lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi tự ý nghỉ việc hay không?

Người lao động tự ý nghỉ việc có được lấy lại sổ bảo hiểm xã hội hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động
...
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động. Do đó dùng người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay trái luật thì người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm chốt và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu hai bên không còn làm việc với nhau nữa.

Mức phạt tiền khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: ... không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; ... theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;
...

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP , mức phạt trên dành cho cá nhân, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức vi phạt sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

Theo đó, trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng tuỳ theo số lượng người vi phạm.