Bộ phận cơ thể không được bơm máu

Lưu thông máu kém có nghĩa là tim không thể bơm máu một cách hiệu quả đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Tuần hoàn máu là một vòng tròn khép kín, trong đó tim bơm máu đi khắp cơ thể qua động mạch và máu từ khắp cơ thể lại trở về tim qua tĩnh mạch. Sau khi trở về tim, máu lại được bơm oxy và tiếp tục vòng tuần hoàn. Như vậy có thể thấy rằng tuần hoàn máu là điều rất quan trọng đối với sự sống và sức khỏe của nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay và ngón tay. Lưu thông máu kém đến tay sẽ gây khó khăn cho các hoạt động bình thường.

Lưu thông máu kém có nghĩa là tim không thể bơm máu một cách hiệu quả đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Một trong những triệu chứng của lưu thông máu kém là suy giãn tĩnh mạch vì khi máu không thể lưu thông bình thường mà ứ đọng lại thì sẽ khiến cho tĩnh mạch bị phình lên. Một số biểu hiện khác do lưu thông máu kém gây ra là cảm giác tê, châm chích, đau và da xanh xao.

Vậy khi có những dấu hiệu máu lưu thông máu kém ở bàn tay và ngón tay thì cần phải làm thế nào để cải thiện?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Biện pháp cải thiện lưu thông máu đến bàn tay và ngón tay

Một biện pháp hiệu quả để khắc phục lưu thông máu kém ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể là vận động. Ví dụ, nếu như có những biểu hiện lưu thông máu kém ở bàn chân do ngồi hay đứng lâu thì nên đứng dậy và đi lại sau 30 – 60 phút một lần hoặc thực hiện một số bài tập vận động nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, nếu vấn đề xảy ra ở bàn tay thì cần phải làm thế nào?

Giải pháp cũng là vận động. Giống như chân, sự tuần hoàn máu ở cả bàn tay và ngón tay cũng có thể được cải thiện bằng cách vận động. Càng cử động bàn tay và ngón tay nhiều thì các mạch máu ở khu vực đó sẽ càng giãn ra và cho phép máu đi qua dễ dàng hơn.

Vậy, cụ thể là phải làm thế nào? Dưới đây là một số bài tập tay nên thử để cải thiện lưu thông máu ở bàn tay và ngón tay.

Kéo căng ngón cái

Các ngón tay cái thường không mấy được chú ý đến nhưng thực ra, đây lại là ngón giữ vai trò khá quan trọng đối với sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay. Dưới đây là một bài tập rất tốt cho ngón tay cái:

  • Đan các ngón tay vào nhau, trừ ngón tay cái
  • Kéo căng ngón cái ra ngoài về phía mu bàn tay
  • Giữ vài giây và lặp lại

Lắc tay

Đây là một bài tập này rất đơn giản nhưng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Đưa tay ra trước mặt
  • Lắc trong vài giây
  • Lặp lại vài lần

Nắm chặt tay

Cũng là một bài tập tay đơn giản nhưng đem lại lợi ích rất lớn. Cách thực hiện như sau:

  • Nắm chặt bàn tay lại
  • Giữ trong vài giây
  • Lặp lại vài lần

Bạn có thể thử mức độ khó hơn bằng cách cầm một vật gì đó trong tay, chẳng hạn như quả bóng.

Ấn lòng bàn tay

Bài tập này rất tốt cho việc tăng cường sức mạnh cũng như là sự tuần hoàn máu ở bàn tay. Các bước thực hiện như sau:

  • Nắm chặt tay
  • Ấn mạnh lên lòng bàn tay kia
  • Giữ khoảng 10 giây
  • Đổi tay và lặp lại

Mát-xa tay

Bài tập này chỉ đơn giản là xoa nắn các cơ ở bàn tay.

Như bạn có thể thấy, không mất nhiều thời gian để cải thiện sự lưu thông máu ở bàn tay và ngón tay. Các bài tập này đều rất nhanh chóng, đơn giản mà hiệu quả. Nên thực hiện hàng ngày để giữ cho máu lưu thông đều đặn khắp bàn tay và các ngón tay.

Mặc dù hiệu quả nhưng những bài tập tay này đều không thay thế được các biện pháp điều trị khi có các vấn đề về tuần hoàn máu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu lưu thông máu kém ở tay, cẳng chân, bàn chân hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể như châm chích, nhói, tê, đau, chuột rút cơ,… thì nên đi khám bác sĩ. Lưu thông máu kém có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Vì vậy tốt nhất là nên đi khám để có biện pháp can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Giác mạc chắc hẳn là một trong những bộ phận kỳ lạ nhất của cơ thể vì nó hoàn toàn không có mạch máu. Thay vào đó, giác mạc nhận chất dinh dưỡng từ các ống dẫn nước mắt ở phía trước và thủy dịch từ phía sau. Giác mạc cực kỳ nhạy cảm với nồng độ lớn của các tế bào thần kinh tập trung ở đây và khả năng bảo vệ mắt và khúc xạ ánh sáng cho tầm nhìn rõ ràng. Bất kỳ loại thương tật nào xảy ra ở giác mạc không chỉ gây tổn thương mà còn vô cùng đau đớn. Thiệt hại đối với các bề mặt giác mạc không phải là nguyên nhân duy nhất vì bên trong giác mạc còn có lớp nội mạc điều chỉnh dòng chảy vào và ra khỏi các lỗ thoát của mắt. Nếu các tế bào nội mô bị mất hoặc bị hư hỏng, chất lỏng tích tụ có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng, gây phù nề giác mạc.

(Theo Listverse)

Huệ Minh

Mời các bạn xem bài sau: Đục thủy tinh thể không phải là bệnh

vào ngày 11/8/2015


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch.

Tim là cơ quan tuyệt vời, bởi vì nó có thể bơm oxy và máu giàu dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Một ngày nó hoạt động tới 100,000 lần, mỗi mỗi bơm từ 5 đến 6 lít máu (hay 2,000 gallon mỗi ngày).

Khi co bóp, tim sẽ bơm máu qua hệ thống mạch máu được gọi là hệ tuần hoàn. Mạch máu là các ống cơ có tính đàn hồi mang máu đến mọi bộ phận của cơ thể.

Máu là thành phần không thể thiếu cho sự sống của cơ thể. Ngoài việc mang oxy tươi từ phổi và các chất dinh dưỡng đến các mô của cơ thể, thì máu còn vận chuyển các chất thải của cơ thể bao gồm carbon dioxide đi ra khỏi các mô của cơ thể. Quá trình này là cần thiết để duy trì sự sống cũng như tăng cường sức khoẻ của tất cả các bộ phận của cơ thể.

ba loại mạch máu chính:

  • Động mạch. Bắt đầu với động mạch chủ, là động mạch lớn nhận máu từ buồng tim trái tống ra. Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến tất cả các mô của cơ thể. Sau đó chúng phân nhánh nhiều lần, ngày càng nhỏ hơn để vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể.
  • Mao mạch. Đây là những mạch máu nhỏ, mỏng nối liền giữa động mạch và tĩnh mạch. Thành mao mạch mỏng để cho phép oxy, chất dinh dưỡng, cacbon dioxide và các chất thải khác dễ dàng đi vào hoặc ra từ các tế bào của các cơ quan trong cơ thể.
  • Tĩnh mạch. Đây là hệ thống mạch máu đưa máu về tim. Máu tĩnh mạch có hàm lượng oxy thấp hơn và chứa nhiều chất thải sẽ được đào thải hoặc loại bỏ ra khỏi cơ thể. Kích thước tĩnh mạch lớn dần hơn khi đến gần buồng tim. Tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch lớn đưa máu từ đầu và cánh tay đến tim. Còn các tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ bụng và chân trở về tim.

Chiều dài của hệ thống mạch máu (bao gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) là hơn 60,000 dặm. Với chiều dài này có thể đủ để đi vòng quanh thế giới hơn hai lần.

Tim nằm trong lồng xương sườn ở bên trái xương ức và giữa 2 phổi. Nhìn từ bên ngoài có thể thấy tim được cấu tạo bởi các lớp cơ. Các lớp cơ tim này co bóp mạnh mẽ bơm máu đến khắp cơ thể.

Trên bề mặt của tim, có các động mạch vành, cung cấp máu giàu oxy cho chính cơ tim. Các mạch máu chính đi vào tim là tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch phổi. Động mạch phổi ra khỏi tim và mang máu nghèo oxy đến phổi. Động mạch chủ mang máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể.

Ở bên trong, trái tim là một cơ quan gồm 4 khoang rỗng. Buồng tim trái và phải được chia ra bởi vách ngăn bằng cơ. Hai buồng tim phía trên được gọi là tâm nhĩ, là nơi nhận máu từ tĩnh mạch. Còn hai buồng dưới được gọi là tâm thất, là nơi bơm máu vào hệ thống động mạch.

Bộ phận cơ thể không được bơm máu

Tim có cấu tạo 4 khoang rỗng

Tâm nhĩtâm thất làm việc cùng nhau, co bóp và thư giãn để bơm máu ra khỏi tim. Khi máu rời khỏi mỗi buồng tim, nó đi qua một van. Trong trái tim có 4 van tim: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủvan động mạch phổi. Van ba lávan hai lá nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất. Các van động mạch chủ và van động mạch phổi nằm giữa tâm thất và các mạch máu chính rời khỏi tim.

Các van này hoạt động tương tự như van một chiều trong hệ thống nước. Chúng ngăn cho máu chảy sai hướng. Mỗi van có một bộ nắp. Van hai lá có hai nắp, còn những van khác có ba nắp. Các nắp này được gắn vào và được hỗ trợ bởi một vòng mô xơ cứng gọi là vòng van. Những vòng van này giúp duy trì hình dạng thích hợp của van.

Các nắp của van hai lá và van ba lá cũng được hỗ trợ bởi các dãi xơ, cứng gọi là dây chằng cột cơ. Nắp này tương tự như một chiếc dù, chúng kéo dài từ các lá van đến các cơ nhỏ (cơ nhú) là một phần của vách bên trong tâm thất.

Buồng tim phải và trái làm việc dồng bộ với nhau. Quá trình này lặp đi lặp lại, khiến máu chảy liên tục đến tim, phổi và cơ thể.

3.1 Tim phải

Máu đi vào tim thông qua hai tĩnh mạch lớn, tĩnh mạch chủ dưới và trên, chứa máu nghèo oxy từ cơ thể vào tâm nhĩ phải của tim. Khi tâm nhĩ co, máu từ tâm nhĩ phải vào tâm thất phải thông qua van ba lá.

Khi tâm thất đầy, van ba lá đóng lại, điều này sẽ ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ trong thì tâm thất co. Khi tâm thất co, máu rời khỏi tim qua van động mạch phổi, vào động mạch phổi và đi vào phổi. Tại phổi, máu được oxy hoá và sau đó quay trở lại tâm nhĩ trái qua các tĩnh mạch phổi.

3.2. Tim trái

Các tĩnh mạch phổi chuyển máu đã được làm giàu oxy vào tâm nhĩ trái của tim. Khi tâm nhĩ co, máu chảy từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái thông qua van hai lá.

Khi tâm thất đầy, van hai lá đóng lại, điều này sẽ giúp ngăn không cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ trong thì tâm thất co. Khi tâm thất co, máu rời khỏi tim qua van động mạch chủ và đi vào cơ thể.

Khi máu đi qua van động mạch phổi để vào phổi, gọi là tuần hoàn phổi. Từ van động mạch phổi, máu sẽ đi đến động mạch phổi và tiếp đó là các mao mạch nhỏ trong phổi. Tại đây, oxy từ các phế nang trong phổi sẽ xuyên qua thành mao mạch để vào máu. Đồng thời, carbon dioxide, là chất thải của quá trình trao đổi chất, đi từ máu vào phế nang. Còn carbon dioxide sẽ đi ra khỏi cơ thể qua hoạt động thở. Khi máu đã được thanh lọc và oxy hoá, thì nó sẽ quay trở lại tâm nhĩ trái thông qua tĩnh mạch phổi.

Giống như tất cả các cơ quan khác, tim được cấu tạo từ các mô đòi hỏi phải được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Mặc dù, các buồng của tim chứa đầy máu, nhưng tim không nhận được sự nuôi dưỡng nào từ máu. Trái tim nhận được nguồn cung cấp máu của chính nó từ một mạng lưới các động mạch được gọi là động mạch vành.

Bộ phận cơ thể không được bơm máu

Động mạch vành cung cấp máu cho tim

Hai động mạch vành lớn xuất phát từ động mạch chủ gần điểm nối giữa động mạch chủ và tâm thất trái: Động mạch vành phải cung cấp máu cho tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Động mạch vành phải chia thành nhánh liên thất sau và nhánh sau thất trái cung cấp máu cho phần sau của tâm thất trái và phía sau vách liên thất.

Động mạch vành trái gồm động mạch mũ và động mạch liên thất trước. Động mạch mũ cung cấp máu cho tâm nhĩ trái, và phía sau tâm thất trái; động mạch liên thất trước cung cấp máu cho phần trước và dưới cùng của tâm thất trái cũng như phần trước của vách liên thất.

Bệnh động mạch vành thường xảy ra khi các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch làm cản trở cung cấp máu cần thiết cho cơ tim, khi đó một phần các mạch máu nhỏ trong tim sẽ bị tắc nghẽn.

Tâm nhĩ và tâm thất hoạt động cùng nhau, xen kẽ và thư giãn để bơm máu qua tim. Hệ thống điện của tim là nguồn năng lượng giúp thực hiện quá trình này.

Nhịp tim được kích hoạt bởi các xung điện truyền xuống từ con đường đặc biệt xuyên qua tim. Xung điện này bắt đầu từ trong một bó nhỏ các tế bào chuyên biệt gọi là nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải. Nút này được gọi là máy tạo nhịp tim tự nhiên. Xung điện lan truyền qua vách liên nhĩ và khiến tâm nhĩ co lại. Một cụm tế bào nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất gọi là nút nhĩ thất - nó giống như cái cổng làm chậm tín hiệu điện trước khi đi vào tâm thất. Sự chậm trễ này giúp cho tâm nhĩ có thời gian co bóp trước khi tâm thất hoạt động.

Mạng lưới His-Purkinje là hệ thống các sợi chuyển xung điện đến vách liên thất và cơ tâm thất, và làm cho tâm thất co lại.

Khi nghỉ ngơi, trái tim bình thường sẽ đập khoảng 50 đến 99 lần một phút. Nhịp tim có thể nhanh hơn 100 lần/phút khi tập thể dục, cảm xúc thay đổi, sốt và sử dụng một số loại thuốc.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng MyVinmec. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Đau ngực có phải bị bệnh động mạch vành hay không?

XEM THÊM: