Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là loại dịch vụ phổ biến

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Mai Tiến Dũng. Luật sư Mai Tiến Dũng là Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Practical Law - Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội. Luật sư Mai Tiến Dũng còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, chuyên viên Thừa phát lại, Chuyên viên công chứng, Phóng viên của Tạp chí Người cao tuổi, Chuyên gia môi giới bất động sản cao cấp. 

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là loại dịch vụ phổ biến

Luật sư Mai Tiến Dũng cũng đã tốt nghiệp Trường ĐH ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Anh) và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp).

>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Mai Tiến Dũng.

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là một trong những dịch vụ rất phổ biến tại các thành phố lớn nơi người dân có mức sống, thu nhập cao. Quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là vấn đề quan trọng mà tổ chức, cá nhân cần lưu ý khi thực hiện kinh doanh.

1. Trường hợp kinh doanh chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động xoa bóp, phẫu thuật thẩm mỹ

Tổ chức, cá nhân kinh doanh chăm sóc sắc đẹp cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

a. Chủ thể kinh doanh thành lập doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc có thể lựa chọn hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy định tại Chương V Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cũng khác nhau, theo các quy định từ Điều 21 đến Điều 26 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Theo Khoản 3 Điều 29 Nghị định 78/2015/NĐ-CP: “Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

>> Thông tin hữu ích liên quan: Top 10 Luật sư Doanh nghiệp nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Chủ thể kinh doanh thành lập hộ kinh doanh

Đối với các cơ sở chăm sóc sắc đẹp quy mô nhỏ lẻ, hình thức phù hợp nhất để đăng ký kinh doanh là hộ kinh doanh.

Theo Khoản 1 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Theo Khoản 2 Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

“a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.”

Trừ hoạt động xoa bóp, thẩm mỹ, các hoạt động kinh doanh chăm sóc sắc đẹp như cắt tóc, gội đầu, trang điểm, làm móng,... đều không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, về nguyên tắc khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là tổ chức, cá nhân có thể hoạt động kinh doanh.

 >> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về kinh doanh chăm sóc sắc đẹp với 5.000+ Luật sư toàn quốc.

2. Trường hợp kinh doanh chăm sóc sắc đẹp kèm hoạt động xoa bóp, phẫu thuật thẩm mỹ

Hoạt động xoa bóp và phẫu thuật thẩm mỹ là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư 2014. Do đó, ngoài việc đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh chăm sóc sắc đẹp kèm hoạt động xoa bóp, phẫu thuật thẩm mỹ phải tuân thủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Theo Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP:

“Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người”.

“Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.”

Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp là loại dịch vụ phổ biến

a. Điều kiện chung về an ninh, trật tự

Theo Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cần đáp ứng điều kiện chung về an ninh, trật tự như sau:

“1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy”.

b. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, trong đó có cả dịch vụ xoa bóp và phẫu thuật thẩm mỹ.

Thủ tục nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP như sau:

  • Cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại các Điều 19 Nghị định này;
  • Hình thức nộp hồ sơ: cơ sở kinh doanh chọn một trong các hình thức nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền, gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính; hoặc nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an.
  • Thời hạn hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.

c. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh

Cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp, phẫu thuật thẩm mỹ ngoài việc tuân thủ trách nhiệm chung quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì còn phải thực hiện các yêu cầu sau:

Theo Điều 30 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp phải:

  1. Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.
  2. Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.

Theo Điều 41 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phải:

  1. Kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách trong hồ sơ, gồm một trong các loại giấy tờ sau đây: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; Giấy khai sinh đối với khách hàng là trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
  2. Đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên, trường hợp thực hiện phẫu thuật để làm thay đổi đặc điểm trên khuôn mặt thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chụp ảnh chân dung của khách trước khi phẫu thuật và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật, kích thước 4x6 cm lưu trong hồ sơ phẫu thuật của khách.
  3. Hàng quý cơ sở kinh doanh phải có báo cáo, kèm theo bản sao giấy tờ tùy thân và ảnh của khách quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gửi cho cơ quan Công an có thẩm quyền. 

Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thì chủ thể kinh doanh cần lưu ý trường hợp có kèm theo hoạt động kinh doanh dịch vụ xoa bóp, phẫu thuật thẩm mỹ hay không để tuân thủ các điều kiện theo các văn bản pháp luật quy định nêu trên.

HỎI: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NƯỚC NGOÀI

Xin chào Luật sư,

Tôi hiện đang sinh sống và học tập tại Canada (quốc tịch Việt Nam nhưng sẽ không về Việt Nam trong vài năm) và muốn đăng ký kinh doanh ở Việt Nam. Công ty của tôi hiện đang cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử (cài đặt và tự động hóa các quy trình doanh nghiệp online) cho khách hàng ở Mỹ. Mọi dịch vụ và trao đổi hàng hóa đều qua mạng - và không diễn ra ở Việt Nam. Khách hàng cũng không phải doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng Việt Nam. Tôi có thể đăng ký kinh doanh và mở tài khoản ngân hàng ở Việt Nam mà không cần phải có mặt ở đó không? Các vấn đề về thuế sau này có cần tôi có mặt ở Việt Nam không? Nếu phải có mặt ở Việt Nam - tôi có thể nhờ người thân ở đó đăng ký giùm không hay họ phải đứng tên công ty rồi thuê tôi làm giám đốc?

Xin cảm ơn!

Luật sư NGUYỄN DUY BINH tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam từ nước ngoài như sau:

Chào bạn!

Bạn muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, do đó cần tuân thủ các quy định và thủ tục thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. 

Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Do đó, tại khoản 3 Điều luật trên quy định doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp khi vắng mặt tại Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp bạn muốn tư vấn chi tiết hơn về thủ tục thành lập và các quy định khác của pháp luật có thể liên hệ số điện thoại 0938343384 để được tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng!

Luật sư Nguyễn Duy Binh.

HỎI: GIẤY PHÉP KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ

Tôi muốn kinh doanh thuốc lá điện tử và cafe với quy mô nhỏ thì tôi cần những giấy phép gì? và làm những giấy phép đó ở đâu? Mong luật hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề này.

Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về giấy phép kinh doanh quán cà phê như sau:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Mở quán cafe cần có cần giấy phép kinh doanh không đang rất được quan tâm, tuy nhiên ngoài giấy phép kinh doanh thì đối với kinh doanh quán cafe bạn sẽ cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa, hồ sơ này nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP. Hồ sơ bao gồm: 

  • Giấy khám sức khỏe và CMTND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
  •     Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
  •        Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
  •        Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
  •        Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
  •         Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
  •       Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
  •        Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
  •       Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…

Bên Y tế sẽ cho người xuống kiểm tra thực tế và kiểm tra những hạng mục như trên, bạn qua được thì mới được cấp giấy, nếu chưa qua, họ sẽ hướng dẫn các bạn còn thiếu sót điểm gì để hoàn thiện và họ sẽ tiến hành kiểm tra lại.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

Luật sư Dương Hoài Vân.

Nếu cần tư vấn về luật kinh doanh, bạn có thể liên hệ Luật sư Mai Tiến Dũng theo thông tin sau:

  • Công ty Luật TNHH Practical Law
  • Điện thoại: 0913 506 527
  • Trụ sở chính: Tầng 14, toà nhà ZenTower- số 12 đường Khuất Duy Tiến, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
  • Chi nhánh tại TP Đà Lạt: số D5  khu quy hoạch Bà Triệu, Phường 4 ,Thành Phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
  • Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: tầng 10, Toà nhà Pax Sky, 51 Nguyễn Cư Trinh, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 , Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Chi nhánh tại Nha Trang-Khánh Hoà: Số 11A đường A2 Khu đô thị VCN Phước Hải, P. Phước Hải, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

TÊN LIÊN QUAN

Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục thành lập công ty