Bó bột như thế nào cho đugs

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, tránh bị di lệch, thúc đẩy quá trình liền xương.

  • ​Những điểm cần lưu ý sau khi bó bột

Bó bột như thế nào cho đugs

Bó bột thạch cao. Ảnh: telegraph.co.uk

Bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, tránh bị di lệch, thúc đẩy quá trình liền xương (nếu gãy xương); bảo vệ và giúp phần mềm chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Có những loại bột nào thường được sử dụng?

- Bột thạch cao: Được làm từ thạch cao, dễ bị thấm nước khi bột đã khô.

- Bột sợi thủy tinh: Được làm từ sợi thủy tinh, bền, chịu lực tốt, trọng lượng nhẹ, không thấm nước, màu sắc đa dạng phù hợp với trẻ em.

Thời gian bó bột là bao lâu?

Thời gian bó bột khoảng 4 - 8 tuần hoặc lâu hơn tùy theo lứa tuổi, tình trạng bệnh của trẻ, vị trí xương, khớp bị tổn thương hoặc viêm.

Theo dõi, chăm sóc trẻ có bó bột như thế nào?

Sau khi bó bột cần lau sạch đầu chi cho trẻ để theo dõi màu sắc và mức độ sưng nề. Nếu đầu chi tím có nghĩa là bột bị chặt hoặc bị chèn ép, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra nới bột ra, nếu cần thiết có thể tháo bột bó lại.

Kiểm tra cảm giác đầu chi bó bột của trẻ, nếu tê bì hoặc mất cảm giác, đầu chi lạnh, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để tháo bột.

Sau khi bó bột không được đi lại trên bột ngay, cần chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và sau 2 - 3 ngày đối với bột thạch cao. Nếu đi lại sớm sẽ làm hỏng bột, một số trường hợp còn có thể làm di lệch xương bị gãy.

Trong thời gian 24 - 72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, người bệnh có cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột. Do vậy, nên kê chi bó bột cao hơn mức tim.

- Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, làm cho bột bở ra, dễ nứt gãy bột và gây kích ứng da.

- Không được dùng các vật dụng cứng hoặc có đầu nhọn như que, bút, thìa… để luồn dưới bột gãi ngứa, nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.

- Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý cắt bỏ, cắt ngắn bột hoặc xén mép bột, trường hợp mép bột cứng chà sát vào cơ thể gây đau thì dùng bông không thấm nước hoặc gạc độn lót thêm vào đầu mép bột. Nếu trẻ khó chịu nhiều thì đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

- Tập luyện: Khi trẻ có bó bột, dễ xuất hiện tình trạng teo cơ cứng khớp. Vì vậy cần cho trẻ tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ, nhằm phục hồi sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp. Có thể tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

- Chế độ ăn: Giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), vitamin và nguyên tố vi lượng (hoa quả, rau xanh…).

- Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, lau sạch các đầu chi. Không làm ướt, bẩn bột. Khi tắm thì lấy khăn quấn bên ngoài bột rồi bọc trùm băng túi nylon, để tránh làm ướt bột (trừ trường hợp bó bằng các loại bột cho phép tắm rửa trực tiếp trên bột).

- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khám lại ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Tím, lạnh đầu chi, mất cảm giác hoặc vết thương bị thấm dịch có mùi hôi…

Bó bột chân được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất động phần bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật.

Sau bó bột chân, phần lớn bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ðể chăm sóc tốt bệnh nhân và người nhà cần chú ý như sau:

Sau khi bệnh nhân xuất viện người nhà cần chuẩn bị giường, các vật dụng cần thiết như đệm lót, gối,…

– Người bệnh cần nằm trên giường có mặt phẳng cứng, người bệnh kê cao chân bó bột, khi bột chưa khô không được che phủ làm bột lâu cứng.

– Cử động thường xuyên các ngón của chân bó bột. Nếu cần di chuyển phải dùng nạng gỗ và sự giúp đỡ của người nhà để tránh bị ngã.

– Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, lau sạch các đầu ngón chân. Thay quần áo thường xuyên. Thay đổi tư thế tránh loét điểm tỳ.

– Không làm ướt, bẩn bột, không dùng que chọc vào trong bột…

Bó bột như thế nào cho đugs

– Do tình trạng bất động bột kéo dài nên bệnh nhân có tình trạng loãng xương cục bộ dẫn đến triệu chứng đau, nhức mỏi. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung canxi, kể cả sau khi tháo bột để nâng cao thể trạng, đề phòng loãng xương và cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức mỏi. Chống táo bón bằng cách ăn thêm rau, hoa quả, uống nhiều nước.

– Không được tự ý cắt bột, tháo bột, phải giữ bột đủ thời gian theo quy định.

– Đến cơ sở y tế khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Theo dõi nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu để đến cơ sở y tế xử trí kịp thời:

– Bột: chặt, lỏng, gãy

– Có tình trạng chèn ép bột,dị ứng bột: biểu hiện chân băng bột đau nhức, tê bì, tím lạnh, mất cảm giác, nốt phỏng, ngứa,…

– Nếu có vết thương thấm dịch mùi hôi,…

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/