Bị zona là gì

  • Thần Kinh
  • Bị zona là gì
  • Bệnh Zona Thần Kinh Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Zona là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi rút Varicella. Bệnh gây ảnh hưởng đến da và dây thần kinh bằng biểu hiện mụn nước và cảm giác đau rát trên vùng da bị tổn thương. Zona có thể xuất hiện ở trẻ em hoặc người lớn, ở người khỏe mạnh và người có hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm.

1. Bệnh zona là gì?

Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng ngoài da gây ra bởi vi rút Varicella-zoster. Sự thật là Varicella-zoster có thể gây 2 bệnh khác nhau là thủy đậu và zona. Thủy đậu là đáp ứng miễn dịch tiên phát của người bệnh khi bị nhiễm vi rút, zona là đáp ứng miễn dịch từng phần của người bệnh với vi rút.

Bị zona là gì
Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng ngoài da gây ra bởi vi rút Varicella-zoster

Để dễ hiểu hơn là khi một người tiếp xúc với vi rút Varicella-zoster thì người đó khởi phát bệnh thủy đậu, sau đó vi rút này có khả năng nằm yên hàng chục năm trong hạch thần kinh của cơ thể người bệnh. Khi hệ miễn dịch của người này bị suy giảm vì lý do nào đó sẽ làm cho vi rút hoạt động trở lại và khởi phát bệnh zona.

2. Tại sao bị zona?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh zona là vi rút Varicella-zoster, những yếu tố làm cho chúng ta dễ bị mắc bệnh hơn là:

  • Chưa được tiêm phòng đối với loại vi rút này.
  • Đã từng mắc bệnh thủy đậu hay zona sẽ có nguy cơ khởi phát lại zona vì vi rút có thể cư trú tại hạch thần kinh của người bệnh hàng chục năm.
  • Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, giảm sức đề kháng của cơ thể như người bị nhiễm HIV, hóa trị ung thư, chấn thương thể chất và tinh thần trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị zona nhiều hơn, đặc biệt khi đã có sẵn vi rút tiềm tàng ở trong cơ thể.

3. Biểu hiện của bệnh zona?

Bệnh zona có các biểu hiện chính là:

Trước khi nổi mụn nước trên da, người bệnh thường sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu.

Bị zona là gì
Người bệnh thường sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu.

Người bệnh cảm thấy châm chích, nóng bỏng, căng rát ở vùng da sắp nổi mụn nước. Vùng da này bị tăng nhạy cảm với cảm giác đau, tức là chạm vào, cào gãi hay các tổn thương trên da sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức dữ dội, đau từng cơn hay kéo dài trong một khoảng thời gian.

Diễn tiến của giai đoạn nổi mụn nước bao gồm:

  • Đầu tiên xuất hiện các mảng màu hồng trên da, sau đó sẽ mọc mụn nước trên các mảng hồng này. Các mụn nước mọc thành chùm, căng, chứa dịch trong và khó vỡ. Vùng da bị mụn nước có rất đau và bỏng rát.
  • Sau khoảng 3 ngày,dịch mụn nước chuyển sang đục, vỡ ra rồi xẹp lại, khô và đóng mài trong vòng 7-10 ngày và hoàn toàn biến mất sau 2-4 tuần.
  • Khi các mụn nước biến mất có thể để lại sẹo nhạt màu hơn so với màu da bình thường xung quanh (sẹo giảm sắc tố). Đối với người lớn tuổi hay người bị suy dinh dưỡng, mụn nước có thể bị hoại tử và để lại sẹo xấu hơn.
Bị zona là gì
Vùng da bị mụn nước có rất đau và bỏng rát

Các triệu chứng đau, ngứa biến mất sau vài tuần hay vài tháng. Còn đối với người lớn tuổi (trên 50 tuổi) thì các triệu chứng đau rát, kiến bò, châm chích sẽ kéo dài lâu hơn từ vài tháng đến vài năm, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài các tổn thương ở trên da, những đối tượng bị suy giảm miễn dịch còn có thể bị tổn thương ở các cơ quan như phổi, gan, não…có thể dẫn đến tử vong.

 Vị trí xuất hiện các mụn nước:

  • Thường các chùm mụn nước ở trên da sẽ xuất hiện ở một bên, dọc theo đường đi của dây thần kinh.
  • Zona thường biểu hiện ở mặt và thân mình như thắt lưng, vùng giữa các xương sườn. Zona còn có thể xuất hiện ở vùng cổ.

4. Chẩn đoán bệnh zona?

Chẩn đoán bệnh zona dựa vào yếu tố nguy cơ, biểu hiện bệnh và các xét nghiệm:

Về triệu chứng:

  • Người bệnh đã bị thủy đậu hay zona trước đó, nay bị nổi mụn nước có thể gợi ý bệnh tái phát.
  • Trên thân mình, mặt hay cổ nổi các chùm mụn nước và cảm giác rất đau rát.
  • Sau khi mụn nước vỡ và đóng mài vẫn còn cảm giác đau kéo dài gợi ý di chứng đau sau zona.
Bị zona là gì
Trên thân mình, mặt hay cổ nổi các chùm mụn nước và cảm giác rất đau rát

Các xét nghiệm:

  • Các xét nghiệm giúp xác định bệnh bao gồm Test tzanck, Test Elisa, PCR phân lập vi rút.

Bệnh zona tương đối lành tính và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, về di chứng đau sau zona có thể tồn tại kéo dài và làm ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều. Các bạn hãy tiếp tục cùng Youmed tìm hiểu cách điều trị bệnh, xử lý đau sau zona và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền

Hiện nay, bệnh trĩ ngày càng phổ biến theo sự gia tăng của lối sống tĩnh tại. Bệnh có mức độ ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau. Bệnh rất hiếm gặp ở người dưới 20 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi. Cùng YouMed tìm hiểu thêm nhé!

>>Xem thêm: Trĩ ngoại: Không bệnh hãy phòng ngừa, có bệnh không ngại ngùng điều trị

Đôi khi trên da xuất hiện những vệt mụn nước nhỏ li ti gây nóng rát, đau và ngứa dữ dội. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một loại bệnh do virus thủy đậu gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh với cái tên khá lạ này – bệnh zona thần kinh, thông qua bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Văn Huấn.

1. Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus có tên varicella-zoster. Đây cũng là loại virus gây ra căn bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus này vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh của bạn trong nhiều năm trước khi hoạt động trở lại.

Đặc trưng của loại bệnh nhiễm trùng này là nổi mẩn đỏ gây đau và rát. Zona thần kinh thường có biểu hiện là một dải mụn nước li ti nổi ở một bên của cơ thể. Đặc biệt là ở phần thân trên, cổ và mặt.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều sẽ tự khỏi trong vòng 3 tuần. Bệnh zona hiếm khi xảy ra nhiều hơn một lần trên một người, nhưng đôi khi vẫn có ngoại lệ.

Bị zona là gì
Biểu hiện zona thần kinh

2. Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng ban đầu của bệnh zona thông thường là ngứa, đau và nóng rát. Cơn đau thường xuất hiện ở một bên của cơ thể và xuất hiện từng dải nhỏ. Theo sau đó là những nốt ban đỏ. Các biểu hiện nổi mẩn đỏ bao gồm:

  • Xuất hiện một vệt ban đỏ trên da.
  • Nổi mụn nước li ti thành dải trên da.
  • Phát ban khu trú vùng cột sống và thân trên.
  • Phát ban trên mặt và tai.
  • Ngứa rát.

Mụn nước là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh zona thần kinh, nhưng mụn nước còn là biểu hiện của những căn bệnh khác. Tìm hiểu ngay để có cách xử trí phù hợp!

Một số người khi mắc zona thần kinh có những biểu hiện khác, bao gồm:

  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Yếu cơ.

Một số triệu chứng hiếm gặp và đặc biệt nghiêm trọng:

  • Đau hoặc nổi mẩn đỏ phần mắt, cần điều trị ngay để tránh tổn thương mắt vĩnh viễn.
  • Giảm thính lực hoặc đau nghiêm trọng một bên tai, chóng mặt, hoặc mất vị giác. Đây có thể là dấu hiệu điển hình của triệu chứng Ramsay Hunt.

Zona tai hay còn gọi là hội chứng Ramsay Hunt nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến liệt mặt và giảm sức nghe. Tìm hiểu ngay!

Bị zona là gì

  • Nhiễm trùng có thể xảy ra khi da trở nên đỏ tấy, sưng và nóng khi chạm vào

3. Những ai dễ mắc phải căn bệnh này?

Zona thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ ai từng mắc phải bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Bệnh nhân trên 60 tuổi.
  • Mắc các bệnh hoặc hội chứng làm suy yếu miễn dịch như: HIV, AIDS hoặc ung thư.
  • Đang xạ trị hoặc hóa trị.
  • Dùng các thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch như thuốc steroid hoặc thuốc dùng sau phẫu thuật cấy ghép cơ quan.

4. Điều trị bệnh zona thần kinh bằng cách nào?

Khi bị zona thần kinh tuyệt đối không được gãi để tránh bị nhiễm khuẩn và không để lại sẹo sau này. Không có cách nào chữa trị khỏi hẳn bệnh zona, nhưng điều trị kịp thời bằng thuốc kháng virus có thể tăng tốc độ làm lành vết thương và giảm nguy cơ biến chứng. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Acyclovir (Zovirax).
  • Valacyclovir (Valtrex).

Bệnh zona thần kinh có thể gây đau nhức dữ dội, vì vậy bác sĩ có thể kê đơn thêm:

  • Capsaicin miếng dán tại chỗ (Qutenza).
  • Thuốc chống co giật, chẳng hạn như gabapentin.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline.
  • Các thuốc gây tê, chẳng hạn như lidocaine, dùng dạng kem, gel, xịt hoặc miếng dán da.
  • Các loại thuốc giảm đau, như codein.
  • Thuốc tiêm bao gồm corticosteroid và thuốc gây tê tại chỗ.

5. Những biện pháp điều trị không dùng thuốc

Việc điều trị tại nhà cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi.
  • Chườm lạnh, đắp gạc mát lên chỗ nổi ban để giảm đau và ngứa.
  • Bôi kem dưỡng da chứa calamine để giảm ngứa.
  • Tắm bột yến mạch để giảm đau và ngứa.

Bệnh zona thường sẽ hết trong vòng vài tuần và hiếm khi tái phát. Nếu các triệu chứng của không thuyên giảm trong vòng 10 ngày, bạn nên gọi bác sĩ để theo dõi và đánh giá lại.

6. Bệnh có dễ lây không?

Một người bị bệnh zona có thể truyền virus varicella-zoster cho bất cứ ai không miễn dịch với bệnh thủy đậu. Điều này thường xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét.

Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh sẽ bị thủy đậu, không phải bệnh zona. Bệnh thủy đậu có thể gây nguy hiểm cho một số người. Cho đến khi vết mụn giộp hình thành vảy, bạn nên tránh tiếp xúc với người chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm chủng ngừa thủy đậu, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.

7. Cách phòng tránh bệnh zona thần kinh

Vaccine có thể giúp kìm hãm sự phát triển các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh zona hoặc biến chứng từ bệnh zona. Tất cả trẻ em nên được tiêm hai liều vaccine thủy đậu. Những người trưởng thành chưa bao giờ bị thủy đậu cũng nên tiêm ngừa. Việc chủng ngừa không đồng nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh thủy đậu, nhưng 9 trên 10 người được chủng ngừa sẽ tránh được bệnh.

Người lớn từ 50 tuổi trở lên nên chủng ngừa bệnh zona. Có hai loại vaccine có sẵn là Zostavax (vaccine zoster sống) và Shingrix (vaccine zoster tái tổ hợp). Lưu ý rằng ngay cả khi bạn đã tiêm Zostavax trước đây, bạn vẫn nên tiêm thêm Shingrix.

Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm. Nếu bạn bị nhiễm bệnh, cần ngăn ngừa sự lây lan bằng cách:

  • Tránh làm vỡ các mụn giộp.
  • Tránh tiếp xúc với những người chưa từng bị thủy đậu trước đây hoặc những người suy giảm sức đề kháng.
  • Rửa tay thường xuyên.

8. Thực phẩm nên dùng khi mắc bệnh zona thần kinh

Những thực phẩm tốt bạn nên bổ sung mỗi ngày khi mắc bệnh zona thần kinh bao gồm:

Bị zona là gì
Thực phẩm nên dùng khi mắc bệnh zona thần kinh

Các thực phẩm sau đây cần phải kiêng khi mắc bệnh:

  • Chất béo: thực phẩm giàu chất béo chỉ làm cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian lành bệnh
  • Tránh ăn các loại hạt, các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, sô cô la, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì trắng
  • Ngũ cốc: chúng làm tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm vết thương lâu lành hơn
  • Đồ uống có cồn: rượu, bia làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm cho virus tấn công và lây lan nhanh hơn

Bệnh zona thần kinh là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan. Người lớn chưa mắc bệnh hoặc chủng ngừa bệnh thủy đậu cần phải tiêm vaccine thủy đậu để phòng tránh bệnh. Bệnh zona có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện một số biện pháp cần thiết để tránh lây nhiễm cho người khác.