Bị đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt có thật sự hiệu quả không là một thắc mắc của không ít người bệnh. Theo các chuyên gia, gạo lứt mang đến nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách thức sử dụng gạo lứt chữa bệnh, bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết bên dưới. 

Tác dụng của gạo lứt chữa đau dạ dày

Gạo lứt chữa đau dạ dày là một trong những phương pháp dân gian được lưu truyền khá lâu đời. Gạo lứt là một loại gạo quen thuộc với chúng ta hiện nay bởi nhiều công dụng cho sức khỏe mà nó mang lại. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng gạo lứt có tác dụng rất tốt trong việc điều trị và cải thiện các triệu chứng mà đau dạ dày gây ra.

Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ có thể giúp phục hồi chức năng dạ dày, đường ruột. Đồng thời, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ cám bao bọc gạo lứt có khả năng ngăn chặn các ảnh hưởng của axit bên trong dạ dày. Điều này sẽ ức chế sự tấn công của axit qua dịch vị bên trong bao tử. Đồng thời, lớp vỏ cám này còn ức chế các yếu tố gây hại tấn công và gây tổn thương vào niêm mạc dạ dày.

Chưa hết, các dưỡng chất thiết yếu có trong gạo lứt còn có tác dụng cao trong việc cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Chính vì thế, ngoài việc cải thiện tình trạng bệnh dạ dày, gạo lứt còn giúp đẩy lùi tình trạng viêm ruột, táo bón.

Chính bởi những lý do trên, sử dụng gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày, hạn chế các tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày. Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng ngăn ngừa mắc phải những rủi ro hoặc các tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc Tây.

Bị đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

Cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt

Khác hẳn với loại gạo thông thường, chính vỏ cám gạo bên ngoài của gạo lứt đã mang đến nhiều chất dinh dưỡng hơn hẳn. Khi điều trị đau dạ dày, bạn có thể sử dụng gạo lứt và chế biến thành những món ăn như sau:

Uống trà gạo lứt rang

Uống trà gạo lứt rang là một cách thức người bệnh có thể áp dụng tại nhà để chữa dứt điểm bệnh đau dạ dày. Uống trà gạo lứt còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Bạn chuẩn bị nguyên liệu bao gồm một ít gạo lứt, khăn, bình thủy tinh. Cách thực hiện trà gạo lứt rang như sau:

  • Bạn lấy một ít gạo lứt và vo nhẹ để loại bỏ những bụi bẩn bám trên hạt gạo.
  • Bạn cho gạo lứt lên chảo và rang đều cho đến khi hạt gạo chuyển sang màu hơi vàng là được.
  • Cho tất cả gạo đã rang vào một chiếc khăn sạch, ủ lại khoảng 30 phút.
  • Khi gạo đã chín dần, bạn cho tất cả gạo vào bình thủy tinh, đặt ở nơi nhiệt độ thích hợp, tránh ẩm ướt.
  • Cuối cùng, bạn sử dụng một ít gạo lứt, hãm với nước sôi và sử dụng làm trà uống mỗi ngày.
  • Khi rang gạo, bạn không nên để hạt gạo bị vỡ ra mà làm mất đi dưỡng chất bên trong. Bạn chỉ nên rang gạo khi vừa vàng thì tắt bếp là được.

Bị đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

Ăn cơm gạo lứt

Dùng cơm gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì được cân nặng ở một mức độ ổn định và kiểm soát các cơn đau dạ dày hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ăn cơm gạo lứt sẽ giúp bạn bổ sung những vi chất cần thiết và nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.

Hơn nữa, hạt gạo lứt có công dụng giải độc, thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể. Đồng thời, ăn gạo lứt thường xuyên sẽ xây dựng được một lớp màn bảo vệ cho dạ dày nhằm hạn chế tổn thương và ngăn ngừa tác nhân gây hại.

Cách nấu gạo lứt cũng giống như nấu các loại gạo trắng thông thường. Khi nấu, bạn có thể cho vào gạo một ít muối để cho hạt gạo thêm đậm đà.

Ăn cháo gạo lứt

Cách nấu cháo gạo lứt cũng khá đơn giản và dễ thực hiện. Cháo gạo lứt sẽ giúp người bệnh cải thiện chứng đau dạ dày, duy trì chức năng đường ruột và hệ tiêu hóa luôn luôn ổn định. Đồng thời, món cháo gạo lứt giúp dạ dày giảm những áp lực cho dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư.

Bạn chuẩn bị nguyên liệu nấu cháo bao gồm 100g gạo lứt, 1 củ khoai lang, 4 quả táo tàu khô, một ít đường. Cách nấu cháo gạo lứt như sau:

  • Người bệnh chỉ cần vo một ít gạo với nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn trên gạo rồi để cho ráo nước.
  • Tiếp đến, bạn cho gạo vào chảo rang lên.
  • Khoai lang bạn gọt vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát nhỏ vừa ăn.
  • Bạn cho gạo lứt vào nồi, cho vào đủ nước rồi nấu đến khi chín nhừ gạo. Sau đó, bạn cho thêm khoai và táo vào nấu cùng.
  • Bạn đun sôi gạo trong khoảng 20 phút, nêm vào một ít gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.
  • Người bệnh chỉ nên dùng cháo gạo lứt 3 lần mỗi tuần và kiên trì ăn cháo trong 1 tháng sẽ đạt được hiệu quả cao.

Bị đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

Xem thêm Lá khôi chữa dạ dày được không? 2 cách chữa hiệu quả nhanh tức thì

Lưu ý khi dùng gạo lứt chữa đau dạ dày

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng gạo lứt chữa đau dạ dày, người bệnh nên lưu ý một số lời khuyên từ chuyên gia dưới đây:

  • Bạn nên chú ý trong khâu chế biến gạo lứt để hạt gạo được mềm và dễ ăn. Khi nấu hạt gạo mà còn cứng, điều đó sẽ tác động xấu đến dạ dày.
  • Tốt nhất, bạn nên ngâm gạo lứt trước khi nấu để đảm bảo hạt gạo luôn mềm và lưu giữ được những dưỡng chất bên trong.
  • Người bệnh không nên quá lạm dụng gạo lứt để chữa trị các bệnh dạ dày vì gạo lứt  có chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Ăn nhiều chất xơ sẽ khiến cơ thể khó tiêu và gây ra các bệnh như xuất huyết dạ dày.
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng gạo lứt khoảng 3 lần mỗi tuần để duy trì hoạt động ổn định cho hệ tiêu hóa.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hiệu quả, đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Hy vọng, bạn sẽ có cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì một sức khỏe ổn định và hạn chế bệnh tật.

Cập nhật mới nhất vào ngày 16 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Bị đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.

Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Gạo lứt hay chế phẩm của nó được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều người đang rất băn khoăn liệu “đau dạ dày có nên ăn gạo lứt không”. Trong bài viết này, chúng ta hãy giải đáp thắc mắc này nhé!

Đau dạ dày là bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Nó được biểu hiện qua nhiều triệu chứng như: Ợ chua, ợ nóng, chướng bụng, khó tiêu,… Ở diễn biến nặng là những cơn đau dai dẳng do xuất huyết, viêm loét dạ dày gây ra.

Theo các bác sĩ, một số nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày như:

Bị đau dạ dày có nên ăn gạo lứt

  • Thói quen ăn nhanh, ăn vội.
  • Thói quen ăn uống không đúng giờ; bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
  • Sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá).
  • Stress trong thời gian dài.
  • Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây hay Đông y thì chế độ dinh dưỡng cũng được đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, đây là một bệnh lý về đường tiêu hoá nên việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng.

Xưa nay, chúng ta vẫn chỉ sử dụng gạo trắng cho thực đơn hàng ngày. Nhưng những năm gần đây, gạo lứt đang trở nên phổ biến. Gạo lứt là loại gạo được xát rối, vẫn còn nguyên vỏ cám với hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng. Bao gồm: Tinh bột, chất béo, chất xơ, protein, các loại vitamin (E, B1, B2, K,…), axit (phytic, PABA) và các nguyên tố vi lượng (canxi, magie, sắt, mangan, kẽm, phốt pho,…).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt có những tác dụng tốt cho sức khoẻ như sau:

  • Tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch, giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh.
  • Vỏ cám của gạo lứt có nhiệm vụ ngăn cản axit dịch vị thấm vào thành dạ dày. Từ đó hạn chế được sự ăn mòn niêm mạc dạ dày.
  • Chất xơ trong gạo lứt bảo vệ hệ tiêu hoá, giảm thiểu chứng táo bón và viêm ruột kết.
  • Các chất dinh dưỡng tự nhiên có trong gạo lứt góp giúp dạ dày hoạt động nhanh nhạy hơn để giảm thiểu tổn thương cho niêm mạc.

Với những tác động có lợi cho sức khoẻ của gạo lứt, chúng ta có thể yên tâm rằng “đau dạ dày nên ăn gạo lứt”. Vậy, chữa đau dạ dày bằng gạo lứt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Gạo lứt là một thực phẩm dùng trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, chúng ta có thể chế biến gạo lứt thành những món ăn hay thức uống để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách làm dưới đây:

Đây chắc chắn là cách làm dành cho những người bệnh “lười ăn”. Bởi một cốc sữa với đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bạn có một bữa sáng nhanh gọn mà dạ dày thì lại không cần làm việc quá nhiều.

Công thức của món ăn này bao gồm gạo lứt, đường phèn và sữa tươi. Sau khi rang gạo lứt ngả sang màu nâu thì cho gạo đun với nước sôi cho gạo nở ra (thêm đường phèn tuỳ ý). Vớt gạo rang ra và thay nước khác và đun sôi tiếp cho gạo nhừ hẳn. Cuối cùng lọc lấy phần nước gạo và thêm sữa tươi vào để thưởng thức.

Đặc biệt, bạn có thể thêm mè đen hay yến mạch tuỳ khẩu vị để thức uống bổ dưỡng hơn. Trên thị trường cũng cho ra đời khá nhiều sản phẩm sữa gạo lứt như Huyết Rồng, Woongjin,… mà bạn đọc có thể tìm mua.

Trà luôn là thức uống tạo nhã và thanh lọc cơ thể rất tốt. Trà gạo lứt cũng vậy, nó mang đến hương thơm dễ chịu và những công dụng hữu ích cho người bị đau bao tử.

Cách làm trà gạo gạo lứt khá đơn giản. Bạn hãy chọn những hạt gạo thật chắc và mẩy. Rang số gạo này với lửa nhỏ đến khi gạo bắt đầu nứt thì tắt bếp. Sau đó ủ gạo trong vòng 20-30 phút bằng khăn sạch, bảo quản trong hộp hoặc lọ và để nơi khô ráo. Khi dùng, bạn hãm trà gạo lứt giống như với trà xanh thông thường và thưởng thức.

Thông thường chúng ta vẫn sử dụng gạo trắng cho các bữa cơm trong ngày. Nhưng đối với người bị bệnh thì có thể thay thế bằng gạo lứt. Cách chế biến loại gạo này cũng giống như gạo trắng. Ngoài ra để thay đổi khẩu vị, các bạn có thể thêm đậu đen, hạt sen,….

Các bạn cũng có thể nấu cháo gạo lứt nếu không muốn ăn cơm. Ăn cháo cũng góp phần giúp dạ dày bớt áp lực khi phải tiêu hoá lượng lớn thức ăn trong ngày. Trước khi chế biến, bạn hãy rang gạo lứt để làm tăng mùi thơm. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp nấu cháo gạo lứt cùng với bí đỏ, khoai môn,…. tạo thành các món chay thơm ngon mà còn hỗ trợ cho hệ tiêu hoá.

Tuy được chế biến với nhiều cách khác nhau nhưng gạo lứt vẫn giữ nguyên được hương vị và các chất dinh dưỡng của nó. Để không bị ngán hay nhàm chán, các bạn có thể thường xuyên thay đổi các món trên hoặc học hỏi những cách chế biến mới nhé!

Gạo lứt là một nguyên liệu tự nhiên khá lành tính, hỗ trợ tốt cho người bị bệnh. Tuy nhiên, gạo lứt cũng có thể trở thành “con dao 2 lưỡi” nếu người bệnh lạm dụng nó. Trước khi sử dụng gạo lứt chữa bệnh, các bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Gạo lứt chỉ hỗ trợ bệnh đau dạ dày ở thể nhẹ. Đối với tình trạng nặng, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc đặc trị và tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ.
  • Khi vo gạo lứt, không được chà xát nhiều vì việc này sẽ làm mất đi lớp vỏ bên ngoài, nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. 
  • Gạo lứt khá cứng nên khi chế biến, bạn cần nhiều thời gian hơn để chắc chắn gạo đã nhừ. Ngoài ra, bạn hãy nhai kỹ để dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn.
  • Tần suất sử dụng gạo lứt cho mục đích hỗ trợ điều trị bệnh chỉ nên dừng lại ở mức 2-3 lần/ tuần. Đối với mục đích khác, các bạn cần sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Người bệnh cần dừng sử dụng gạo lứt ngay khi có dấu hiệu bất thường. Thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ để khắc phục hậu quả.

Nhìn chung, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “đau dạ dày có nên ăn gạo lứt” của bạn đọc. Để đạt hiệu quả và thận trọng hơn trong quá trình sử dụng gạo lứt, bạn cần tham khảo thêm từ các chuyên gia. Chúc các bạn sớm tạm biệt bệnh đau dạ dày!

 Theo : Thebreastmilkbaby