Bếp trưởng bếp bánh tiếng anh là gì năm 2024

Cùng DOL tìm hiểu các chức danh trong nhà bếp nhé! - Executive Chef/ Head Chef (Tổng Bếp trưởng) - Sous Chef (Bếp phó) - Pastry Chef (Bếp trưởng Bếp Bánh) - Chef de Partie/ Station Chef (Bếp trưởng bộ phận) - Saucier (người làm nước xốt) - Commis chef (phụ bếp)

Tuyển dụng này không có ở nước bạn.

Số lượng

1 Nơi làm việc

Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Giờ làm việc

Làm theo ca Loại hình

Ngành nghề

Vị trí

Cập nhật

01 / 02 / 2024 13 : 21

Mô tả công việc

  • Quản lý tất cả các hoạt động của bếp bánh, đảm bảo vận hành theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của nhà hàng và yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Lên kế hoạch, quản lý hoạt động đặt hàng, bảo quản nguyên vật liệu, máy móc, công cụ làm bánh;
  • Kiểm tra, giám sát chất lượng của món bánh, món tráng miệng trước khi phục vụ khách hàng;
  • Kiểm soát chi phí thực phẩm;
  • Phân chia, giám sát, điều phối công việc nhân sự trong bộ phận;
  • Đào tạo và phát triển nhân viên sao cho luôn đạt đến yêu cầu tiêu chuẩn dịch vụ của nhà hàng;
  • Kết hợp với Bếp trưởng điều hành xây dựng, lên ý tưởng thực đơn mới;
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Quyền lợi được hưởng

  • Thu nhập bao gồm lương + service charge + thưởng hiệu suất
  • Làm việc cùng Chef chuyên ẩm thực Pháp & có kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc với các bếp trưởng được gắn sao Michelin trên thế giới
  • Hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, công ty đài thọ thêm gói bảo hiểm tai nạn lao động
  • Thưởng 2 / 9, thưởng tháng lương 13,thưởng hiệu suất cuối năm dựa trên kết quả đánh giá công việc; xét tăng lương 1 năm 1 lần
  • Nhận quà sinh nhật, thăm hỏi ốm đau, ma chay hiếu hỉ, các ngày nghỉ thêm (nếu có)
  • Bữa ăn ca tại Công ty
  • Được cấp đồng phục, giặt là, chỗ để xe
  • Được tham gia các hoạt động nội bộ của Công ty (du lịch 1 lần / năm, tiệc công ty, khám sức khoẻ, chương trình đào tạo)

Yêu cầu công việc

  • Ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bếp bánh
  • Ưu tiên ứng viên từng đảm nhiệm vị trí tương đương tại khách sạn, resort.
  • Phong cách làm việc trung thực, tận tâm, cẩn trọng
  • Tiếng Anh đủ đáp ứng yêu cầu công việc. .

Pastry Chef là gì, đóng vai trò như thế nào trong việc tạo ra những chiếc bánh xinh xắn? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân tăng cao, những chiếc bánh xinh xắn, thơm ngon dần được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa thưởng thức ẩm thực. Bên cạnh những món bánh truyền thống quen thuộc thì bánh ngoại, bánh Âu cũng đóng vai trò quan trọng trong menu nhà hàng, khách sạn, hệ thống quán café… bởi vẻ ngoài cầu kỳ, bắt mắt và hương vị hấp dẫn. Những ai yêu thích, theo nghề làm bánh đều nghe đến thuật ngữ Pastry Chef nhưng không phải ai cũng biết cụ thể Pastry Chef là gì.

Bếp trưởng bếp bánh tiếng anh là gì năm 2024
Bánh đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong thưởng thức ẩm thực – Ảnh: Internet

Pastry Chef là gì?

Pastry Chef (Bếp trưởng bếp bánh) là người giám sát, chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo, cho ra những món bánh và món tráng miệng phục vụ thực khách. Bên cạnh đó, Pastry Chef cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám sát nhân viên, mua nguyên liệu, định giá thành sản phẩm và lên menu món bánh, món tráng miệng cho nhà hàng.

Bếp trưởng bếp bánh tiếng anh là gì năm 2024
Pastry Chef chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tạo, cho ra những món bánh phục vụ thực khách – Ảnh: Internet

Với những ai theo nghề làm bánh, Pastry Chef là vị trí đáng mơ ước vì được tự tay sáng tạo, cho ra những món bánh xinh xắn và ngon miệng, có mức thu nhập cao, khoảng 14 – 20 triệu/ tháng. Tuy nhiên, để đảm nhận được vị trí này đòi hỏi bạn phải có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng về làm bánh và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Những bạn trẻ mới ra trường, vừa tốt nghiệp các khóa học làm bánh sẽ trải qua thời gian làm ở các vị trí như Phụ bếp bánh, Nhân viên bếp bánh… để tích lũy kinh nghiệm trước khi đảm nhận các cấp bậc cao hơn như Bếp trưởng bếp bánh.

Công việc cụ thể của Pastry Chef là gì?

Công việc của Pastry Chef bao gồm:

  • Phụ trách quản lý toàn bộ các khu vực bếp bánh: Duy trì tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động trong khu bếp, phân chia và giám sát công việc của nhân sự khu vực bếp bánh.
  • Phụ trách lên thực đơn, cập nhật xu hướng mới của thị trường, đề ra quy cách và chất lượng món ăn.
  • Trực tiếp chế biến, sáng tạo những món bánh theo yêu cầu của khách.
  • Phụ trách lên kế hoạch đào tạo nhân viên thuộc khu vực bếp bánh.
  • Phụ trách kế hoạch chi tiêu và đặt hàng.
  • Giám sát và lên kế hoạch mua, bảo quản nguyên liệu, dụng cụ làm bánh.

Làm thế nào để trở thành Pastry Chef?

Pastry Chef là công việc đầy sức hút đối với những ai có niềm đam mê, yêu thích nghề làm bánh, tự tay cho ra món bánh ngon để phục vụ thực khách. Hiện nay, nhu cầu sử dụng bánh tăng cao, hầu như trong các buổi tiệc sinh nhật, tiệc cưới, kỷ niệm, tiệc chiêu đãi… đều không thể thiếu những chiếc bánh. Các nhà hàng, khách sạn, quán café… đều đầu tư bếp bánh chuyên nghiệp để phục vụ thực khách, do đó, nghề làm bánh trở thành một nghề rất hot, cơ hội việc làm rộng mở. Tuy nhiên, để đảm nhận vị trí Pastry Chef, bạn cần có nền tảng kiến thức chuyên môn sâu về bánh, cách phân biệt, sử dụng bột và các nguyên liệu làm bánh cũng như am hiểu về các loại bánh từ bánh Việt đến bánh Âu…

Bếp trưởng bếp bánh tiếng anh là gì năm 2024
Để trở thành Pastry Chef, bạn cần có sự am hiểu về các loại bánh, cách phân biệt, sử dụng nguyên liệu làm bánh – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, sáng tạo là yếu tố cần thiết đối với Pastry Chef để đưa ra ý tưởng những món bánh sẽ xuất hiện trên thực đơn. Sự sáng tạo giúp bạn biết cách kết hợp nguyên liệu và trang trí bánh một cách mới lạ, hấp dẫn, biết cách “thổi hồn” vào từng chiếc bánh để thành phẩm cho ra đủ sức chinh phục mọi giác quan thực khách.

Ngoài ra, một Pastry Chef phải có kỹ năng tính toán chuẩn xác, không chỉ để cân đo đong đếm nguyên liệu làm bánh mà còn để lên kế hoạch tính toán chi phí, định giá món ăn sao cho mang lại lợi nhuận cao cho cửa hàng, nhà hàng…

Nếu bạn cũng yêu thích nghề làm bánh và muốn trở thành một Pastry Chef chuyên nghiệp trong tương lai, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu bằng cách đăng ký các khóa học về làm bánh để tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng… về nghề.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về Pastry Chef là gì và định hướng được cho mình nghề nghiệp yêu thích, phù hợp.