Bcc là hình thức đầu tư gì

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn được gọi tắt là hợp đồng BCC) là một trong những hình thức đầu tư phổ biến tại Việt Nam. Bởi tính linh hoạt và hiệu quả mà mô hình kinh doanh này mang lại cho các cá nhân hay tổ chức tham gia. Hợp đồng BCC được pháp luật đầu tư của hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận. Bạn là nhà đầu tư và đang quan tâm Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC ra sao? Câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất sẽ có trong bài viết sau đây của chúng tôi!

1. Hợp đồng BCC là gì?

1.1 Khái niệm

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là một hình thức đầu tư hợp pháp dựa trên quy định của pháp luật. Đây chính là hợp đồng ký kết giữa các bên góp vốn sau khi đã thoả thuận về các vấn đề liên quan như tỷ lệ góp vốn, cách thức hoạt động, phân chia lợi nhuận,...Trong luật đầu tư 2020 và Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng BCC là sự thoả thuận giữa cá nhân hoặc pháp nhân về việc hợp tác (đóng góp vốn, tài sản, nhân lực,...) để sản xuất kinh doanh. Trong việc hợp tác này, các bên sẽ cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm mà không cần thành lập tổ chức kinh tế.

Bcc là hình thức đầu tư gì

Các bên cùng tham gia quản lý, cùng chịu rủi ro, cùng hưởng kết quả thu được. Theo đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là hoạt động đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa những nhà đầu tư theo hợp đồng BCC. Tuy nhiên, việc hợp tác kinh doanh này sẽ không thành lập một pháp nhân mới nào.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay được sử dụng rất phổ biến bởi tính tiện lợi về thủ tục pháp lý mà chúng mang lại cho các nhà đầu tư.

1.2 Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tuỳ theo quy định về kế toán và cách thức phân chia lợi nhuận cũng như một số yếu tố khác. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được chia thành các hình thức phổ biến như sau:

  • Phân loại theo hình thức phân chia lợi nhuận: Hợp đồng thỏa thuận chia doanh thu, sản phẩm trước hoặc sau thế
  • Theo quy định về luật kế toán: Hợp đồng hợp tác theo hình thức tài sản đồng kiểm soát hoặc Kinh doanh đồng kiểm soát
  • Theo chủ thể: Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân và pháp nhân.

2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC ra sao?

2.1 Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Chủ thể của hợp đồng BCC có thể có 2 hoặc nhiều chủ thể. Tuỳ thuộc vào mô hình hợp tác kinh doanh các bên tự thoả thuận. Chủ thể tham gia không giới hạn nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Không phân biệt quốc tịch.

Mọi cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng BCC - Theo quy định của Luật đầu tư 2020.

2.2 Nội dung của hợp đồng BCC

Tương tự như các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng hợp tác kinh doanh đa phần sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:

  • Thông tin chủ thể tham gia: Tên, địa chỉ cư trú, tên người đại diện theo pháp luật (đối với pháp nhân), địa chỉ kinh doanh,...
  • Mục tiêu, phạm vi hướng tới
  • Chi tiết thông tin góp vốn của các chủ thể tham gia. Phương thức phân chia kết quả đầu tư, kinh doanh.
  • Quyền hạn, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên tham gia.
  • Tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng. Phương án giải quyết tranh chấp khi phát sinh phạm, tranh chấp
  • Những quy định khi phát sinh trường hợp chuyển nhượng, sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng.

Ngoài ra, nội dung hợp đồng sẽ bao gồm những điều khoản riêng theo thoả thuận thống nhất của các bên tham gia.

2.3 Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Về mặt pháp lý, hợp đồng BCC cũng là một dạng hợp đồng dân sự. Hợp đồng BCC có những đặc điểm chính như sau:

Bcc là hình thức đầu tư gì

  • Là hợp đồng song vụ: Các chủ thể tham gia đều có quyền và nghĩa vụ ràng buộc với nhau. Quyền và nghĩa vụ được thống nhất theo thoả thuận từ trước và đảm bảo phù hợp với những quy định của pháp luật
  • Là hợp đồng không có đền bù. Các bên sẽ phải cùng chia sẻ lợi nhuận hoặc gồng lỗ trong trường hợp kinh doanh thất bại. Vì quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia tương đương. Nên sẽ không có bên nào phải đền bù thiệt hại nếu quyết định lý kết hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng nhau.
  • Là hợp đồng đa phương: Số lượng chủ thể tham gia hợp đồng BCC là không giới hạn. Tuỳ theo quy mô của dự án cũng như nhu cầu hợp tác kinh doanh của các bên cùng thống nhất.
  • Không dẫn tới việc thành lập pháp nhân mới: Các chủ thể tham gia hợp đồng BCC với tư cách động lập về tư cách pháp lý, kinh tế cũng như tổ chức. Không có bộ máy quản lý doanh nghiệp chung. Không yêu cầu phải thành lập pháp nhân mới làm đại diện chung trong quá trình hợp tác.

2.4 Ưu, nhược điểm của hợp đồng BCC

Như bất kỳ hình thức hợp tác kinh doanh nào khác, hợp đồng BCC cũng tồn tại cả những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

A.Ưu điểm

  • Không phải thành lập pháp nhân mới. Góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư
  • Tính linh hoạt cao: Các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của hợp đồng BCC đều được thoả thuận đi đến kết luận chung. Các bên cùng chia sẻ và gánh vác để đạt được kết quả cuối cùng như kế hoạch.
  • Sự kết hợp của các chủ thể tham gia sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp khắc phục những yếu điểm phát huy điểm mạnh trong liên minh. Tận dụng được sức mạnh tập thể và những tiềm năng sẵn có từ đối tác.
  • Các nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn giữ được pháp cũng như vị thế độc lập của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Không bị “hoà tan” hoặc quá phụ thuộc vào đối tác hợp tác.

B. Nhược điểm

  • Do không thành lập pháp nhân mới nên các bên tham gia sẽ phải cử ra một bên đứng lên làm đại diện để điều hành, quản lý hoạt động chung. Điều này vô tình làm tăng trách nhiệm của một bên (tách bạch quản lý thu - chi, thuế, con dấu,...) Hoặc cũng có thể làm ảnh hưởng đến những vị thế độc lập của từng chủ thể còn lại.
  • Quyền tự do thỏa thuận cao, nếu không có cơ chế vận hành, quản lý rõ ràng và chi tiết sẽ dễ dẫn đến việc cảm tính. Khó có cơ chế điều chỉnh nếu phát sinh mâu thuẫn thì tâm lý nể nang, xuề xoà.

3. So sánh hợp đồng hợp tác kinh doanh & Hợp đồng liên doanh

Hợp đồng liên doanh (JVC) cũng là một hình thức hợp tác kinh doanh được áp dụng phổ biến hiện nay. Vậy giữa 2 mô hình hợp tác này có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

Tiêu chí Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Hợp đồng liên doanh (JVC) Giống nhau

  • Đều là những hình thức đầu tư trực tiếp dựa trên cơ sở pháp lý theo quy định của pháp luật.
  • Chủ thể đều không giới hạn số lượng. Có thể gồm hai bên (song phương) hoặc nhiều bên (đa phương), miễn là những nhà đầu tư hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mục đích và nội dung của cả 2 loại hợp đồng đều hướng đến sự thỏa thuận để thống nhất phân chia quyền lợi, trách nhiệm trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Khác nhau thế nào?

Chủ thể của hợp đồng

  • Không giới hạn và không có yêu cầu cụ thể về các chủ thể tham gia. (Nhà đầu tư có thể ở trong nước hoặc nước ngoài)
  • Bắt buộc phải có sự kí kết của ít nhất một nhà đầu tư trong nước với một (hoặc nhiều( nhà đầu tư nước ngoài

Bản chất

  • Hợp đồng BCC là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên để tiến hành hợp tác kinh doanh với nhau và được pháp luật công nhận là một hình thức đầu tư
  • Hợp đồng BCC tồn tại độc lập với các hình thức đầu tư khác
  • Hợp đồng liên doanh không được pháp luật coi là hình thức đầu tư. Đây chỉ được coi là cơ sở pháp lí ghi nhận quan hệ đầu tư. Từ đó cần phải hình thành một doanh nghiệp liên doanh.
  • Hợp đồng liên doanh là một văn bản bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Nội dung thỏa thuận

  • Các bên cùng thỏa thuận những nội dung liên quan đến: Hình thức góp vốn, cách thức phân chia lợi nhuận, phương pháp ghi nhận kết quả kinh doanh,...
  • Phải thành lập một pháp nhân mới. Theo đó, nội dung của hợp đồng ngày bắt buộc phải có những nội dung như sau: Loại hình doanh nghiệp; Lĩnh vực hoạt động; Điều kiện chấm dứt và giải thể doanh nghiệp,...

Sử dụng dấu, tư cách giao dịch

  • Do không thành lập pháp nhân mới nên các bên sẽ phải thỏa thuận sử dụng dấu và danh nghĩa của một bên để giao dịch
  • Công ty liên doanh sau thành lập sẽ là pháp nhân độc lập để giao dịch với các bên khác

Trình tự triển khai

  • Các nhà đầu tư tham gia tự tiến hành hoạt động theo quy chế đã thống nhất
  • Kết quả thực hiện hợp đồng sẽ được phản ánh qua số liệu cụ thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

4. Những rủi ro thường gặp trong hợp đồng BCC và lưu ý để phòng tránh rủi ro

Khi hợp tác kinh doanh theo mô hình hợp đồng BCC. Các bên tham gia cần lưu ý một số những rủi ro cơ bản nhất, thường thấy như sau:

Bcc là hình thức đầu tư gì

  • Hợp tác kinh doanh theo Hợp đồng BCC không tạo ra pháp nhân mới mà chỉ thành lập Ban điều hành dự án theo thoả thuận của các bên. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro cao nếu không quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban điều hành. Tránh tình trạng quyền hạn của một bên bất kỳ có thể lấn át các bên còn lại. Từ đó nảy sinh những tranh chấp nội bộ về quyền quản lý.
  • Khác với loại hình hợp tác liên doanh, doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính và thuế mỗi năm. Hợp tác theo Hợp đồng BCC đòi hỏi các bên phải rất minh bạch nếu không sẽ phát sinh các rủi ro về tranh chấp tài chính. Những thông tin về việc sử dụng nguồn vốn, các loại chi phí, phân chia lợi nhuận cần được xác định rõ ràng và thống nhất ngay từ ban đầu. Sử dụng tình cảm để giải quyết theo cách “nể nang” sẽ rất khó xử lý vấn đề và dẫn tới mâu thuẫn lớn hơn thậm chí dẫn tới giải thể, kiện tụng.
  • Rủi ro trong trường hợp có phát sinh hợp tác với bên thứ 3: Hợp đồng BCC là văn bản pháp lý cao nhất thể hiện cam kết cũng như điều chỉnh hành vi của hai hoặc nhiều bên cùng thống nhất. Nếu một trong các bên có giao dịch hợp tác với bên thứ 3. Nếu không định rõ trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng. Hoặc một trong các chủ thể từ chối thực hiện trách nhiệm sẽ gây tổn hại lợi ích chung. Hơn nữa, cơ chế pháp luật xử lý vấn đề này rất khó do chỉ có một chủ thể đại diện pháp lý chung.

Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Nguyên nhân để xảy ra rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể do những nguyên nhân chủ quan (các bên thiếu kiến thức về pháp luật, không chú trọng tới các vấn đề pháp lý mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận,...) hoặc nguyên nhân khách quan (tình hình thực tế phát sinh trong từng giai đoạn, sự thay đổi chính sách và điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế,...)

Để phòng tránh tối đa các vấn đề rủi ro phát sinh, các nhà đầu tư cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác. Đảm bảo lựa chọn được đối tác phù hợp với mục đích kinh doanh như kế hoạch.
  • Lên dự thảo hợp đồng với những điều khoản rõ ràng, chi tiết nhất có thể. Hạn chế những thuật ngữ khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Tốt nhất, các bên nên mời những người có kinh nghiệm về luật kinh doanh trực tiếp xử lý.
  • Dự đoán trước những tình huống phát sinh có thể xảy ra để thảo luận và thống nhất các phương án xử lý.

Những thông tin chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho nhà đầu tư hiểu rõ thêm về hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì. Cũng như cân nhắc trong việc lựa chọn hình thức hợp tác kinh doanh tối ưu nhất.