Mức độ tập trung của ngành là gì

Tỷ lệ tập trung hóa (concentration ratio) là chỉ tiêu thống kê phản ánh tỷ trọng trong tổng sản lượng của một vài công ty lớn trong một ngành. Nó phản ánh mức độ tập trung hóa người bán trên thị trường và vì vậy có thể dùng làm biến đại diện cho cơ cấu thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ví dụ về tỷ lệ tập trung hóa

Tỷ lệ tập trung hóa được tính bằng tổng tỷ lệ phần trăm thị phần được nắm giữ bởi số lượng doanh nghiệp được chỉ định lớn nhất trong ngành. Tỷ lệ tập trung hóa dao động từ 0% đến 100%, và tỷ lệ tập trung hóa của ngành cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành. Tỷ lệ tập trung hóa dao động từ 0% đến 50% có thể chỉ ra rằng ngành này cạnh tranh hoàn hảo và được coi là tập trung thấp.

Một nguyên tắc chung là thi trường độc quyền tập đoàn sẽ tồn tại khi năm công ty hàng đầu trên thị trường chiếm hơn 60% tổng doanh thu của thị trường. Nếu tỷ lệ tập trung hóa của một công ty bằng 100%, điều này cho thấy ngành công nghiệp là độc quyền.

Giả sử rằng ABC Inc., XYZ Corp., GHI Inc. và JKL Corp. là bốn công ty lớn nhất trong ngành công nghiệp công nghệ sinh học và một nhà kinh tế học đang tính toán mức độ cạnh tranh. Trong năm tài chính gần đây nhất, ABC Inc., XYZ Corp., GHI Inc. và JKL Corp. có thị phần lần lượt là 10%, 15%, 26% và 33%. Do đó, tỷ lệ tập trung 4 công ty công nghệ sinh học là 84%. Tỷ lệ chỉ ra rằng ngành công nghiệp công nghệ sinh học là một ngành độc quyền tập đoàn.

Điều tương tự có thể được tính toán cho nhiều hơn hoặc ít hơn bốn trong số các công ty hàng đầu trong ngành. Tỷ lệ tập trung hóa chỉ cho thấy khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp và liệu một ngành công nghiệp có theo một cấu trúc thị trường độc quyền hay không.

Tập trung hóa (concentration) là khái niệm dùng để chỉ sự phân phối quy mô của các doanh nghiệp trong một ngành, nền kinh tế hoặc địa điểm của một ngành. Theo nghĩa thứ nhất, khái niệm tập trung hóa biểu thị mức độ tập trung tổng sản lượng của ngành hoặc nền kinh tế vào một vài doanh nghiệp lớn nhất. Theo nghĩa thứ hai, khái niệm tập trung hóa nói lên mức độ tập trung các doanh nghiệp trong một ngành vào một khu vực nhất định.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế công nghiệp và Luật Cạnh tranh của OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế):

Tập trung kinh tế được xem là mức độ tập trung tư bản, gồm các thành tố như doanh thu, tài sản hay việc làm trong ngành của các doanh nghiệp

Tập trung kinh tế là tình trạng khi một số ít công ty thực hiện một khối lượng lớn hoạt động kinh tế trên thị trường dựa trên tổng doanh thu, tài sản hoặc lao động sử dụng

Thuật ngữ tập trung kinh tế được xem xét ở nhiều khía cạnh:

- Tập trung tổng hợp thể hiện vị trí tương đối của các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế để phục vụ cho phân tích kinh tế, chính trị và thống kê;

- Tập trung công nghiệp hay tập trung quyền lực thị trường thể hiện vị trí tương đối và mức độ quyền lực thị trường của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại để phục vụ cho kiểm soát chống độc quyền;

- Tập trung tiêu dùng thể hiện thị phần của sản phẩm có một số lượng nhất định người mua trên thị trường;

- Tập trung tài sản thể hiện xu hướng thay đổi của dòng tư bản trên thị trường chứng khoán

Theo đó, tập trung kinh tế được hiểu là việc “sáp nhập và mua lại” giữa hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động hợp pháp.

Doanh nghiệp hợp nhất quyền sở hữu đối với tài sản mà trước kia được kiểm soát riêng biệt (bao gồm các hoạt động thâu tóm, liên doanh và các hình thức giành quyền kiểm soát khác, bao gồm cả việc một cá nhân kiêm nhiệm chức vụ quản lý ở nhiều doanh nghiệp khác nhau).

Các hình thức của tập trung kinh tế là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

- Sáp nhập doanh nghiệp:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Hợp nhất doanh nghiệp:

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp:

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

- Liên doanh giữa các doanh nghiệp:

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

- Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Mức độ tập trung của ngành là gì

Tập trung kinh tế là gì? Các hình thức của tập trung kinh tế? (Hình từ Internet).

Đánh giá tác động tích cực của tập trung kinh tế như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Cạnh tranh 2018, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

- Tác động tích cực đến phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến lược, quy hoạch của Nhà nước được đánh giá dựa trên khía cạnh như sau:

+ Khả năng phát huy hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, nguồn lực của địa phương, ngành nghề, lĩnh vực và xã hội do việc tập trung kinh tế có thể mang lại phù hợp với mục tiêu đề ra trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+ Mức độ ứng dụng tiến bộ khoa học, cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phục vụ các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng.

- Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem xét dựa trên việc đánh giá các cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gia nhập, mở rộng thị trường hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, mạng lưới phân phối hàng hóa, dịch vụ do tập trung kinh tế dự kiến mang lại.

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế được đánh giá dựa trên hệ quả tích cực của tập trung kinh tế nhờ mở rộng quy mô sản xuất, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp sau tập trung kinh tế.

Mức độ tập trung của thị trường là gì?

Tập trung thị trường trong tiếng Anh là Market concentration, Seller concentration hay Industry concentration. Tập trung thị trường hay còn gọi là tập trung bán là yếu tố của cấu trúc thị trường biểu thị phân phối số lượng và qui mô người bán trong một thị trường cụ thể.

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là gì?

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự vận động của quá trình sản xuất tuân theo những quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ…, các quy luật có vị trí, vai trò độc lập, song lại có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và tạo ra những nguyên tắc vận động của thị ...

Hành vi tập trung kinh tế là gì?

Tập trung kinh tế là hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp. Hành vi này dẫn đển việc giảm số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường; giúp mở rộng năng lực sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, kiểm soát cao hơn về quy mô thị phần; nguồn cung hàng hóa dịch vụ;…

Chỉ số tập trung là gì?

Chỉ số tập trung thị phần nhóm (CR) là tổng thị phần của một nhóm ngân hàng có thị phần lớn nhất. Tính đơn giản và số lượng dữ liệu ít đã giúp cho chỉ số tập trung k trở thành một trong những chỉ số thường được dùng nhiều nhất để đo lường độ tập trung trong thực tiễn.