Bắp chân tê tê như điện giật là bị gì năm 2024

Cháu đã từng bị co giật do cả ngày không ăn uống và uống thêm 3 viên panadol. Sau khi uống panadol 1 tiếng sau, cháu cảm thấy đau lồng ngực ở bên trái và toàn thân mất đi ý thức, không cử động được và tay chân của cháu co lại, không duỗi thẳng được. Sau khi tỉnh lại cháu cảm thấy như bàn chân của cháu tê bì khó đi lại và có sưng ở phía mắt cá chân 1 thời gian thì nó bình thường trở lại. Gần đây, cháu có bị ốm, khi tỉnh dậy thì cháu thấy chân lại bị tê bì và không thể đi bình thường như có vật gì đang làm nhức có lúc đau. Xin hỏi bác sĩ dấu hiệu co giật kèm tê bì chân tay là do đâu? Mong bác sĩ giúp đỡ cháu ạ.

Văn Thị Khánh Vy (2004)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Dấu hiệu co giật kèm tê bì chân tay là do đâu?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Theo đánh giá của bác sĩ qua các triệu chứng của bạn thì hiện tượng co giật này nguyên nhân từ việc bạn nhịn cả ngày và uống thuốc không đúng dẫn đến có thể hạ đường máu, có thể kèm theo hạ canxi đi cùng. Vì vậy mà sau đó bạn sẽ có cảm giác tê tay, chân, đau khi vận cơ. Để tránh tình trạng lặp lại cách tốt nhất là bạn nên ăn uống điều độ, ăn đầy đủ các bữa, không bỏ bữa. Bạn cũng nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tầm soát thêm các nguyên nhân gây co giật khác bạn nhé.

Nếu bạn còn thắc mắc về co giật kèm tê bì chân tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Đột quỵ não có thể phòng ngừa
  • Bàn chân và bàn tay lạnh: Nguyên nhân, phải làm gì để hạn chế?
  • Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

VTV.vn - Thông thường khi ngồi lâu trên một chuyến bay, đi xe ô tô, bạn sẽ có cảm giác như bị "điện giật" ở bắp chân và lòng bàn chân, cảm giác này còn xảy ra khi chơi thể thao.

Bắp chân tê tê như điện giật là bị gì năm 2024

Hình minh họa.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê chân sau khi chơi thể thao được các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chỉ ra:

"Cái giày hại cái chân"

Xưa nay chúng ta có câu "cái miệng hại cái thân". Trong y học thể thao, tôi cũng có một câu nói tương tự là "cái giày hại cái chân". Nguyên nhân chính gây ra chứng tê chân ở vận động viên là do giày quá chật làm tăng áp lực lên các dây thần kinh ở bàn chân.

Cách khắc phục rất dễ dàng: Mua giày mới. Đến một cửa hàng chuyên về giày thể thao, chọn ra một đôi phù hợp với từng môn thể thao cụ thể (ví dụ: giày tennis để chơi tennis, giày bóng rổ để chơi bóng rổ. Đừng sử dụng giày bóng rổ để chơi bóng đá v.v...). Ngoài ra, kích thước của đôi giày cũng là yếu tố cực kì quan trọng để giảm tối đa rủi ro tê chân tay.

Có một số trường hợp khác, lựa chọn giày sẽ khó khăn hơn chút. Ví dụ: một số bạn có bàn chân bè ra ở vùng ngón chân. Khi đó, bạn cần phải chọn các mẫu giày mà ở mũi giày có nhiều không gian hơn cho các ngón chân của mình.

Bên cạnh giày thì có một yếu tố khác có vai trò quan trọng không kém là tất thể thao. Cần chọn loại vớ phù hợp để mang lại cảm giác thoáng mát mà vẫn không bị mất đi chức năng thấm hút mồ hôi.

Buộc dây giày quá chặt

Nếu như đã mua giày, đúng loại, đúng kích cỡ. Nhưng tới khi chơi thể thao vẫn cảm thấy tê và nhức ở bàn chân thì có thể nguyên nhân do dây giày. Thông thường, chúng ta hay có thói quen buộc giày thật chặt để giày không bị tuột ra trong quá trình tập luyện. Điều này dẫn đến một hiện tượng khá giống với bệnh "hội chứng ống cổ chân".

Cách giải quyết là khi mua giày, hãy yêu cầu thử nhiều loại dây giày. Cố gắng nới lỏng dây giày ra một chút. Miễn sao dây giày có thể đảm bảo giày không bị lỏng và cổ chân của bạn vẫn thoải mái khi chạy.

Đáp chân xuống mặt đất sai

Đôi lúc chính cách chạy bộ khi chơi thể thao của một người khiến cho họ bị tổn thương mà không biết. Ví dụ: sải chân chạy quá dài, khiến cho vị trí đáp bàn chân đi về phía trước quá nhiều so với trọng lượng cơ thể. Điều này có thể gây tăng áp lực lên các dây thần kinh chi phối bàn chân.

Để khắc phục tình trạng này, cần điều chỉnh cho sải bước ngắn lại. Khi đáp chân xuống đất, cần đáp bằng phần giữa của bàn chân.

Do cấu trúc của bàn chân

Đây là một trong những nguyên nhân mà hầu hết chúng ta khó lòng tự điều chỉnh được mà không có bàn tay của bác sĩ. Ví dụ, nếu bàn chân của bạn bị bẹt, thì trọng lượng cơ thể chính là "kẻ thù" của các dây thần kinh bàn chân.

Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp nào cũng cần can thiệp "dao kéo". Nếu bạn chỉ bị bàn chân bẹt, bạn có thể mang các loại đế giày chỉnh hình. Thông thường, chúng ta nên tham khảo bác sĩ y học thể thao để chọn ra loại đế giày phù hợp.

Bị bệnh liên quan đến các sợi thần kinh

Có một bệnh lý mà trong y văn hay gọi là "u thần kinh Morton" - nghĩa là dây thần kinh của chúng ta bị sưng to lên thành một khối. Khi chúng ta chơi thể thao nhiều thì dây thần kinh này lại ngày càng sưng to hơn. Từ đó, giữa bàn chân sẽ xuất hiện một khối u, gây chèn ép các thành phần khác của chân và gây đau.

Trên đây là một trong số các nguyên nhân có thể dẫn đến dấu hiệu hay bị tê chân khi chơi thể thao. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ra vấn đề khó chịu này.