Bao nhiêu tuổi được học đại học tại chức năm 2024

Trước lời kiến nghị của TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT, hàng trăm độc giả đã bày tỏ sự đồng tình với việc gộp THCS và THPT, kết thúc chương trình phổ thông ở lớp 9, sau đó tạo nhiều hướng rẽ cho học sinh lựa chọn và sinh viên có thể tốt nghiệp đại học ở tuổi 20.

Bạn đọc Cẩm Hóa phân tích, trước năm 1975, học xong lớp 11 (đệ nhị cấp) sẽ thi tú tài 1, ai muốn học nghề thì chuyển qua (tương tự cao đẳng nghề hiện nay). Học sinh lớp 12 (đệ nhất cấp) thi tú tài 2, nếu qua được thì được chọn nộp đơn vào các trường đại học, ngoại trừ sư phạm (vì sinh viên trường này miễn quân dịch nên phải thi, cũng vì thế mà sư phạm toàn người giỏi). "Tôi cho rằng nên bỏ kì thi đại học bởi nhìn vào hiện tại có thể thấy, đỗ được tú tài 2 ngày xưa còn hơn đậu đại học hiện nay", độc giả này viết.

Bao nhiêu tuổi được học đại học tại chức năm 2024
Nhiều ý kiến cho rằng tốt nghiệp đại học sớm thanh niên sẽ có nhiều thời gian xây dựng cuộc sống, gia đình và đóng góp được nhiều hơn cho xã hội

Theo anh Nguyễn Xuân Khải, khi còn trẻ, thanh niên sẽ học việc rất nhanh và làm hiệu quả. Hiệu suất làm việc từ tuổi 21 đến 27 cao, và nếu làm việc môi trường tốt thì sẽ có thể nhanh chóng thành đạt. Nếu 23, 24 tuổi mới ra trường như hiện nay thì lãng phí nhiều thời gian mà kiến thức để lao động vẫn không thay đổi.

Chia sẻ về 15 năm đi học, nữ sinh Minh Phương cho rằng hiện nay thanh niên thích ứng môi trường rất tốt. Môi truờng càng khắc nghiệt, khó khăn thì mọi nguời càng phải cuốn theo. Nếu kết thúc phổ thông ở lớp 9, học sinh sẽ đua nhau học, chiếm lĩnh kiến thức để tự tin bước vào đời, xây dựng cuộc sống.

"Học đến lớp 12 mà em vẫn chưa biết mình muốn gì. Đi học thì chỉ chú tâm vào các môn thi đại học, những môn khác là học bắt buộc nhưng không yêu thích nên chỉ học vẹt, học đối phó. Em thiết nghĩ nên cho học sinh học tự chọn và thiết thực cho cuộc sống thì sẽ tốt hơn", Phương bày tỏ.

Vừa trở thành thủ khoa tốt nghiệp được Hà Nội vinh danh, Vũ Hoàng Yến (ngành Kế toán Kiểm toán của ĐH Thương mại) cho rằng, độ tuổi 22 mới tốt nghiệp đại học hiện nay là hơi muộn. Theo cô, học sinh có thể tốt nghiệp sớm hơn mà vẫn đảm bảo kiến thức để làm việc.

"Thời gian học các môn chuyên ngành ở đại học cũng chỉ hơn hai năm. Thời gian phổ thông kéo dài quá, kiến thức cần học thì quá nhiều", Yến nói và cho hay, để đỗ vào khoa Kế toán Kiểm toán, cô đã phải học rất nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa nhưng vào đại học rồi kiến thức phần lớn là không sử dụng đến.

Nữ thủ khoa ủng hộ phương án tốt nghiệp trung học ở tuổi 15 và đại học ở tuổi 20. Yến cho rằng sau khi học xong trung học nên có nhiều hướng với thời gian đào tạo khác nhau cho học sinh lựa chọn, tránh sự lãng phí về cả tiền của và thời gian cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, một số độc giả cũng băn khoăn, các tân cử nhân 20 tuổi có thể chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Độc già Lê Tâm nêu ý kiến, ở Việt Nam số thanh niên vào độ tuổi này còn quá non nớt, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời.

"Tôi đồng quan điểm với TS Tùng là đổi mới hệ thống giáo dục toàn diện nhưng cũng đảm bảo cho thanh niên một kiến thức vững vàng trước đã, thay vì kiến trúc "1111" thì hãy là "11111" nghĩa là: 1 tiểu - 1 trung - 1 kiến - 1 cao - 1 đại (1 kiến là kiến thức tổng quát về kinh tế, xã hội, con người và thế giới nhằm tạo cho thanh niên kiến thức toàn diện khi đó mới đủ kiến thức mà tiếp thu ở các bước học cao hơn", độc giả Tâm đề xuất.

Có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với lĩnh vực giáo dục, nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào cho rằng, cần rút ngắn độ tuổi tốt nghiệp đại học để thanh niên có nhiều thời gian đóng góp cho xã hội hơn. Theo thầy Hào, chương trình học phổ thông có thể giảm bớt một năm. Học xong lớp 11 là học sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học.

"Chương trình hiện tại vừa nặng vừa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và lãng phí thời gian. Tuy vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện cần nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc", thầy Hào nói.

Cử tri tỉnh Kiên Giang cho rằng, theo quy định trên thì nhiều nơi không đáp ứng theo chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch đào tạo của địa phương, đặc biệt là đối với cấp huyện. Vì vậy, cử tri đề nghị xem xét điều chỉnh nâng độ tuổi của công chức được cử đi đào tạo sau đại học từ 40 tuổi hiện nay lên 45 tuổi để những cán bộ, công chức có thâm niên cống hiến đủ điều kiện đi học.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời cử tri tỉnh Kiên Giang như sau:

Triển khai Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Bộ Nội vụ được Chính phủ giao xây dựng Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Tại tờ trình số 3778/TTr-BNV ngày 19/11/2009, Bộ Nội vụ đã báo cáo, giải trình Chính phủ về nội dung quy định điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học. Theo đó, việc đào tạo trình độ sau đại học với mục tiêu trang bị kiến thức mang tính học thuật, nghiên cứu khoa học là để phục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu. Cơ quan hành chính nhà nước cần tập trung bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp và thái độ làm việc cho công chức, giúp công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Chính vì vậy, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP quy định điều kiện để công chức được cử đi đào tạo sau đại học phải không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo, có đủ 5 năm công tác và có ít nhất 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quy định như vậy để tăng cường tính quy hoạch trong đào tạo sau đại học đối với công chức, đào tạo phải gắn với sử dụng và chỉ thực hiện khi cơ quan, đơn vị thực sự có nhu cầu và người công chức đủ điều kiện học tập.

Theo quy định của Thông tư số 03/2011/TT-BNV hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, giới hạn độ tuổi được cử đi đào tạo sau đại học không áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, viên chức và các trường hợp công chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài, công chức đi học tự chi trả các khoản kinh phí học tập và học ngoài giờ hành chính.

Trong năm 2014, Bộ Nội vụ đã tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có nội dung quy định về độ tuổi để công chức được cử đi đào tạo sau đại học tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP. Năm 2015, Bộ Nội vụ dự kiến tổ chức hội thảo đánh giá 5 năm thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP. Sau đó, nếu phát hiện những vấn đề chưa hợp lý, Bộ Nội vụ sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi.

Bao nhiêu tuổi thì không được thi đại học?

Hiện nay chưa có quy định nào khống chế độ tuổi dự thi ĐH. Tất cả những thí sinh đáp ứng được điều kiện dự thi (có bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự… ). Theo Ban tư vấn thì em sẽ không gặp bất kì rắc rối gì khi làm thủ tục nhập học (nếu trúng tuyển).

Bao nhiêu tuổi mới được thi đại học?

Bao nhiêu tuổi được phép thi đại học? “Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công dân trên 18 tuổi và đã tốt nghiệp Trung học phổ thông đều được phép tham gia kỳ thi Tốt nghiệp Quốc gia (thi đại học)”.

Học đại học tại chức trong bao lâu?

Theo quy định, đào tạo tại chức dành cho người vừa đi học, vừa đi làm diễn ra từ 1 – 2 năm tùy vào chương trình đào tạo cũng như chuyên môn mà bạn đăng ký sẽ có thời gian học tương đương.

Tốt nghiệp cấp 3 năm bao nhiêu tuổi?

Khái niệm. Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10 (năm thứ nhất), lớp 11 (năm thứ hai), lớp 12 (năm thứ ba).