Bao lâu thay bình sữa cho bé từ dũ

15-05-2019, 2:35 pm     0 39463

“Bé nhà mình đã tròn 6 tháng tuổi, sắp tới mình phải đi làm nên mình đã tập cho bé bú bình Pigeon trước. Tuy nhiên, mình không biết khi nào nên thay núm ty bình sữa Pigeon cho bé vì trộm vía con ăn rất tốt các mẹ à” – Chị Hương Anh (Thái Nguyên) chia sẻ.

Việc thay núm ty bình sữa Pigeon cho bé thực sự rất cần thiết vừa để đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng tăng của con vừa thay đổi núm mới khi núm cũ đã cũ hỏng.

Vậy bao lâu thì nên thay núm ty bình sữa Pigeon cho bé?

Thời hạn sử dụng núm ty bình sữa được các chuyên gia khuyên thay mới theo định kỳ. Riêng đối với núm ty bình sữa: thay sau khoảng 2 – 3 tháng sử dụng, và bình sữa thay sau 4-6 tháng sử dụng.

Bao lâu thay bình sữa cho bé từ dũ

Nhiều mẹ cho rằng không nhất thiết phải thay núm ty sớm như vậy khi mà núm không rách, không hỏng gì cả. Thậm chí có mẹ nhận định sau khoảng 1 – 2 tháng chiếc núm ty bé đang dùng đã mềm hơn so với lúc ban đầu, nếu thay núm mới lúc này sẽ cứng hơn hơn so với chiếc núm cũ khiến bé chán bú.

Thực ra, trẻ sơ sinh có sự phát triển thể chất và kỹ năng vận động theo từng tuần, từng ngày. Trong khoảng thời gian 2 – 3 tháng bé đã có nhiều sự biến đổi. Cơ hàm và miệng của bé cũng dần cứng cáp hơn, lực bú khỏe dần lên và bé thích nhai cắn cho nên nhu cầu đối với núm vú bình sữa cũng sẽ không như ban đầu khi bé mới tập bú bình. Chẳng thế mà khi bé 6 tháng tuổi bé lại dùng được nhiều loại bình hơn và ưa dùng những bình có núm dai cứng hơn là những bình có núm mềm như trước kia.

Nên thay núm ty bình sữa Pigeon khi nào?

Thay núm ty Pigeon cho bé gặp các dấu hiệu bất thường

- Bình sữa, núm ty bị ngả màu: điều này rất thường gặp ở bình sữa Comotomo (núm ti bằng silicone trong suốt thì ít xảy ra nhưng thân bình bằng silicone dày, mờ và bám dính thường bị ngả màu).

- Bình sữa bị biến dạng: có vết nứt, lõm vào, trầy xước.

- Vạch chia sữa in trên thân bình bị mờ.

- Xuất hiện nấm mốc trong và ngoài bình sữa.

- Núm vú bị dính lại hoặc phồng lên và không ra sữa.

- Núm vú bị rách, thủng, lỗ sữa bị giãn mở to khiến sữa chảy ra nhiều hơn. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách dốc ngược bình sữa nếu thấy sữa chảy xuống thành dòng thì nên thay núm ty mới ngay lập tức. Vì sữa ra nhiều bé không nuốt kịp có thể bị sặc sữa rất nguy hiểm.

Thay núm ty bình sữa Pigeon cho bé khi cần nâng size

Bình sữa dùng bao lâu thì thay còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Sự phát triển của bé sơ sinh tỉ lệ thuận với sức bú mút và khẩu phần ăn. Bé càng nhiều tháng tuổi thì mỗi cữ sữa bé ăn càng nhiều và lực bú khỏe hơn. Vì vậy mẹ theo dõi tình trạng ăn của bé để thay bình và núm ty có size lớn hơn cho phù hợp với nhu cầu ăn của bé.

Xem bình sữa Pigeon mới nhất: https://www.tuticare.com/binh-sua-pigeon-num-ty-pigeon-427.html

Bao lâu thay bình sữa cho bé từ dũ

Bình sữa có 3 mức size phổ biến là 50ml (size nhỏ cho bé dưới 1 tháng), 120 – 160ml (size vừa cho bé 1 – 3 tháng tuổi), 200 – 250ml (size to cho bé từ 3 – 4 tháng trở đi). Có một số hãng còn sản xuất bình size đại trên 300ml nhưng về cơ bản 3 size trên vẫn thông dụng hơn cả.

Theo độ tuổi và sức ăn của bé mẹ cần nâng size thay bình mới cho bé để đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong mỗi bữa ăn của bé, tránh để bé đói.

Thay núm ty bình sữa khi gặp phải một số lỗi

Ngoài ra, nếu núm vú bình sữa có một trong các dấu hiệu dưới đây thì cũng cần được thay mới:

- Sữa chảy thành dòng khi dốc. Bình thường, sữa chỉ chảy nhỏ giọt, còn nếu chảy thành dòng tức là lỗ trên núm vú cao su quá to. Nên thay thế bằng núm vú khác.

- Mỏng đi: Dấu hiệu chứng tỏ núm vú cao su đang bị yếu. Để kiểm tra độ khỏe của núm vú bình sữa, thử ấn nhẹ đầu núm vú lõm xuống, nếu núm vú nảy lên, trở về hình dạng ban đầu thì tốt. Nếu không, hãy bỏ núm vú này đi.

- Bị dính hoặc bị phồng: Cả hai dấu hiệu chứng tỏ núm vú cao su bị hỏng.

- Nứt, vỡ hoặc mỏng đi: Bé có thể bị thương vì bình sữa hỏng, nhất là khi bạn dùng bình thủy tinh. Vi khuẩn sẽ cư trú, sinh sôi ở những khe nứt cho dù bạn vệ sinh bình sữa thế nào.

- Nếu bình sữa nhựa cầm bị xước tay hoặc bỏng thì cũng nên thay mới.

- Nắp vặn không chặt, sữa luôn bị chảy hoặc rò rỉ ra ngoài

- Quan sát thấy bình sữa bị biến dạng do đổ nước nóng vào: Đây là dấu hiệu cho thấy chất liệu bình sữa không còn an toàn cho bé.

- Bình sữa Pigeon có mùi, đã vệ sinh nhưng không hết: Nhiều mẹ đang gặp phải vấn đề bình sữa sử dụng lâu ngày xuất hiện mùi sữa bị chua, mùi khó chịu dù có vệ sinh nhiều thế nào. Mùi này có thể làm làm mất vị thơm ngon của sữa trong bình khiến bé không thích bú.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ biết được thời hạn sử dụng của núm ty bình sữa Pigeon và có những thay đổi phù hợp với con. Để mua hàng chính hãng mẹ nên đến Tuticare – hệ thống siêu thị mẹ và bé uy tín tại Việt Nam.

Xem thêm: Tại sao bình sữa Pigeon thần thánh lại có giá thấp hơn bình sữa Comotomo?

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không phải chỉ bắt đầu sau sinh mà cần phải được chuẩn bị kỹ về mọi mặt ở ngay giai đoạn trước sinh khi mang thai nhất là về kiến thức và tâm lý.

1. Đón nhận bé ra đời

Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi thành viên trong gia đình giây phút đón nhận bé. Nhất là đối với các bà mẹ sinh con so.

Đây là giây phút rất quan trọng và rất hồi hộp với bà mẹ. Sau một giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày, đây là lần đầu người mẹ được thấy bé thực sự bằng xương bằng thịt. Thời điểm này có thể đến đúng theo dự kiến nhưng cũng có thể đến khá bất ngờ trong những trường hợp sinh non.

Sau khi sinh, nếu bé khỏe thì các nữ hộ sinh sẽ lau khô cho trẻ theo qui trình trước khi cho bé bú sữa mẹ.

2. Cho trẻ bú mẹ

Vai trò của sữa mẹ

Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho trẻ bú mẹ là việc làm vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bao lâu thay bình sữa cho bé từ dũ
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và nút vú mẹ sớm ngay trong giờ tuổi đầu tiên. Động tác bú của trẻ rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa. Nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp mẹ giảm được một số nguy cơ bệnh tật.

Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi.

Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé kháng được nhiều bệnh nhất là các bệnh nhiễm trùng đồng thời giúp trẻ phát triển hài hòa, gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Sữa mẹ luôn có sẵn, an toàn và từ lâu đã được tổ chức Y tế thế giới coi là sự sống còn của trẻ sơ sinh của trẻ em trên toàn thế giới nhất là ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.

Cụ thể sữa mẹ có các lợi ích sau:
  •   Luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, thích hợp cho trẻ nhất là sữa non sau sinh.
  •   Dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng
  •   Chứa nhiều chất kháng thể để giúp trẻ kháng lại nhiều bệnh tật nhất là trong những ngày tháng đầu đời.
Cách cho trẻ bú

Nên sớm bắt đầu cho trẻ bú ngay giờ đầu sau sinh. Có thể lúc này bà mẹ còn mệt mỏi nhưng đứa trẻ đã bắt đầu đòi bú. Nếu trẻ khỏe mạnh thì phản xạ nút sẽ mạnh. Những giọt sữa non đầu tiên chưa thực sự dồi dào nhưng lại chứa nhiều chất bổ dưỡng, rất cần thiết cho bé, nhất là trong những ngày đầu đời.

Không nên xin sữa của bà mẹ khác cho con mình bú vì có nhiều bệnh có thể lây qua sữa mẹ như nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B, C …

Sau những cữ bú đầu tiên, động tác nút của bé và sự phục hồi sức khỏe của mẹ sẽ làm 2 bầu vú “lên sữa” và sữa trưởng thành sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của bé. Trẻ bú càng nhiều thì cơ thể mẹ càng tạo thêm nhiều sữa.

Tư thế cho bú

Cần chọn tư thế sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái để việc cho bú dễ dàng và hiệu quả, mẹ được thư giãn mà không bị đau lưng hay tê tay, tê chân.

Có thể cho trẻ bú ở tư thế ngồi hoặc tư thế nằm:

Tư thế ngồi (khuyến cáo nên áp dụng nhiều tư thế này): Bà mẹ ngồi thật thoải mái, lưng có thể có điểm tựa sao cho cơ vùng cổ và vùng thắt lưng không bị căng mau gây mỏi và đau lưng. Trẻ được giữ chắc và nâng bởi vòng tay trìu mến của mẹ. Có thể chêm thêm gối phía dưới để việc nâng trẻ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Tư thế cho trẻ nằm sát mẹ (dùng khi mẹ mệt hoặc ban đêm): Bà mẹ nằm nghiêng, đùi dưới kê trên gối, chân trên gập ở đầu  gối. Đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho miệng bé áp sát ngực dưới của mẹ. Mẹ dùng cánh tay phía dưới để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào vú mẹ. Khi bé ngậm vú thì chú ý cho bé ngậm sâu để bảo đảm bé mút và nuốt sữa dễ dàng.

Khởi đầu cho bé bú với một số động tác sau:

Bà mẹ và trẻ vào tư thế cho bú như trên, lau sạch núm vú và bầu vú.

Bà mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ phần gần núm vú.

Đưa nhẹ núm vú vào môi bé để kích thích phản xạ bú, khi bé há miệng thì ép sát vú vào trẻ và đưa núm vú vào miệng bé.

Bảo đảm trẻ ngậm vú đúng: miệng bé há rộng, ngậm cả quầng vú, cằm chạm sát vú mẹ, môi dưới của trẻ đưa ra ngoài.

Bé nút đều đặn, hai má căng, bà mẹ có thể nghe được tiếng nuốt sữa ực, ực.

Nên cho bé bú hết sữa 1 bên vú, nếu bé chưa no thì cho bú tiếp vú còn lại

Số lần cho trẻ bú

Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, khi trẻ đòi bú.

Cho trẻ bú cả ngày lẫn đêm.

Thông thường trẻ bú mẹ sau mỗi 2 đến 3 giờ, mỗi lần từ 15 đến 30 phút.

Nếu bé ngủ quá nhiều thì nên đánh thức và cho trẻ bú mỗi 3 giờ.

Nếu trẻ không bú 2 cữ hoặc phản xạ nuốt quá yếu hay trẻ hay nôn ói thì nên cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Làm sao biết trẻ đã bú sữa đủ?

Trẻ nút vú có hiệu quả và nuốt sữa tốt.

Trẻ ngủ êm sau khi bú mẹ.

Trẻ đi tiểu nhiều khi bú đủ sữa (ít nhất 2 – 4 lần/ngày) và có đi tiêu.

Trong tuần đầu trẻ có thể sụt cân sinh lý khoảng 5 –  10% và nếu bú đủ sữa thì trẻ sẽ bắt đầu tăng cân sau đó.

Cho bé ợ hơi sau bú

Cần cho trẻ ở tư thế đầu cao và vỗ lưng cho bé ợ hơi trong hoặc sau khi cho bú.

Nên cho bé ợ hơi sau bú để tránh bé bị chướng hơi, khó chịu và nôn trớ.

Chú ý cho trẻ nằm đầu chếch khoảng 15 đến 30 độ khi bé ngủ sau cữ bú để tránh nguy cơ hít sặc khi bé nôn trớ. Nên tránh tư thế cho trẻ nằm sấp mà không theo dõi vì trẻ dễ có nguy cơ đột tử. Cũng không nên để quá nhiều gối hay thú nhồi bông quanh trẻ vì dễ gây cho trẻ ngạt thở nếu các vật  này đè vào mũi bé.

Giữ cho mẹ không bị mất sữa khi trẻ phải xa mẹ

Việc giữ nguồn sữa cho trẻ khi bé phải tạm thời xa với mẹ là rất quan trọng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đặc biệt là những trường hợp bé non tháng hay trẻ sơ sinh bệnh lý phải nhập khoa sơ sinh hay phải chuyển lên một bệnh viện khác sau sinh mà mẹ không thể chăm sóc trực tiếp và không nằm cạnh trẻ.  Việc này cũng có thể xảy ra ở các bà mẹ đi làm sớm hoặc các bà mẹ đi làm khi bé còn chưa cai sữa. Nhất là các bà mẹ đi làm công  sở.

Việc cho trẻ bú vú mẹ trực tiếp vẫn là tốt nhất nhưng nếu không được thì bà mẹ có thể vắt sữa bằng tay hay bằng các dụng cụ hút sữa. 

Yếu tố tâm lý là rất quan trọng vì chỉ cần bà mẹ nghĩ đến con mình cũng là yếu tố cần thiết để góp phần duy trì nguồn sữa mẹ.

Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đầy đủ số lượng và bảo đảm chất lượng dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tránh kiêng khem quá mức nếu không cần thiết và nên uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng.

Nếu trẻ có thể tiêu hóa được sữa mẹ thì bạn hãy chịu khó vắt sữa và gởi ngay lên cho trẻ mỗi 3 giờ 1 lần. Nếu bạn phải đi làm cũng vậy, nếu biết cách lưu trữ bảo quản thì con bạn có thể tận dụng được nguồn sữa mẹ quí giá.

Bảo quản và lưu trữ sữa mẹ

Trước khi vắt sữa hay hút sữa thì bạn phải rửa tay sạch, lau sạch đầu vú và quầng vú.

Chỉ đựng sữa trong bình thủy tinh hay nhựa trong mà đã được khử trùng, có nắp đậy.

Sữa vắt xong phải được lưu trữ và bảo quản ngay ở nhiệt độ mát hoặc trong tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp:

– Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 25 – 270C thì phải cho bé bú trong vòng 4 giờ.

– Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 20 – 220C thì phải cho bé bú trong vòng 10 giờ.

– Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ lạnh hơn (vào mùa đông hay sữa được giữ trong bình nước đá lạnh) khoảng 15 – 160C thì có thể cho bé trong vòng 24 giờ.

– Nếu sữa được giữ ở trong tủ lạnh với nhiệt độ 40C thì có thể cho bé bú trong vòng 120 giờ sau khi hâm nóng (khoảng 5 ngày).

– Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh khỏang 00C thì có thể sử dụng cho bé bú trong vòng 2 tuần sau khi hâm nóng.

Cách hâm nóng sữa mẹ

Tuyệt đối không nên đun sôi sữa mẹ trên bếp vì nếu làm như vậy thì sẽ làm hủy hoại các thành phần có lợi trong sữa mẹ, nhất là các kháng thể và các loại vi chất khác.

Bà mẹ nên làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình trong một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 400C.

Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì có thể làm tan băng bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi, khi sữa đã tan băng thì nên lắc đều và bảo đảm phải thử nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào mu bàn tay người cho trẻ bú để chắc rằng trước khi cho bú

Chỉ nên làm ấm lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ bú đó.

Nếu nghi ngờ sữa đã bị chua hay bị hư thì phải khiểm tra ngay, nếu đúng thì không được cho trẻ bú.

Trường hợp nào không nên cho trẻ bú mẹ

Có vài trường hợp phải tránh bú mẹ và có thể dùng sữa thay thế như mẹ bị HIV trong giai đoạn AIDS, mẹ bị bệnh quá nặng trong giai đoạn quá suy kiệt.

Trường hợp mẹ bị viêm gan siêu vi B trong giai đọan tiến triển cấp có xét nghiệm HbsAg (+) và HbeAg (+) thì có nguy cơ cao lây bệnh cho trẻ qua sữa mẹ. Khi đó nếu gia đình có khả năng và đồng ý thì nên cho trẻ bú sữa thay thế.

3. Cho trẻ ngủ

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường ngủ từ 16 – 18 giờ trong ngày và đêm, giấc ngủ thường chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 giờ. Phần thời gian còn lại để cho trẻ bú và làm vệ sinh cho trẻ. Trẻ càng lớn lên thì thời gian ngủ trong ngày sẽ giảm đi, nhưng giấc ngủ ban đêm có thể kéo dài hơn.

Nếu trẻ sơ sinh ngủ quá 4 giờ thì nên đánh thức trẻ để cho bé bú.

Nếu trẻ luôn ngủ ngon sẽ tạo ra sự phát triển tốt về cả thể chất lẫn tâm thần.

Làm sao để tạo giấc ngủ ngon cho trẻ?

Nên chọn phòng sạch sẽ, thoáng khí và yên tĩnh để bé dễ ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh thì nhiệt độ phòng thích hợp là khoảng 280C. Không nên để nhiệt độ phòng quá thấp vì có thể làm bé cảm lạnh dù được quấn khăn và đắp chăn đầy đủ.

Trẻ chỉ có thể ngủ tốt nếu trẻ khỏe mạnh, đã được bú no, được vỗ lưng cho ợ hơi, bảo đảm tã khô sạch.

Có thể massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi ngủ hoặc hát ru khe khẽ.

Có thể cho bé nằm nôi và đu đưa khe khẽ.

4. Tắm trẻ sơ sinh

Chuẩn bị dụng cụ

Xà phòng nước tắm cho trẻ sơ sinh.

Khăn mặt mềm (gạc), khăn bông lau người sạch, mũ, áo, tã, chăn (mền).

Gạc, gòn, que gòn, băng rốn vô khuẩn.

Cồn 70, nước muối sinh lý 0,9% , thuốc đánh tưa (nấm).

Nước sạch ấm khoảng 37độ.

Bồn (thau) tắm sạch 2 cái.

Nhiệt độ phòng : khoảng 28 – 30 độ C

Trẻ sơ sinh được đặt trên bàn đảm bảo độ ấm. Nên dùng nước đun sôi để nguội pha với nước ấm, dùng tay để thử nhiệt độ trước khi tắm cho trẻ.

Tắm trẻ rốn chưa rụng hoặc đã rụng nhưng chân rốn còn ướt

Tắt quạt, đóng cửa. 

Rửa tay sạch trước khi tắm trẻ. 

Nói chuyện biểu lộ tình cảm với trẻ 

Tay trái bế trẻ, tay phải dùng gòn lau từng bên mắt từ trong ra ngoài, dùng khăn lau mặt trẻ. 

Gội đầu: các ngón tay của bàn tay bế trẻ ép 2 vành tai vào trước lỗ tai để tránh nước vào tai, tay kia dùng khăn (gạc) thắm nước làm ướt hết tóc rồi xoa xà phòng vào lòng bàn tay và xoa vào tóc trẻ sau đó xả lại bằng nước, lau khô đầu.

Lau khô toàn thân bằng khăn sạch mềm

Mặc áo, quấn tã giữ ấm cho trẻ

Tắm trẻ đã rụng rốn, chân rốn khô

Các bước thực hiện giống như phần tắm cho bé khi chưa rụng rốn nhưng thêm bước ta cho trẻ nằm vào chậu nước từ cổ xuống, xoa xà phòng (hoặc pha vào thau nước) sau đó cho trẻ sang thau nước khác, tắm sạch lại.

5. Thay tã cho trẻ

Có thể dùng tã vải hay tã giấy. 

Chú ý có một số loại tã giấy có thể gây kích ứng cho trẻ: hăm lở, gây ngứa …

Nếu dùng tã vải thì nên chọn các loại vải mềm, thấm nước tốt .

Nên dùng các loại tã thích hợp cho trẻ về kích cỡ.

Nên thay tã ngay mỗi khi trẻ tiểu ướt hay đi tiêu. Khi thay phải vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục bằng nước ấm theo hướng từ trước ra sau. Có thể thoa kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da trước khi quấn tã cho trẻ.

6. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vệ sinh rốn hằng ngày theo qui trình

Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.

Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.

Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?

Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.

Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.

Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.

Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.

Phát hiện các triệu chứng bất thường

Rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc rốn có mủ.

Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.

Da quanh rốn sưng nề, tấy đỏ.

Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài.

Rốn chậm rụng sau 3 tuần.

Khi phát hiện một trong các triệu chứng bất thường trên thì phải mang bé đi khám chuyên khoa ngay. Tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ một chất gì lên rốn mà không có chỉ định của bác sĩ.

7. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ

Bạn nên luôn luôn có dụng cụ đo nhiệt độ cho trẻ trong nhà để có thể theo dõi nhiệt độ cho trẻ bất cứ lúc nào.

Có thể dùng dụng cụ đo nhiệt kế qua lỗ tai, dụng cụ đo nhiệt dán lên trán nhưng tốt nhất vẫn là nhiệt kế thủy ngân, vừa đơn giản, rẻ tiền lại chính xác.

Trước khi quyết định dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ bạn nên đo nhiệt độ và tiếp tục theo dõi sau đó. 

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là 36,5  đến 37,50 C:

Nếu lấy nhiệt độ ở nách: đặt nhiệt kế ở nách trong khoảng 2 phút, nhiệt độ ở nách cộng thêm 0,5 độ mới là nhiệt độ thật của bé. Ví dụ: nhiệt độ ở nách là 36,50 C thì nhiệt độ của bé là 370 C.

Nếu lấy nhiệt độ ở hậu môn: nhẹ nhàng đặt nhiệt kế ở hậu môn trong 1 phút, nhiệt độ bình thường ở hậu môn chính là thân nhiệt của bé (36,5 – 37,50C)

Nếu nhiệt độ của bé thấp hơn 36,50C thì bạn cần ủ ấm ngay cho trẻ sơ sinh.

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn  37,50 C thì nên để trẻ thoáng, bỏ bớt chăn cũng như các quần áo dày, lau mát, cho trẻ bú nhiều hơn, uống thêm nước nếu cần và theo dõi nhiệt độ cho trẻ.

Nếu nhiệt độ cao hơn 380C, trẻ bị sốt, thì cần lau mát ngay và dùng thuốc hạ sốt và cần sớm đưa trẻ đến khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế.

8. Chăm sóc mắt trẻ sơ sinh

Cần thực hiện việc chăm sóc mắt thường xuyên hàng ngày

Trẻ sơ sinh thường bị chảy nước mắt và chảy ghèn trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng viêm kết mạc mắt có thể xảy ra ngay trong tuần đầu nếu việc chăm sóc mắt không được thực hiện.

Do vậy ngay sau sinh, nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước chín và mát.

Trẻ thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt hay tra thuốc mỡ mắt sau khi lau mắt trong vòng một giờ sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc hay đầu ống thuốc chạm vào mắt bé.

Bất cứ người nào chạm đến em bé đều phải rửa tay trước và sau chăm sóc bé

Một số bệnh về mắt trẻ sơ sinh

Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Lậu cầu, Chlamydia (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Tụ cầu (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Trong ba tác nhân trên, nguy hiểm nhất là Lậu cầu vì nó có thể gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù. 

Trong cả ba trường hợp trên, hình ảnh điển hình là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ. Thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. Tuy nhiên, triệu chứng có thể bắt đầu sớm hơn hay muộn hơn. Nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng, rất khó nói nhiễm khuẩn do tác nhân nào gây ra.

Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt do lậu cầu và chlamydia

Lậu và chlamydia là những nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Một phần ba đến một nửa trẻ do những phụ nữ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục này sinh ra sẽ bị nhiễm khuẩn mắt.

Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm lậu cầu trùng cao, nhân viên y tế nên điều trị ngay bất kỳ trường hợp nhiễm khuẩn mắt nào vì nó có thể do lậu cầu gây ra. Không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chẩn đoán chắc chắn rồi mới điều trị.

Nhân viên y tế nên lưu ý tầm soát và điều trị trong thời gian mang thai những thai phụ có thể bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ước tính có 3% trẻ em bị bệnh mắt do lậu cầu không được điều trị sẽ bị mù.

WHO khuyến cáo rằng mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrate bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracycline 1% trong vòng 1 giờ sau sinh. Các chất kháng khuẩn được khuyến cáo trong điều trị dự phòng nhiễm khuẩn mắt thất bại thường gặp nhất là do tiến hành quá trễ sau sinh.

Vì nhiễm khuẩn mắt do lậu rất nặng nên mọi trường hợp viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh nên được điều trị với kháng sinh như là viêm kết mạc do lậu cầu trùng.

Hầu hết những nhiễm khuẩn do Chlamydia gây ra đều có thể phòng ngừa bằng cách khử khuẩn mắt ngay sau sinh, thậm chí khi mẹ chưa được điều trị trước sinh.

Những biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt do Tụ cầu

Nhiễm tụ cầu trùng xảy ra trong 10 đến 20% ở những trẻ sơ sinh và có thể lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ kia, nhất là tại các cơ sở y tế. Tụ cầu cũng là nguyên nhân thường gặp của nhiễm trùng rốn và rốn có thể là nơi tích trữ vi trùng này.

Tất cả nhân viên y tế và cả những người chăm sóc trẻ sơ sinh đều phải rửa tay thường xuyên. Sử dụng dụng cụ và thiết bị sạch, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ là những biện pháp căn bản để phòng ngừa nhiễm khuẩn mắt và những nhiễm khuẩn khác ở trẻ sơ sinh.

Nếu bà mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục mà chưa được điều trị hay điều trị chưa ổn định thì trẻ sinh qua đường dưới thường có nguy cơ viêm kết mạc mắt.

Khi thấy mắt trẻ bị sưng hay đổ ghèn thì phải báo ngay cho bác sĩ hoặc cho bé đi khám ngay để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc sử dụng kháng sinh nhỏ mắt phải do bác sĩ chỉ định.

9. Chăm sóc da trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc da cho trẻ là rất cần thiết vì da trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương và rất dễ bị nhiễm trùng. Việc chăm sóc da cũng như việc chọn các sản phẩm để săn sóc da cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: 

Tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích

Chọn quần áo may bằng các loại vải mềm. Sự cọ xát nhẹ mà lặp đi lặp lại cũng có thể gây nên tổn thương cho da của trẻ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô vì độ kiềm cao sẽ làm kích ứng da bé. 

Phân, nước tiểu ở khu vực mang tã, cần thay tã ngay cho trẻ mỗi khi tã ướt. Chọn loại tã phù hợp với trẻ

Nên dùng các sản phẩm nhẹ dịu đã được kiểm chứng trên lâm sàng để chống lại sự kích ứng.

Tránh để các chất có thể ảnh hưởng độc hại đến mắt bé

Vì trẻ sơ sinh chưa có phản xạ nhắm mắt và bài tiết nước mắt, do đó:

Cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá hoặc nơi môi trường bị ô nhiễm

Dùng các sản phẩm chăm sóc da và tóc nhẹ dịu, không gây cay mắt

Tránh các sản phẩm làm sạch có chứa cồn hoặc xà phòng.

Luôn giữ cho bé có độ ẩm thích hợp

Khí hậu khô hanh hoặc tắm rửa nhiều quá có thể làm da mất nước: nên thoa kem dưỡng da sơ sinh ở vùng da khô, thiếu nước.
Tuy nhiên, việc không thay tã thường xuyên và điều kiện nóng ẩm có thể gây nhiễm trùng và nhiễm nấm. Do vậy cần rửa sạch vùng mang tã với chất làm sạch nhẹ dịu. 

Hạn chế làm thay đổi sự cân bằng của các loại vi khuẩn thường trú trên da của trẻ

Các chủng vi khuẩn thường trú trên da này bắt đầu có ngay sau khi bé sinh ra. Chúng hiếm khi gây bệnh trừ khi da có vết thương hở hoặc độ axit tự nhiên trên da bị phá hủy. Do vậy, cần phải: Giữ sạch các vết thương hở, cuống rốn. Làm sạch da bé với sữa tắm nhẹ dịu và có độ pH thăng bằng phù hợp với sinh lý của da.

Điều trị hăm da

Hăm da hay ở bẹn hay ở các nếp nhăn, khe kẽ. Đây là vấn đề thường gặp của trẻ sơ sinh. Trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi hiệu quả như Bepanthen…vv giúp điều trị hăm da cho bé.

10. Chăm sóc miệng lưỡi trẻ sơ sinh

Bình thường chỉ cần dùng gạc vô trùng thấm nước chín để nguội hay nước muối sinh lý để rơ miệng cho trẻ hàng ngày.

Chú ý là luôn luôn rửa tay sạch trước và sau khi rơ miệng cho trẻ và nên rơ miệng lúc trẻ đang đói để tránh làm trẻ ói ọc.

Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm nấm Candida albicans từ đường sinh dục của mẹ khi sinh ra. Do vậy một số trẻ thường bị nấm vùng miệng lưỡi.

Khi miệng và lưỡi bé có những chấm trắng lốm đốm, rải rác, bám khá chặt vào niêm mạc là trẻ đã bị nấm vùng miệng lưỡi.

Có thể một số loại sản phẩm kháng nấm để rơ miệng, lưỡi cho trẻ.

11. Theo dõi chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da

Gặp ở 25-30% ở trẻ đủ tháng, gần 100% trường hợp ở trẻ non tháng <1500g.

Rất nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì dễ gây ra biến chứng vàng da nhân do tình trạng nhiễm độc thần kinh: tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề.

Ở các trẻ đủ tháng vàng da thường bắt đầu từ vùng đầu mặt, lan xuống cổ, ngưc, bụng rồi ra chân tay. Khi vàng da lan đến đùi thì cần phải chú ý vì nếu trẻ bị vàng da lan đến cẳng tay cẳng chân thì phải đưa bé đi khám ngay. Còn khi vàng da lan đến lòng bàn tay bàn chân thì trẻ có thể bị nguy hiểm và cần nhập viện để điều trị ngay.

Chú ý rằng một trẻ sơ sinh chỉ được coi là vàng da sinh lý tại thời điểm được khám nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

Xuất hiện sau 24 giờ tuổi.

Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.

Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực).

Vàng do đơn thuần không kết hợp các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…).

Nồng độ Billirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14mg% ở trẻ non tháng.

Tốc độ tăng Billirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Chỉ cần bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên thì phải được coi là vàng da bệnh lý và trẻ cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.

Việc tắm nắng cho trẻ chỉ có thể điều trị được các trường hợp vàng da nhẹ nhưng có thể  giúp các bậc phụ huynh theo dõi được mức độ vàng da được dễ dàng hơn.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe trực tuyến, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân, Số điện thoại /Zalo 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân

Theo Bệnh viện Từ Dũ