Bảo hiểm hộ nghèo được hưởng bao nhiêu phần trăm năm 2024

(Thanhuytphcm.vn) – Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM vừa có hướng dẫn thực hiện mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) kể từ ngày 01/7/2023.

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT năm 2014; Luật Việc làm năm 2013; Luật An toàn Vệ sinh Lao động năm 2015; Luật Lao động năm 2019; Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, BHXH TPHCM hướng dẫn mức đóng các loại bảo hiểm kể từ ngày 01/7/2023.

Theo đó, mức đóng BHYT học sinh, sinh viên như sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

Phương thức

HSSV đóng 70%

NSNN hỗ trợ 30%

Tổng mức đóng BHYT

3 tháng

170.100

72.900

243.000

6 tháng

340.200

145.800

486.000

9 tháng

510.300

218.700

729.000

12 tháng

680.400

291.600

972.000

Đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

Mức đóng BHYT hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí như sau: Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

Thành viên hộ gia đình

Tiền đóng BHYThộ gia đình

Người thứ 1

972.000

Người thứ 2

680.400

Người thứ 3

583.200

Người thứ 4

486.000

Người thứ 5 trở đi

388.800

Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho người hộ cận nghèo bằng 70%. Người hộ cận nghèo đóng 30% x 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng \= 291.600 đồng/năm.

Kể từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN, BHYT cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng: Vùng I là 93.600.000 đồng/tháng; Vùng II là 83.200.000 đồng/tháng.

Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện hàng tháng sẽ do người tham gia tự chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 36.000.000 đồng.

Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm. Mức hỗ trợ cụ thể:

Hộ nghèo (30%): 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.

Hộ cận nghèo (25%): 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.

Người tham gia khác (10%): 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.

Khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

Cơ quan BHXH sẽ tự điều chỉnh mức lương cao nhất tham gia BHXH, BHYT BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người tham gia đã kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng lao động, đơn vị không phải nộp hồ sơ. Trường hợp đơn vị chưa kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng, đề nghị đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN theo đúng quy định.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế thì trường hợp trên nếu có đăng ký tạm trú tại TP. Hải Phòng, khi đi khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT thì xác định là đúng tuyến.

Tại Công văn số 627/BYT-BH ngày 27/1/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Điều 22 Luật BHYT như sau:

- Trường hợp người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT trong phạm vi cả nước: Được quỹ BHYT chi trả các chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo mức hưởng như đi khám chữa bệnh đúng tuyến;

- Trường hợp người tham gia BHYT tự đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh theo quy định tại Khoản 6 Điều 22 Luật BHYT trong phạm vi cả nước: Được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh nội trú theo mức hưởng như đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Như vậy, trường hợp trên khi đi khám chữa bệnh BHYT trái tuyến tại các bệnh viện ở TP. Hải Phòng, đối với các bệnh viện tuyến huyện sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo mức hưởng ghi trên thẻ BHYT như đi khám chữa bệnh đúng tuyến; tại các bệnh viện tuyến tỉnh sẽ được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh nội trú theo mức hưởng như đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc hộ cận nghèo có được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế hay không?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ ngân sách nhà nước như sau:

“Điều 8. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
1.Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2.Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, nếu bạn thuộc đối tượng hộ cận nghèo nhưng sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thì khi đó bạn sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm hộ nghèo được hưởng bao nhiêu phần trăm năm 2024

Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc hộ cận nghèo có được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế hay không? (Hình từ Internet)

Thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng thuộc hộ cận nghèo có giá trị sử dụng từ thời gian nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng như sau:

“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
...
4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...”

Như vậy, trường hợp bạn thuộc đối tượng hộ cận nghèo sinh sống tại huyện nghèo theo quy định thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của hộ cận nghèo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đỏi bởi điểm d khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với hộ cận nghèo như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.
..."

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng hộ cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế tối đa đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 95% chi phí.

Bảo hiểm y tế cận nghèo giảm bao nhiêu phần trăm?

Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho người hộ cận nghèo bằng 70%. Người hộ cận nghèo đóng 30% x 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 291.600 đồng/năm. Kể từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN, BHYT cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.

Hộ cận nghèo được hưởng bảo hiểm y tế bao nhiêu?

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng hộ cận nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế tối đa đi khám chữa bệnh đúng tuyến là 95% chi phí.

Hộ nghèo được hưởng chính sách gì 2023?

Quyền lợi của hộ gia đình khi có sổ hộ nghèo Hộ nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đóng bảo hiểm y tế và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Từ ngày 01/1/2022, hộ nghèo sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế mới theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025.

Tiền bảo hiểm y tế năm 2023 là bao nhiêu?

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau: Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm). Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).