Báo đời sống và pháp luật thuộc cơ quan nào năm 2024

Báo Đời sống & Pháp luật thông báo kỷ luật cách chức Phó trưởng Đại diện cơ quan phía Nam đối với ông Trần Thanh Thắng vì ban hành văn bản vi phạm quy chế Tòa soạn.

Tại sao Báo đời sống và pháp luật cách chức Phó trưởng Cơ quan đại diện phía Nam?

Ngày 15/2, ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật gửi công văn số 09/CV-ĐSPL đến ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch quận 1, TP.HCM để đặt lịch làm việc về một số vấn đề bạn đọc phản ánh. Nội dung của văn bản này rất lủng củng, hình thức không đúng với thể thức văn bản.Văn bản này do ông Thắng tự ý ký và gửi đi trong thời gian Trưởng cơ quan đại diện vắng mặt do trong thời gian nghỉ phép.

Báo đời sống và pháp luật thuộc cơ quan nào năm 2024
Quyết định của Báo Đời sống và Pháp cách chức phó trưởng cơ quan đại diện phía nam

Hơn một tuần sau khi công văn đến tay người nhận, không hiểu từ đâu, công văn này đã được phát tán trên mạng xã hội, tạo dư luận trái chiều và phản ứng từ cư dân mạng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã đình chỉ công tác và yêu cầu ông Thắng giải trình về việc ký công văn số 09/CV-ĐSPL.

Theo giải trình của ông Trần Thanh Thắng: Cơ quan đại diện phía nam Báo Đời sống & Pháp luật có nhận được phản ánh của bạn đọc (có hình ảnh gửi về toà soạn) về việc ông Đoàn Ngọc Hải có sử dụng điện thoại và đồng hồ đắt tiền trị giá hàng trăm triệu đồng. Bạn đọc đặt ra câu hỏi: Theo luật Phòng chống tham nhũng những tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng cán bộ phải kê khai tài sản; hơn nữa cũng có nhiều thắc mắc của bạn đọc về việc kê khai tài sản của cá nhân ông Đoàn Ngọc Hải.

Trước thông tin cực kỳ nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Phó Chủ tịch UBND quận 1, để thuận lợi hơn trong việc xác minh thông tin để phản hồi với bạn đọc, cũng như phản bác lại các thông tin sai sự thật, sau khi nhiều lần liên hệ để mong muốn được ông Hải trả lời rõ phản ánh của bạn đọc nhưng không được, ông Thắng gửi công văn trên. “Việc tôi ký văn bản này chỉ có mục đích là để PV tiếp xúc với ông Hải và xác tín thông tin trên để cơ quan đại diện có thông tin chính xác trả lời với bạn đọc. Trong sự việc này, cơ quan đại diện chưa thực hiện bất kỳ tin, bài nào liên quan. Mục đích của văn bản này là hoàn toàn trong sáng, không có bất kỳ vụ lợi nào, cũng không có hàm ý gây ảnh hưởng đến uy tín, cá nhân ông Hải”-bản giải trình của ông Thắng nêu.

Sau khi nghiêm túc xem xét vấn đề, Ban Biên tập khẳng định: Ông Trần Thanh Thắng, Phó trưởng Văn phòng Đại diện phía Nam đã vi phạm nghiêm trọng quy chế của Toà soạn. Những công văn gửi các cơ quan, tổ chức Trưởng Văn phòng Đại diện trực tiếp ký sau khi xin ý kiến được Ban Biên tập thẩm duyệt. Trường hợp này, ông Thắng tự ý ký, đóng dấu gửi công văn đến ông Đoàn Ngọc Hải trong thời gian Trưởng Văn phòng Đại diện vắng mặt do nghỉ phép.

Hơn nữa, công văn số 09/CV-ĐSPL ngày 15/2/2017 do ông Trần Thanh Thắng tự gửi tới ông Đoàn Ngọc Hải có nội dung lủng củng, thể thức trái với quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ vi phạm của ông Thắng, căn cứ biên bản họp Hội đồng kỷ luật, ngày 25/2/2017 Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật đã ban hành quyết định kỷ luật với hình thức: Cách chức Phó trưởng Cơ quan Đại diện phía Nam của báo Đời sống & Pháp luật, đồng thời đề nghị thu hồi thẻ Nhà báo thời hạn 2016-2020 của ông Trần Thanh Thắng với những lỗi vi phạm do cá nhân ông Thắng gây ra.

Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:

Chức năng
1. Báo Pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là Báo) là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Báo là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có trụ sở tại Hà Nội; có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp và là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.

Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện các chức năng sau:

+ Thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế;

+ Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp;

+ Đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Báo đời sống và pháp luật thuộc cơ quan nào năm 2024

Báo Pháp luật Việt Nam (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Pháp luật Việt Nam là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn
Báo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Báo; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của Báo và các văn bản khác do Bộ trưởng giao.
3. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Báo; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của Báo sau khi được phê duyệt.
4. Tổ chức sản xuất các ấn phẩm báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông.
5. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và hoạt động tư pháp thông qua công tác xuất bản các ấn phẩm báo chí in và báo chí điện tử.
6. Phản ánh, hướng dẫn dư luận xã hội; thực hiện diễn đàn trao đổi về hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật, hoạt động tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Phát hiện, nêu gương, cổ vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình, người tốt việc tốt trong đời sống xã hội và trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp theo phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, đề cao ý thức tôn trọng pháp luật, tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiệu cực trong hoạt động tư pháp và trong xã hội.
8. Tổ chức, tham gia các chương trình hoạt động xã hội phục vụ nhiệm vụ chính trị của Bộ.
9. Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo và theo quy định của pháp luật, phân công, phân cấp của Bộ.
11. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp của Bộ.
12. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động của Báo. 13. Thực hiện công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Báo theo quy định của pháp luật và của Bộ.
15. Sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tình hình tổ chức và hoạt động của Báo theo quy định.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

Một số nhiệm vụ chính của Báo Pháp luật Việt Nam là:

- Sản xuất các ấn phẩm báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông.

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và hoạt động tư pháp thông qua công tác xuất bản các sản phẩm đó.

- Phát hiện, nêu gương, cổ vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình, người tốt việc tốt trong đời sống xã hội và trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Và các nhiệm vụ khác nêu trên.

Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam gồm có những ai?

Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:

Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo:
Lãnh đạo Báo gồm Tổng Biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng Biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Báo; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành những lĩnh vực công tác được phân công.