Xe máy xăng và máy dầu xe nào đắt hơn năm 2024

Mua xe ôtô máy dầu hay máy xăng là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều chủ xe. Bài viết sẽ đưa quan điểm khác quan giúp chủ xe có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất dành cho mình.

Xe máy xăng và máy dầu xe nào đắt hơn năm 2024

Nên chọn mua xe ôtô máy xăng hay máy dầu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ảnh: Caranddriver

Về cơ bản, động cơ xe hơi hiện đại hoạt động dựa theo nguyên lý 4 kỳ: nạp - nén - nổ - xả. Nguyên lý 4 kỳ của ôtô máy dầu và máy xăng là giống nhau nhưng nó có sự khác biệt khi hoạt động trong từng chu kỳ.

Về hiệu suất, khi so sánh máy dầu và máy xăng sẽ thấy động cơ máy dầu tiết kiệm nhiên liệu hơn nhiều so với động cơ xăng và có hiệu suất cao hơn đáng kể.

Nhưng động cơ máy dầu luôn gặp vấn đề về tiêu chuẩn khí thải. Động cơ xăng có tỉ số nén tương đối thấp. Động cơ máy dầu có tỉ số nén cao hơn tương đương với hiệu suất cao hơn. Một ưu điểm khác của động cơ máy dầu là không cần van tiết lưu (throttle body), nên cho phép nhiều không khí vào động cơ, và do đó tạo ra nhiều năng lượng hơn.

Ưu nhược điểm tô máy dầu

Ưu điểm lớn nhất phải kể là tiết kiệm nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu cũng là yếu tố rất nhiều chủ xe quan tâm. Nếu cùng một phiên bản khi so sánh giá xe máy dầu và máy xăng thì thông thường chi phí mua xe ban đầu của xe máy dầu là đắt hơn, nhưng trong quá trình sử dụng lâu dài thì tiêu thụ nhiên liệu ít hơn và giá dầu cũng rẻ hơn.

Xe máy xăng và máy dầu xe nào đắt hơn năm 2024

Động cơ dầu phù hợp với mục đích vận tải, chở khách thương mại

An toàn hơn: Do dầu máy chỉ cháy trong điều kiện áp suất nhiệt độ cao, không bốc cháy ở nhiệt độ bình thường nên sẽ an toàn và ít gây nguy hiểm hơn so với động cơ xăng.

Ít hư hỏng: Động cơ máy dầu không có bộ đánh lửa và bộ chế hòa khí và có cấu tạo đơn giản nên ít hỏng vặt hơn, tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Khả năng chịu tải: Nếu so sánh xe máy dầu và máy xăng thì máy dầu tốt hơn động cơ xăng.

Sức kéo tốt, vận hành trên mọi địa hình: những xe máy dầu thường sản sinh mô-men-xoắn cực đại cao hơn ngay ở dải vòng tua thấp nên xe có sức kéo lớn hơn, tiện lợi cho việc chở đồ nặng và đi trên các địa hình phức tạp.

Bên cạnh những ưu điểm, một số nhược điểm của ô tô máy dầu cần kể đến là: Trọng lượng nặng, tiếng ồn lớn: Nếu cùng một công suất, động cơ máy dầu có khối lượng nặng hơn so với động cơ xăng và có tiếng ồn lớn, độ rung nhiều.

Tăng tốc chậm: do nặng hơn và dải vòng tua máy tối đa (redline) thấp hơn nên khả năng tăng tốc chậm. Chi phí sửa chữa cao hơn và ô nhiễm môi trường hơn do động cơ dầu máy thường xả nhiều khói hơn, có mùi khó chịu hơn.

Ưu nhược điểm tô máy xăng

Một số ưu điểm của xe ô tô máy xăng có thể kể đến như: vận hành mượt và êm hơn: xe máy xăng vận hành êm ái hơn và không ồn như là xe máy dầu. Khả năng tăng tốc tốt hơn: thời gian tăng tốc của ôtô máy xăng nhanh hơn, đạt tốc độ cực đại nhanh hơn so với ôtô máy dầu. Thân thiện với môi trường cũng là ưu điểm đáng được kể đến.

Nhược điểm: Tốn nhiên liệu hơn, đồng thời giá xăng cao hơn giá dầu. Kém an toàn hơn do xe máy xăng dễ bốc cháy khi ở điều kiện nhiệt độ cao nên rất nguy hiểm nếu có xảy ra va chạm.

Nhìn chung, ôtô máy dầu và máy xăng có những khác biệt rõ rệt, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng mục đích sử dụng. Tùy vào nhu cầu và thứ tự ưu tiên của mình, mà người dùng có thể cân nhắc, đưa ra lựa chọn phù hợp.

Theo giám đốc một gara ô tô ở Hà Nội, chi phí bảo dưỡng trong khoảng 5 năm đầu (tương đương 100.000 km) giữa xe máy xăng và máy dầu sẽ không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này, ô tô dùng động cơ diesel thường tốn phí bảo dưỡng cao hơn khoảng 30-40% so với xe máy xăng.

Nguyên nhân của sự chênh lệch này xuất phát từ 3 lý do chính sau đây.

Đầu tiên, với cùng một mẫu ô tô thì động cơ máy dầu thường có cấu thành phức tạp hơn loại máy xăng, kéo theo việc có nhiều chi tiết hơn cần phải kiểm tra, sửa chữa, thay thế hoặc bảo dưỡng. Chúng có thể kể đến như bộ phận turbo, bơm cao áp, kim phun...

Thứ hai, không nhiều cây xăng hiện nay ở Việt Nam có bán nhiên liệu diesel 0,001S-V để phù hợp với các động cơ thế hệ mới, mà chủ yếu vẫn bán loại 0,05S-II. Đó là chưa kể đến phẩm chất thực tế của nhiên liệu cũng không "sạch" như số liệu. Điều này khiến động cơ diesel trên ô tô ở Việt Nam phải bảo dưỡng nhiều hơn, đặc biệt ở đường dẫn, bơm nhiên liệu, họng xả...

Một lý do nữa là do động cơ diesel có cấu tạo phức tạp, độ chính xác cao nên đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề, gara cần trang bị nhiều máy móc hiện đại... kéo theo chi phí nhân công để bảo dưỡng cao hơn, mất nhiều thời gian hơn khi thực hiện.

Chuyên gia khuyên rằng khi cân nhắc giữa xe máy xăng và máy dầu thì người mua cần tính toán kỹ các chi phí, bao gồm cả phí bảo dưỡng sau 3-5 năm và đặc biệt là ở các mốc sau đó.

Dù vậy, vấn đề quan trọng hơn vẫn là công năng, mục đích sử dụng của chủ xe, cũng như sở thích lái của mỗi người. Không nên vì một chút chênh lệch về chi phí mà phải đánh đổi cho những yếu tố cốt lõi của một chiếc xe.

Tại sao xe ô tô máy dầu đạt hơn máy xăng?

Tại sao máy dầu lại đắt hơn máy xăng, Như đã đề cập, đối với 1 loại xe ô tô thì phiên bản máy dầu thường sẽ đắt hơn chính vì sản sinh momen xoắn lớn lơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn máy xăng, hiệu suất động cơ dầu cũng tốt hơn nên việc sản xuất động cơ dầu sẽ đắt hơn, giá tiền bảo dưỡng cũng có thể nhỉnh hơn nên anh chị ...

Xe chạy xăng và dầu khác nhau như thế nào?

I – KHÁC NHAU VỀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ Đối với máy xăng, quá trình nạp (1) bao gồm việc hút khí và nhiên liệu vào buồng đốt. Còn máy dầu thì chỉ hút khí vào. Sau đó là quá trình nén (2), cả hai động cơ đều sẽ nén khí vào các túi nhỏ. Việc đánh lửa được kiểm soát riêng cho từng loại động cơ.

Động cơ xăng có ưu điểm gì?

Ưu điểm của động cơ xăng: Động cơ xăng có thể tăng tốc tốt hơn so với các dòng động cơ khác. Khả năng vận hành rất êm ái, không gây ra tiếng ồn và không làm ô nhiễm môi trường.

Xe ô tô máy dầu là gì?

Máy dầu là loại động cơ sử dụng nhiên liệu là dầu diesel để hoạt động. Máy dầu khác với máy xăng ở chỗ không có bugi để tạo ra tia lửa điện, mà dùng vòi phun dầu để phun nhiên liệu vào xi-lanh. Quá trình nén không khí và nhiên liệu trong xi-lanh sẽ tạo ra nhiệt độ cao đủ để kích hoạt quá trình cháy.