Băng huyết là gì

Băng huyết là tình trạng gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào dẫn đến băng huyết và phải làm sao khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe sinh sản cho mình là điều mà nhiều chị em thắc mắc.

Hiện nay, những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản luôn nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Băng huyết là hiện tượng mà có thể nhiều chị em đã nghe nói đến, nhưng ít ai nắm rõ được những kiến thức cơ bản về nó. Vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này để có hướng xử lý kịp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Băng huyết – hiện tượng nguy hiểm chị em không nên bỏ qua

Băng huyết là tình trạng chảy máu bên trong tử cung hoặc đường sinh dục nữ một cách bất thường, dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều ở người phụ nữ.

Cần phân biệt được băng huyết và rong kinh. Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường. Còn băng huyết lại là tình trạng chảy máu không phải nằm trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết

Có rất nhiều nguyên nhân được cho là lý do dẫn đến tình trạng băng huyết như:

+ Do uống thuốc phá thai nội tiết: nhiều chị em khi biết mình mang thai ngoài ý muốn thường chọn cách tự mình phá thai tại nhà bằng thuốc. Điều này khiến cho tử cung co bóp, nội tiết tăng lên làm thành mạch tử cung bị vỡ gây ra hiện tượng băng huyết chảy máu không ngừng.

+ Do nạo hút thai không đảm bảo: việc thực hiện nạo hút thai ở những cơ sở y tế “chui” không chất lượng dẫn đến tình trạng sót thai, thủng tử cung và băng huyết.

+ Do quá trình sinh nở chưa an toàn, khiến cho người mẹ bị sót nhau thai hoặc tổn thương tử cung và âm đạo.

Băng huyết là gì

Băng huyết thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh

+ Mắc những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm: băng huyết có thể là dấu hiệu cho thấy rằng chị em đang mắc phải những bệnh lý phụ khoa liên quan đến cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, viêm nhiễm nặng hay thậm chí là u lạc nội mạc cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung.

Phụ nữ sau khi sinh là đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng băng huyết. Chính vì vậy khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bất thường nghi ngờ bị băng huyết, chị em cần đến các cơ sở chuyên khoa y tế để điều trị nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình.

Những triệu chứng của băng huyết

Khi bị băng huyết, cơ thể chị em sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường như:

+ Đường sinh dục của phụ nữ chưa đến kỳ kinh hoặc mới hành kinh xong bỗng dưng bị chảy máu kéo dài.

+ Lượng máu có thể ít hoặc nhiều, màu đỏ tươi, có hình dạng máu cục hoặc máu loãng.

+ Cảm giác có máu ứ trong buồng tử cung khiến cho tử cung căng tức, có thể xuất hiện cơn đau quặn ở bụng dưới khi chảy máu.

+ Tùy vào lượng máu bị mất mà chị em có thể xuất hiện những triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mặt tái nhợt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi và tụt huyết áp.

Băng huyết là gì

Băng huyết khiến cho chị em mệt mỏi, kiệt sức, đau thắt bụng dưới

Những biến chứng do băng huyết gây ra

Băng huyết là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

+ Thiếu máu dẫn đến tử vong: nếu những trường hợp chảy máu nhiều không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể gây thiếu máu, mất máu và dẫn đến tử vong.

+ Gây viêm nhiễm cho cơ quan sinh sản: băng huyết còn gia tăng rủi ro viêm nhiễm cơ quan sinh sản, buồng trứng, tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

+ Vô sinh hiếm muộn: phụ nữ bị băng huyết không được điều trị kịp thời có thể bị tổn thương buồng trứng, tử cung, gây vô sinh hiếm muộn.

Giải pháp khắc phục và ngăn ngừa băng huyết 

Hiện nay, để khắc phục tình trạng băng huyết, chị em nên có những lưu ý trong cách chăm sóc sức khỏe sinh sản như:

+ Phụ nữ mang thai cần đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi cũng như không xảy ra biến chứng ở cơ quan sinh sản.

+ Nếu mang thai ngoài ý muốn, tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc phá thai tại nhà vì như vậy rất dễ bị băng huyết.

+ Không nên nạo hút thai, hoặc nếu bất đắc dĩ cũng cần phải chọn lựa những cơ sở chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn hiệu quả trong quá trình phẫu thuật.

Băng huyết là gì

Băng huyết nếu không được truyền máu kịp sẽ dẫn đến tử vong. 

+ Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày để tránh viêm nhiễm, nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những bệnh lý phụ khoa trong cơ thể.

+ Nếu bắt gặp những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, đau bụng dưới… nên đi thăm khám nhanh chóng.

Có rất nhiều sản phụ sau khi sinh con xong, chưa được hưởng giây phút làm mẹ đã phải chia xa con mình. Vì sao ư? Do mẹ bị biến chứng sản khoa, cần được chăm sóc đặc biệt. Băng huyết sau sanh là một tai biến sản khoa thường gặp. Nhận biết các yếu tố nguy cơ để biết nên làm gì cho cuộc vượt cạn cho “mẹ tròn con vuông” nhé các mẹ bầu.

1. Băng huyết sau sanh là gì?

Băng huyết hay còn gọi là băng huyết sau sanh. Là hiện tượng chảy máu quá mức so với với bình thường. Cụ thể ≥ 500 ml nếu sinh thường hoặc ≥ 1000 ml nếu sinh mổ. Nếu xuất huyết nhiều trong vòng 24 giờ đầu được gọi là băng huyết tiên phát. Còn tình trạng này xảy ra sau khi sanh từ 24 giờ đến 12 tuần, thì được gọi là băng huyết thứ phát. Lúc này bạn thực sự cần có sự can thiệp y tế.

2. Nguyên nhân nào gây băng huyết sau sanh thường gặp nhất?

Sau khi sinh em bé, tử cung (còn gọi là dạ con) thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, những cơn co thắt này giúp cầm máu. Bằng cách ép những mạch máu bị đứt, ngăn không cho máu chảy ra ngoài lòng mạch. Nếu tử cung không co bóp đủ mạnh (còn gọi là đờ tử cung), các mạch máu này sẽ chảy máu tự do. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sanh. 

Băng huyết là gì
Nguyên nhân nào gây băng huyết sau sanh thường gặp nhất

Một số trường hợp nếu nhau bám chặt, không xuất ra hết khỏi tử cung. Vẫn còn nhiều mảng nhau bám lên thành dạ con, thường gặp nhất ở những phụ nữ từng sanh mổ. Khiến cho các lực ép này ép không hiệu quả, dẫn đến xuất huyết. Chính vì thế, các mẹ nếu để ý sẽ thấy nữ hộ sinh làm một động tác rất quan trọng. Đó là kiểm nhau thai sau khi sổ nhau, xem bánh nhau có toàn vẹn đầy đủ hay không. 

3. Các nguyên nhân khác gây băng huyết sau sanh

Các tổn thương trên đường sinh dục. Như rách ở cổ tử cung hoặc các cấu trúc của âm đạo.

Băng huyết là gì
Một số biểu hiện khác dẫn tới băng huyết sau sanh

Chảy máu vào một vùng mô ẩn trong khung chậu. Khối máu này được gọi là khối máu tụ.

Rối loạn khả năng đông cầm máu

4. Ai có nguy cơ bị băng huyết sau sanh?

Một số phụ nữ có nguy cơ băng huyết sau sanh cao hơn những người khác. Các điều kiện có thể làm tăng rủi ro bao gồm:

  • Nhau bong non (placental abruption) – tình trạng nhau bong ra sớm trước khi có chuyển dạ.
  • Nhau thai tiền đạo (placeta previa) – nhau thai che hoặc nằm gần lỗ cổ tử cung (đường ra khỏi tử cung của em bé).
Băng huyết là gì
Băng huyết sau sanh
  • Tử cung căng dãn quá mức. Do có quá nhiều nước ối hoặc thai lớn, thai đôi, thai ba.
  • Tăng huyết áp trong thai kì.
  • Sanh nhiều lần (hơn 4 lần)
  • Từng phẫu thuật trên tử cung, như sanh mổ, bóc tách u xơ tử cung.
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Béo phì
  • Sử dụng giúp sanh bằng kẹp hoặc hút chân không.
Băng huyết là gì
Sanh giúp bằng giác hút chân không.

5. Các triệu chứng của băng huyết sau sanh là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của băng huyết sau sanh, bao gồm:

  • Chảy máu không kiểm soát
  • Huyết áp giảm
  • Tăng nhịp tim
  • Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu

Các triệu chứng băng huyết sau sanh có thể dễ nhầm với tình trạng bệnh lý khác. Do đó cần có phải có bác sĩ sản khoa để chẩn đoán và can thiệp phù hợp.

6. Làm thế nào được chẩn đoán băng huyết sau sinh?

Ngoài ước tính lượng máu mất và các triệu chứng kể trên. Bác sĩ sẽ cần thăm khám xác định nguyên nhân gây chảy máu. Một số xét nghiệm có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Ví dụ như số lượng tế bào máu hiện tại, chức năng đông máu,…

Băng huyết là gì
Chẩn đoán băng huyết sau sinh

7. Băng huyết sau sanh được điều trị như thế nào?

Mục đích của điều trị băng huyết sau sanh là tìm và ngăn chặn nguyên nhân chảy máu càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm:

 Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt

Loại bỏ các mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung

Kiểm tra tử cung và các cấu trúc đường sanh, vùng chậu để tìm kiếm các khu vực cần sửa chữa

Dùng các dụng cụ chuyên biệt, tạo áp lực từ lòng tử cung để ngăn chặn máu chảy.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng để tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu ở bên trong

Cắt bỏ tử cung. Đây là biện pháp cuối cùng khi các cách trên cầm máu không hiểu quả.

Băng huyết là gì
Bù dịch và truyền máu khi cần thiết

Thay thế máu và dịch bị mất rất quan trọng trong điều trị băng huyết sau sanh. Bạn ngay lập tức sẽ được truyền dịch, máu hoặc các sản phẩm khác của máu để ngăn ngừa choáng. Thở oxy cũng rất cần thiết

8. Các biến chứng có thể có của băng huyết sau sanh?

Mất nhiều máu nhanh chóng có thể làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến sốc và tử vong nếu không được điều trị.

9. Mẹ bầu có thể làm gì để ngăn ngừa băng huyết sau sanh?

Điều quan trọng là bạn nên biết bản thân mình có những nguy cơ nào gây băng huyết sau sanh. Sau đó, tìm một trung tâm y tế đáng tin để vào “nằm ổ”. Nếu không may có sự cố xảy ra, bạn sẽ được quan tâm, chăm sóc đầy đủ và chuyên nghiệp.

Băng huyết sau sinh là biến chứng có thể xảy ra sau khi sinh em bé. Mất máu nhiều và nhanh làm giảm huyết áp nghiêm trọng, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tử cung không co bóp đủ mạnh sau khi sinh. Nhanh chóng tìm và điều trị nguyên nhân chảy máu giúp cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn.

Mọi thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, các bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.