Bản chất của quá trình dạy học theo quan điểm nhận thức luận

TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIÁO DỤC HÀ NỘIKHOA GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆPBÀI THU HOẠCHBỘ MÔN: Lí luận dạy học.Đề bài: Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy.Họ và tên: Đào Ngọc Hùng.Lớp: NVSP/A4.Hà Nội, tháng 10 – 2010.BÀI THU HOẠCH MÔNTÂM LÍ DẠY HỌCĐề bài: Phân tích quá trình dạy học và vận dụng vào công tác giảng dạy.Bài làmI – Phân tích quá trình dạy học.Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục – lí luận dạy học. Nhưng trước tiên chúng ta hãy cùng nhau xem xét như thế nào là quá trình dạy học?Như GS.Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, chiếm lĩnh khái niệm khoa học là mục đích của hoạt động học. Học sinh sẽ thu nhân kiến thức từ kho tàng văn hóc xã hội của nhân loại thành nền học vấn riêng cho bản thân, Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đích dạy học: Trí dục, phát triển tư duy, giáo dục. Vậy quá trình dạy học là quá trình tương tác giữa học sinh và giáo viên nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học. Trong đó học sinh cần phải có tính tự giác, tích cực trong học tập, không chờ đợi ở giáo viên mà cần phải biết tự tổ chức, lên kế hoạch học tập cho mình. Học sinh cần tự điều khiển quá trình nhận thức và giáo viên chỉ là người chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, điều khiển lớp học, học sinh. Khi có vấn đề gì cần trao đổi, tranh luận thì giáo viên sẽ đóng vai trò là cố vấn, trọng tài. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dạy và học. Với quan niệm thông thường dạy thế nào thì học thế ấy nên khái niệm dạy sẽ kéo theo khái niệm học. Có quan niệm cho rằng dạy học là một nghề trong xã hội hay dạy học là hoạt động của thày giáo trên lớp. Cũng có quan niệm cho rằng có việc học mới cần đến việc dạy nên nhu cầu và cách học sẽ quyết định quá trình dạy. Các quan niệm này đều nói về vai trò của người giáo viên. Các quan niệm như thế đều không đầy đủ. Khái niệm dạy, học .... được tâm lý học sư phạm, giáo dục học đề cập đến đến như những khái niệm xuất phát của tâm lý học sư phạm và giáo dục của nhà trường. Lịch sử văn hoá phương Đông thường coi Khổng Tử là học giả đầu tiên của giáo dục. Theo Nguyễn Văn Tiến: “Khổng Tử là người đầu tiên đưa ra phương pháp giáo dục khoa học ... Cách dạy của ông là gợi mở để người học suy nghĩ, chứ không phải là giảng giải nhiều lời”. Có quan niệm cho rằng học là thu nhận kiến thức của nhân loại và mục đích của việc học là để “khai trí tiến đức” như cố nhân đã dạy (Giáo Sư Nguyễn Ngọc Quang- 3bài Bản chất quá trình dạy học - sách GD học đại học - Hà Nội 2000). Quan niệm học đó sẽ tương ứng với khái niệm “dạy là truyền thụ kiến thức mà nhân loại đã tích luỹ được”. Ngoài ra còn rất nhiều các quan niệm khác về quá trình dạy và học. Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã viết “học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực, chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên. Trong quan niệm này chúng ta thấy rõ học mà chỉ ghi chép những gì giáo viên nói thì không phải là học, học phải tích cực, tự giác, tự lực nếu không thì quá trình học sẽ không có kết quả. Như vậy học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Cũng theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang:“Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cáchđó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực, phẩm chất)”. Nhân cách ở đây được hiểu là tri thức, kĩ năng và thái độ. Từ khái niệm dạy và học sẽ đưa tới khái niệm dạy học. Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, quyết định lẫn nhau thông qua hoạt động cộng tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn thiện nhân cách. Bản chất của quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố cơ bản là khái niệm khoa học (nội dung dạy học), học và dạy. a) Nội dung dạy học là nội dung của bài học và là đối tượng lĩnh hội của người học; nó là một trong hai yếu tố khách quan, quyết định logic của bản thân quá trình dạy học về mặt khoa học. b) Hoạt động học là yếu tố khách quan thứ hai quy định logic của quá trình dạy học về mặt lý luận daỵ học; nghĩa là trình độ trí dục và quy luật lĩnh hội người học có ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức quá trình dạy học; nó bao gồm hai chức năng thống nhất với nhau: lĩnh hội và tự điều khiển nhận thức.c) Hoạt động dạy gồm hai chức năng truyền đạt và điểu khiển, luôn luôn tác động và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ logic khoa học của khái niệm và logic sư phạm của tâm lý học lĩnh hội.Quá trình dạy học là một hệ toàn vẹn, ở đó các thành tố của nó luôn luôn tương tác với nhau theo những quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên một sự thống nhất biện chứng. - Giữa dạy với học. - Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy. - Giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học. 4Nội dung dạy học là điểm xuất phát của dạy và lại là điểm kết thúc của học. Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng hợp tác giữa các chủ thể: thày - cá thể trò, trò - trò trong nhóm, thày - nhóm trò. Sự tương tác theo kiểu cộng đồng hợp tác giữa dạy và học là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học, nghĩa là của chất lượng dạy học. Dạy tốt, học tốt chính là bảo đảm được ba phép biện chứng (ba sự thống nhất) nói trên trong hoạt động cộng tác. Đó là sự thống nhất của điều khiển, bị điều khiển và tự điểu khiển, có sự đảm bảo liên hệ nghịch thường xuyên bền vững. Cái khác nhau của các quan niệm dạy học nằm ở chỗ đã nhấn mạnh hơn yếu tố nào trong các chức năng của dạy và học. Theo quan niệm truyền thống nhấn mạnh chức năng truyền đạt của việc dạy và chức năng lĩnh hội của việc học mà chưa chú ý thích đáng chức năng điều khiển quá trình nhận thức, quá trình lĩnh hội của người học của việc dạy học và tính tích cực, chủ động tự điều khiển quá trình nhận thức của người học trong quá trình học của mình. Ngược lại theo quan niệm về việc dạy học, người ta rất coi trọng yếu tố điều khiển sư phạm của giáo viên, ở đây vai trò của giáo viên đã có sự thay đổi, người giáo viên phải biết gợi mở, hướng dẫn, dạy cho người học cách tìm kiếm và xử lí thông tin, từ đó vận dụng chúng. Tuy nhiên, muốn được như vậy cần coi trọng môi trường cộng tác giữa việc dạy và việc học và người học phải biết tự điều khiển quá trình nhận thức của mình thông qua việc tích cực, chủ động, tự lực chiếm lĩnh lấy nội dung học với sự hỗ trợ của người dạy. Trong hoạt động học, người ta đã thấy được tính thống nhất của hai chức năng vừa thu nhận kiến thức vừa kết hợp với sự tự điều khiển kiến thức của mình. Để hoạt động học thu được kết quả tốt người học không chỉ thu nhận kiến thức mới mà còn phải tích cực, tự điều khiển nhận thức của mình, tức là người học phải tích cức, chủ động, sáng taọ tìm tòi kiến thức mới. Có như vậy thì quá trình tự thu nhận kiến thức của người học mới thu được kết quả cao nhất. Và hoạt động học sẽ diễn ra một cách tích cực.Giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng để khuyến khích tính ham hiểu biết của người học, rèn luyện độc lập khám phá trí tuệ, tăng cường khả năng khả năng tổ chức và sử dụng kiến thức giúp người học đạt được năng lực học suốt đời qua việc tự giáo dục. Để đáp ứng được nhu cầu của dạy và học, giáo viên đại học cần phải có năng lực phẩm chất của một nhà khoa học chân chính và một nhà sư phạm tâm huyết. Người học ở đại học có những đăc điểm đăc trưng là họ là những người trưởng thành cả về thể chất, tâm lý và nhận thức. Do đó họ phải được ứng xử như người lớn trong mọi hoạt động. Sinh viên là người đã có định hướng về nghề nghiệp gắn vời nhu cầu và lợi ích của họ. Vậy nên dạy học làm sao để kích thích được nguyện vong hướng 5nghiệp của họ. Sinh viên hoàn toàn có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tuy nhiên khả năng đó được phát huy thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cách dạy của giáo viên. Theo quan niệm của UNESCO sản phẩm đại học trong thời đại ngày nay phải có năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo và thích ứng. Có khả năng hành động để có thể lập nghiệp, có năng lực tự học, tụ nghiên cứu để có thể học thuòng xuyên và phải có năng lực quốc tế như ngoại ngữ, văn hóa toàn cầu để có khả năng hội nhập. Để đáp ứng được những yêu cầu trên thì sinh viên phải có cách học chủ động, khả năng tự lực tìm kiếm, xử lý thông tin và khát khao sáng tạo. Để góp phần cho hoạt động dạy học đạt kết quả tốt thì phương pháp dạy học phải tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyên kỹ năng thực hành, bồi dưỡ năng lực tự học tập nghiên cứu. Như vậy cũng như các bậc học khác, phương pháp dạy học ở đại học phụ thuộc vào đặc điểm của nội dung, bám sát mục tiêu dạy học, đặc điểm của sinh viên. Khai thác các nguồn lưc sẵn có như thời lượng, tài liệu, trang thiết bị, môi trường và đặc biẹt là năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm của giáo viên.II – Vận dụng vào công tác giảng dạy môn Hóa Học trong trường THPT.“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là phương pháp sư phạm tiến bộ của thế giới hiện nay, yêu cầu người dạy phải quan tâm tới học sinh từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh sở trường, sở đoản... Từ nhiều phương diện khác nhau đó người dạy mới có thể chọn lựa được những phương pháp giảng dạy phù hợp, động viên học sinh hứng thú học tập. Giúp học sinh tự họcDạy học cá thể là dạy cho từng học sinh học, đưa kiến thức đến từng em một. Dù trong lớp học có nhiều học sinh nhưng thầy cô phải quan tâm từng em và có biện pháp phù hợp tác động tới từng cá thể trong quá trình dạy học. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học cá thể, giáo viên cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản sau: Chia nhóm học sinh trong lớp mỗi nhóm từ 4 đến 6 em để các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia xây dựng bài học, em nào cũng có điều kiện thể hiện ý kiến cá nhân trong một tập thể. Thay đổi các phần trong từng bài cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tiết dạy nếu thấy cần thiết. Chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, phiếu học tập, giáo án điện tử, bảng hệ thống hóa kiến thức chuẩn…6