Bản chất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là gì

Mục lục

  • 1 Lược sử khái niệm
  • 2 Nội dung của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại
    • 2.1 Đặc tính
    • 2.2 Thành tựu
    • 2.3 Ảnh hưởng
  • 3 Xem thêm
  • 4 Chú thích
  • 5 Tham khảo

Khái quát về cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) hiện đại

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) là một quá trình thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người. Cho đến nay, loài người đã trải qua hai cuộc Cách mạng KHKT. Cuộc Cách mạng KHKT gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ XVIII – XIX và cuộc Cách mạng KHKT hiện đại diễn ra từ năm 1940 đến nay. Hai cuộc Cách mạng KHKT đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống và kinh tế – xã hội của thế giới, đặc biệt là cuộc Cách mạng KHKT hiện đại. Cuộc Cách mạng KHKT hiện đại đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 1940 đến năm 1970 và giai đoạn II từ năm 1970 đến nay.

Cách mạng khoa học là gì?

Trong lịch sử khoa học, cuộc cách mạng khoa học là một giai đoạn phát sinh nhiều ý tưởng mới về vật lý, thiên văn học, sinh học, giải phẫu học con người, hóa học, và các ngành khoa học khác dẫn tới sự loại bỏ các chủ nghĩa học thuyết đã được đưa ra từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, và đặt nền móng cho khoa học hiện đại.Theo các học giả nổi tiếng, cách mạng khoa học bắt đầu từ việc xuất bản hai công trình làm thay đổi diện mạo của khoa học vào năm 1543 và tiếp tục ảnh hưởng cho đến cuối thế kỷ 17: công trình của Nicolaus Copernicus là De revolutionibus orbium coelestium (On the Revolutions of the Heavenly Spheres) và công trình của Andreas Vesalius De humani corporis fabrica (On the Fabric of the Human body).

Nhà triết học và sử gia Alexandre Koyré đã đặt ra thuật ngữ scientific revolution (cách mạng khoa học) vào năm 1939 để mô tả giai đoạn này.