Bài văn nghị luận về sách là nguồn kiến thức năm 2024

Đề: Câu nói của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.”, gợi cho em suy nghĩ gì?

Bài làm: Nhà văn Phạm Lữ Ân đã từng viết: “Dẫu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta lại không sống thật lâu.” Thời gian là vô hạn nhưng năm tháng của con người là hữu hạn. Vì thế để có được một cuộc sống như ý mình mong muốn, con người cần phải cố gắng trao dồi, rèn luyện rất nhiều yếu tố khác nhau. Và trong quá trình “khổ luyện” ấy, có một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần to lớn trong việc giúp cho con người rút ngắn được thời gian đó chính là “sách”. Đặc biệt, đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới: công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất và không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc đọc sách và học hành qua sách. Thế nên, đại văn hào Nga M. Gorki đã từng viết: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.”

Vậy “sách” là gì? Có thể nói, ta khó có thể định nghĩa được sách. Theo như hiểu biết của nhiều người, sách chính là một trong những thành tựu văn minh vĩ đại nhất của loài người. Từ những quyển sách được viết trên da cừu, được khắc trên thẻ tre hay được in bằng mộc bản, đến cả những cuốn sách được in bằng máy như hiện nay, ta có thể dễ dàng thấy được sự tiến bộ của con người qua hàng ngàn năm. Không dừng lại ở đó, sách còn là nguồn tri thức vô tận của con người, là phương tiện để lưu trữ tri thức, lịch sử hay văn hóa từ hàng ngàn đời nay nhằm giúp cho người đời sau có tư liệu để tìm hiểu, mở mang sự hiểu biết. Từ đâu mà một cậu bé mồ côi, thất học Alecxây Pêscôp lại có thể vươn lên trở thành M. Gorki

  • một nhà văn nổi tiếng thế giời, bậc thầy của giai cấp vô sản, được cả thế giời kính trọng vì có được một vốn hiểu biết sâu rộng? Đó có lẽ là nhờ vào một nghị lực sống phi thường đã tìm đến một thứ tài sản còn phi thường hơn nữa: sách. Còn theo quan niệm của người học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, sách vốn là di huấn tinh thần mà các bậc tiền nhân đã để lại cho người đời sau. Nói tóm lại, sách là cái cần có để con người lưu giữ những tri thức của nhân loại, là kho tàng kiến thức, giúp con người ngày càng hoàn thiện hơn, suy nghĩ đúng đắn hơn và có đủ vốn hiểu biết để tự nuôi sống bản thân.

Vậy tại sao nhà văn M. Gorki lại như vậy, phải chăng lời của ông đã quá “đánh giá cao” sách rồi hay không? Tuy vậy, có lẽ câu nói ấy của ông lại không hề sai, bởi lẽ, từ lâu sách đã là kho tàng chứa đựng những hiểu biết của con người đã được khám phá, chọn lọc và tổng hợp. Sách là nơi kết tinh những tư tưởng tiên tiến

nhất của loài người, những hoài bão hay những khát khao sâu thẩm trong tim của mỗi người tác giả. Mặc dù, sách đã có từ rất lâu, từ những hình thái cơ bản nhất của sách, nhưng con người ngày nay lại không hề giảm sút đi hứng thú tìm lại những tinh hoa, những tình cảm tha thiết nhất của con người. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người đang cố gắng tìm lại những trang sách từ thời cổ xưa. Bởi lẽ, từ những trang sách trông không mấy đặc sách ấy lại đem lại cho người đời sau không biết bao nhiêu là kiến thức. Không dừng lại ở đó, nhờ có sách mà ngày nay, dù một người ở nông thôn hay thành thị đều có cơ hội tốt hơn trong cuộc sống. Sách còn như một chiếc cầu nối mọi người trên toàn thế giới lại với nhau. Nhờ có sách mà một người ở vùng hẻo lánh ở Châu Á có thể đọc, hiểu và nhận được kiến thức từ một tác giả ở Châu Mĩ. Chính vì thế, có thể nói không ngoa rằng: Nhờ có sách, các thế kỉ, con người cùng những tri thức xích lại gần nhau hơn.

Tuy có thể nói sách có lượng kiến thức như cả một đại dương mà người đọc dường như chỉ là một giọt nước. Nhưng ta lại không thể phủ nhận rằng, để có thể tìm và đọc được một cuốn sách thật sự tốt và phù hợp với bản thân thì không phải là việc dễ dàng. Vậy thế nào là một cuốn sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng về quy luật của tự nhiên và đời sống xã hội. Nó giúp người đọc nhận được lượng kiến thức đúng đắn, giúp họ hiểu rõ được số phận của mình để có được ý thức và cách hành xử đúng đắn. Một cuốn sách tốt còn giúp cho các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn. Nó phải kiến cho người đọc thêm tự hào về bản thân, học hỏi được nhiều kiến thức hơn để thêm vững tin vào cuộc sống đang thay đổi mỗi ngày. Không chỉ vậy, nó phải khiến cho tâm hồn người đọc thêm phong phú, tâm trong sáng, rộng lượng hơn. Đọc được những cuốn sách như vậy, không chỉ giúp con người ta trở nên thành công hơn trong đường đời mà còn tiếp thêm cho độc giả động lực và mở ra một quảng trường rộng mênh mông cho chính tâm hồn của mình.

Bên cạnh nguồn kiến thức vô tận của sách, cũng có một số cuốn sách sai lệch chuẩn mực đạo đức cũng như kiến thức. Những cuốn sách ấy xuyên tạc đời sống đưa đến cho người đọc những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này, hạ thấp dân tộc kia, đề cao bạo lực, sự chiến tranh, kích động thị hiếu gây nên những sự thù hằn, bản năng thấp hèn của lcon người. Đọc những cuốn sách như vậy, chẳng những kiến thức của độc giả chẳng tăng lên được chút nào mà lại khiến cho ta trở nên dốt nát, mê muội hơn. Tâm hồn người đọc không được mở rộng, trong sách hơn mà chỉ đem lại những năng lượng tiêu cực bởi những thú tính độc ác, những ước muốn tầm thường hay đến cả tình cảm bạc nhược đớn hèn.

Mục đích của xã hội loài người chính là xây dựng Thiên đường ngay trên mặt đất. Chúng ta luôn tâm niệm lời dạy của Lê nin: “Học, học nữa, học mãi”. Và Bác Hồ cũng chỉ rõ về việc học tập: “Học ở đâu? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân...” Chính vì vậy, sách là vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người. Thế nên bản thân mỗi người trong chúng ta phải luôn nhớ rằng: “Không có sách thì không có tri thức”. Và bản thân ta phải ngày một cố gắng đọc nhiều sách hơn, cố gắng tiếp thu những kiến thức từ sách và phải biết chọn lọc sách tốt, sách xấu để đọc. Có như vậy thì ta mới tiếp thu được tri thức tốt phục vẹ cho cuộc sống sau này.

Tóm lại, dù hàng nghìn năm đã trôi qua, nhưng bản thân con người vẫn luôn luôn coi trọng sách và xem nó như một thứ chẳng thế nào thiếu. Thử tưởng tượng nếu một mai tỉnh dậy, loài người không còn trên cuộc đời này nữa. Lúc ấy, sách sẽ thay chúng ta gìn giữ tất cả ngay khi chúng ta đang ngủ hoặc khi chúng ta không còn trên cõi đời này nữa. “Sách không chỉ là sách, chúng là cuộc sống, là trái tim và hạt nhân của những thời đại đã qua, là lý do mà con người lao động và chết, là cốt lõi và tinh hoa của bao cuộc đời”. Chính vì thế, bản thân mỗi người luôn phải trân quý sách và học tập thật nhiều kiến thức từ sách. Là học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã ý thức được tầm quan trọng của sách khi nó là nguồn tri thức vô hạn và cũng nhận thức rõ được rằng: “..ỉ có kiến thức mới là con đường sống.” Có như vậy thì em mới trở thành người có tri thức vững chắc, có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai, góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.