Bài tập về các dạng đột biến lớp 9 năm 2024

Bài tập tự luận Đột biến gen có đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập kiến thức chuyên đề sinh học 9 phần phân tử. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bài tập Đột biến gen Sinh học 9

Câu 1: Đột biến gen là gì? Có những dạng đột biến nào? Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến.

Trả lời

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit nhất định.

- Có 3 dạng đột biến gen thường là: mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit, thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.

- Đột biến gen xuất hiện do tác động của các nhân tố vật lí, hoá học, sinh học trong môi trường gây ra hoặc xảy ra ngẫu nhiên do những sai khác trong các hoạt động sống gây ra.

- Cơ chế phát sinh: Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch của gen dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu hoặc tạo thành đột biến qua các lần nhân đôi tiếp theo.

Gen → Tiền đột biến → Đột biến gen

Câu 2: Nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen.

Trả lời

- Đột biến gen tạo ra các alen mới chủ yếu ở trạng thái lặn, thông qua giao phối mà phát tán rộng rãi. Thông thường, các đột biến thường có hại nhưng khi trong các tổ hợp gen khác nhau hoặc các điều kiện môi trường khác nhau có thể trở thành có lợi.

- Đột biến gen là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

Câu 3: Gen D dài 4080 Å. Gen D đột biến thành gen d. Khi gen d tự sao 1 đợt đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến nói trên.

Trả lời

Số nuclêôtit của gen D là: (4080 :3,4) x 2 = 2400 (nuclêôtit)

Gen d ít hơn gen D số nuclêôtit là: 2 nuclêôtit tức 1 cặp nuclêôtit.

Do đó dạng đột biến đã xảy ra là mất đi 1 cặp nuclêôtit khiến gen D đột biến thành gen d.

Câu 4: Một gen có tổng số nuclêôtit là 2400. Gen có số liên kết hiđro trong các cặp A – T bằng số liên kết hiđro trong các cặp G – X trong gen. Gen bị đột biến thay thế hai cặp A – T bằng hai cặp G – X. Hãy tính số nuclêôtit loại X trong gen sau đột biến.

Trả lời

Số nuclêôtit mỗi loại của gen:

Theo đề bài ta có:

Tổng số nuclêôtit là: 2A + 2G = 2400 (1)

Số liên kết hiđrô: 2A = 3G (2)

Từ (1) và (2) G = X = 480; A = T = 720 nuclêôtit

Sau khi bị đột biến thay thế 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X, số nuclêôtit lọai X là: 480 + 2 = 482 (nuclêôtit)

Chuyên đề Phân tử Sinh học 9

  • Lý thuyết Protein
  • Câu hỏi trắc nghiệm Protein
  • Bài tập tự luận ARN

Ngoài việc hỗ trợ tổng hợp lý thuyết Sinh học 9, VnDoc còn mang đến cho các bạn hệ thống các bài tập chuyên đề Sinh học 9 đầy đủ và chi tiết nhất có kèm đáp án trong chương trình học lớp 9.

Nội dung video bài giảng Phương pháp giải bài tập đột biến NST dưới đây sẽ giúp các em làm quen với các bài toán liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể, cụ thể là các dạng bài tập về xác định số lượng nhiễm sắc thể trong thể lệch bội, xác định số thể lệch bội của loài, xác định kết quả phân tích của F khi biết kiểu gen kiểu hình P. Mời các em cùng theo dõi

Chào tất cả các em! Thầy sẽ đi tiếp một nội dung của chuyên đề 3, hôm nay thầy sẽ hướng dẫn cho chúng ta phương pháp giải bài tập về đột biến NST.

Đối với phần đột biến NST các em cần chú ý:

.PNG)

Với dạng bài tập này thường xuất hiện khoảng 2 - 3 câu trong 1 đề, tuy nhiên bài ra thường thì dễ và chủ yếu là tập trung vào kĩ năng xác định được loại đột biến NST:

  1. Bài tập đột biến cấu trúc và đột biến số lượng

1. Bài tập đột biến cấu trúc Lưu ý: xác định dạng đột biến để suy ra hậu quả.

2. Bài tập đột biến số lượng 2.1. Đột biến lệch bội Lưu ý: Khái niệm thể không, thê một, thể một kép... 2.2. Đột biến đa bội Lưu ý: - Cách viết sơ đồ lai và viết giao tử lưỡng bội của các cơ thể lai. - Tập trung vào các tỷ lệ: 11 : 1; 35 : 1; 18 : 8 : 8 : 1. Đôi khi cũng gặp 1 vài bài toán di truyền mang đột biến đa bội lẻ: Ví dụ: AAa thì sinh ra giao tử như thế nào? Chúng ta chỉ cần dùng sơ đồ tam giác:

Bài tập về các dạng đột biến lớp 9 năm 2024
Viết tên 3 đỉnh và 3 cạnh của tam giác là ta sẽ có tỉ lệ các giao tử sinh ra bởi AAA: 1/6 AA : 2/6 Aa : 2/6 A : 1/6 a

  1. Công thức và bài tập đột biến cấu trúc NST

1. Xác định loại giao tử tạo ra khi có rối loạn trong giảm phân:

Ví dụ: Aa giảm phân tạo giao tử

.PNG)

Ví dụ 2: AaBb .PNG) .PNG)

Ví dụ 3: Aa bị rối loạn gp1, giao tử? .PNG) ⇒ Kết luận: Nếu có rối loạn trong giảm phân → tạo ra 2 loại giao tử: (n + 1) và (n - 1)

Ví dụ 4: Aa bị rối loạn gp2 → giao tử? .PNG) ⇒ Kết luận: Nếu rối loạn gp2 → tạo ra 3 loại giao tử n; (n + 1); (n - 1)

* Có sự khác biệt giao tử (n + 1) do rối loạn giảm phân 1 và 2:.PNG)

2. Xác định số giao tử của thể đa bội

Giả sử 1 gen có 2 alen A và a

+ Thể lưỡng bội ⇒ kiểu gen AA; Aa; aa

+ Thể tam bội ⇒ kiểu gen AAA; AAa; Aaa; aaa

+ Thể tứ bội ⇒ kiểu gen AAAA; AAAa; AAaa; Aaaa; aaaa

* Nếu thể lưỡng bội: .PNG) * Nếu thể tam bội:

- Sử dụng quy tắc tam giác .PNG)

- Ví dụ 1: AAa .PNG) - Ví dụ 2: AAA .PNG) ⇒ Thể tam bội giảm phân tạo ra 2 loại giao tử n và 2n

* Nếu thể tứ bội:

- Sử dụng quy tắc hình chữ nhật

.PNG)

Ví dụ:

\(\\ AAAa\xrightarrow[]{ \ gp \ } \frac{3}{6} \ \underline {AA}:\frac{3}{6} \ \underline{Aa} \\ \ (4n) \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ \ (2n) \ \ \ \ (2n)\)

⇒ Thể tứ bội khi giảm phân tạo ra 1 loại giao tử: 2n

3. Xác định tỉ lệ đời con (kiểu hình, kiểu gen)

Ví dụ 1: P: ♂ Aa x ♀ AAA

Xác định tỉ lệ cá thể kiểu gen Aa đời con?

Giải:

P: ♂ Aa x ♀ AAA

GP: \(\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a\) \(\downarrow\) \(\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}AA\)

F1: \(Aa = \frac{1}{2}A\) x \(\frac{1}{2}a=\frac{1}{4}\)

Ví dụ 2: P: ♂ Aa x ♀ AAAa

Xác định tỉ lệ kiểu hình F1? Giải:

P: ♂ Aa x ♀ AAAa

GP: \(\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a\) \(\downarrow\) \(\frac{1}{2}AA:\frac{1}{2}Aa\)

F1: \(\frac{1}{4}AAA:\frac{1}{4}AAa:\frac{1}{4}AAa:\frac{1}{4}Aaa\)

⇒ F1: 100% trội

  1. Công thức và bài tập đột biến số lượng NST

1. Cách viết giao tử của cá thể biến dị

Giả sử cá thể 2n có kiểu gen Aa trải qua giảm phân → tạo ra 2 loại giao tử A và a\(\begin{matrix} Aa\\ (2n) \end{matrix} \rightarrow AAaa \xrightarrow[ \ gp_{1} \ ]{ \ } \frac{AA}{aa} \left < \begin{matrix} AA \left < \begin{matrix} A (n) \\ a(n) \end{matrix} \right. \\ \\ \begin{matrix} aa \\ gp_{2} \end{matrix} \left < \begin{matrix} a (n) \\ a(n) \end{matrix} \right. \end{matrix} \right.\)

* Nếu quá trình giảm phân 1 có rối loạn (NST nhân đôi nhưng không phân li) (1).PNG) Vậy khi xảy ra rối loạn gp1 → 2 loại giao tử: \(\left\{\begin{matrix} n+1 \\ n-1 \end{matrix}\right.\)

* Nếu quá trình giảm phân 2 xảy ra rối loạn: (1).PNG) Vậy khi xảy ra rối loạn gp2 → 3 loại giao tử \(\left\{\begin{matrix} n \ \ \ \ \ \\ n+1 \\ n-1 \end{matrix}\right.\)

2. Cách viết giao tử của thể tam bội và tứ bội

+ Cá thể 2n \(\xrightarrow[]{ \ gp \ }\) n

Ví dụ: \(\underset{(2n)}{Aa}\left < \begin{matrix} A \ (n)\\ a \ (n) \end{matrix} \right.\)

+ Cá thể 3n:

Ví dụ: \(AAa\xrightarrow[]{ \ gp \ } \frac{2}{6}A:\frac{1}{6}a:\frac{1}{6}AA:\frac{2}{6}Aa\) (n) (n) (2n) (2n) Vậy thể tam bội \(\xrightarrow[]{ \ gp \ }\) \(\left\{\begin{matrix} gt \ n \ \\ gt \ 2n \end{matrix}\right.\) .PNG)

Ví dụ 2: AAA →

.PNG)

\(AAA\rightarrow \frac{3}{6}A:\frac{3}{6}AA\) (n) (2n)

+ Cá thể 4n:

Ví dụ 1: AAAa \(\xrightarrow[]{ \ gp \ }\)

.PNG)

\(AAAa \xrightarrow[]{ \ gp \ }\frac{3}{6}Aa:\frac{3}{6}AA\) (2n) (2n)

Vậy thể tứ bội (4n) \(\xrightarrow[]{ \ gp \ }\) giao tử 2n

Ví dụ 2: AAaa \(\xrightarrow[]{ \ gp \ }\)

.PNG)

\(AAaa \xrightarrow[]{ \ gp \ }\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa\)

3. Cách viết sơ đồ lai

Ví dụ:

Cho P: ♀ Aa x ♂ AAa

GP: \(\frac{1}{2}A:\frac{1}{2}a\) \(\downarrow\) \(\frac{2}{6}A:\frac{1}{6}a:\frac{1}{6}AA:\frac{2}{6}Aa\)

F1: \(\frac{2}{12}AA:\frac{1}{12}Aa:\frac{1}{12}AAA:\frac{2}{12}AAa\)

\(\frac{2}{12}Aa:\frac{1}{12}aa:\frac{1}{12}AAa:\frac{2}{12}Aaa\)

\(TLKG: \frac{2}{12}AA:\frac{3}{12}Aa:\frac{1}{12}aa:\frac{1}{12}AAA:\frac{3}{12}AAa:\frac{2}{12}Aaa\)