Ayurvedic medicine là gì

Đây là chế độ ăn rất phổ biến vì không chỉ giúp tăng cường thể chất mà còn nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn. Để khám phá rõ hơn về ayurvedic và những lợi ích mà phương pháp này mang lại, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chế độ ăn ayurvedic là gì?

Ayurvedic là chế độ ăn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của y học Ayurveda và tập trung vào việc cân bằng các loại năng lượng khác nhau trong cơ thể để cải thiện sức khỏe. Không giống như nhiều chế độ ăn khác, ayurvedic đưa ra những gợi ý về chế độ ăn khác nhau cho từng cá nhân riêng biệt.

Hệ thống y học Ayurveda là một hệ điều trị toàn diện tập trung vào việc thúc đẩy sự cân bằng giữa thể chất và tinh thần của bạn. Theo hệ thống này, năm nguyên tố tạo nên vũ trụ bao gồm: vayu (khí), jala (thủy), akash (trời), teja (hỏa) và prithvi (thổ).

Người ta tin rằng, năm yếu tố này sẽ tạo thành ba loại năng lượng khác nhau lưu thông trong cơ thể, gọi là dosha. Mỗi dosha chịu trách nhiệm cho các chức năng sinh lý cụ thể. Ba dosha này là pitta, vata và kapha. Dosha pitta có vai trò kiểm soát sự đói, khát và nhiệt độ cơ thể. Trong khi đó, dosha vata duy trì sự cân bằng điện phân và chuyển động của con người còn dosha kapha thúc đẩy các chức năng khớp.

Chế độ ăn ayurvedic tác dụng dựa trên việc xác định dosha chiếm ưu thế trong cơ thể bạn và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để thúc đẩy sự cân bằng giữa cả ba doshas.

Những tác dụng của chế độ ăn Ayurvedic là gì?

Chế độ ăn ayurvedic đưa ra những kế hoạch ăn uống có thời gian, phương pháp cũng như thực đơn cụ thể phù hợp với từng cơ thể riêng biệt. Dưới đây là một số đặc điểm chính của mỗi dosha để giúp bạn xác định xem mình thuộc nhóm dosha nào:

  • Pitta (hỏa + thủy): Thông minh, chăm chỉ và quyết đoán. Những người thiên về yếu tố dosha này thường có cấu trúc thể chất trung bình, nóng tính và có thể bị mắc các chứng bệnh như khó tiêu, bệnh tim hoặc huyết áp cao.
  • Vata (khí + trời): Sáng tạo, tràn đầy năng lượng và hoạt bát. Những người có dosha này thường gầy với khung xương nhẹ. Họ có thể gặp vài vấn đề về tiêu hóa, mệt mỏi hoặc lo lắng khi mất cân bằng.
  • Kapha (thổ + thủy): Bình tĩnh bẩm sinh, trầm ổn và trung thành. Những người có yếu tố dosha kapha thường có tạng người chắc chắn hơn và có thể có vấn đề với cân nặng, hen suyễn, trầm cảm hoặc tiểu đường.

Theo chế độ ăn này, việc xác định xem bản thân thuộc nhóm dosha nào giúp bạn chọn được loại thực phẩm phù hợp để thúc đẩy sự cân bằng bên trong cơ thể bạn.

Ví dụ, những người thuộc nhóm dosha pitta nên ăn những thực phẩm có tính mát và cung cấp năng lượng, hạn chế đồ ăn cay nóng và các loại hạt. Trong khi đó, người trong nhóm dosha vata ưa thích các loại thực phẩm ấm, mềm và được trồng bằng đất. Ngược lại, họ cần hạn chế các loại trái cây khô, cây cỏ có vị đắng và rau sống. Cuối cùng, dosha kapha hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc, các loại hạt, dầu có vị trái cây, rau và các loại đậu.

Thịt đỏ, chất làm ngọt nhân tạo và các thực phẩm đóng hộp cần được hạn chế trong chế độ ăn của cả ba nhóm dosha. Bên cạnh đó, chế độ ăn ayurvedic khuyến khích mọi người nên ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh và trái cây.

Lợi ích của chế độ ăn ayurvedic đối với sức khỏe là gì?

Dưới đây là vài lợi ích tiềm năng mà chế độ ăn Ayurvedic đem lại:

Khuyến khích ăn nhiều thực phẩm toàn phần

Chế độ ăn ayurvedic đưa ra những loại thực phẩm cụ thể phù hợp cho từng dosha. Tuy nhiên, chế độ ăn này nhìn chung khuyến khích bạn nên ăn các loại thực phẩm toàn phần như trái cây, rau, ngũ cốc và các loại đậu. Đây đều là những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Phương pháp này cũng giúp bạn hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, thậm chí là tử vong. Do đó, chế độ ăn ayurvedic có thể giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh mạn tính nguy hiểm.

Giúp giảm cân

Chế độ ăn ayurvedic thường tập trung vào những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vì vậy chúng cũng có thể giúp bạn giảm cân.

Một nghiên cứu trên 200 người thuộc nhóm dosha pitta và kapha cho thấy rằng việc ăn uống theo chế độ ayurvedic trong ba tháng có thể giúp giảm cân đáng kể. Những người này ban đầu thường có xu hướng nặng cân hơn người thuộc nhóm dosha vata.

Một nghiên cứu nhỏ khác cho thấy việc tuân thủ theo chế độ ăn ayurvedic và tham gia các lớp yoga có thể giúp bạn giảm trung bình khoảng 6kg chỉ trong 9 tháng.

Mặc dù các nghiên cứu về tác dụng giảm cân của ayurvedic còn hạn chếnhưng thực tế là tác dụng này vẫn được ghi nhận.

Ayurvedic medicine là gì
Y học Ayurveda: Bảo hiểm tính mạng cho cuộc sống trường thọ

Ayurveda là gì?

Khẳng định đầu tiên, Ayurveda (hay còn gọi là Ayurvedic) không phải là một trường phái tôn giáo, cũng không phải là một tín ngưỡng. Từ Ayurveda trong tiếng Phạn được hiểu tương đương với "tuổi thọ được xây dựng trên nền tảng kiến ​​thức" hay "khoa học của sự sống".

Đây là một hệ thống y tế của Ấn Độ giáo truyền thống để chữa bệnh tự nhiên có tuổi đời tới 5.000 năm. Nó khởi nguồn từ nền văn hóa Vệ Đà (Vedic) của Ấn Độ - được coi là khoa học chữa bệnh lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại. Hiện nay, y thuật Ayurveda đã trở thành một trường phái y học có đầy đủ lý luận và thực hành, được Tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận.

Ayurvedic medicine là gì
Ayurveda rất phát triển ở Ấn Độ cũng như một số nước phương Tây

Ayurveda để làm gì?

Sứ mệnh của Ayurveda là: Giúp con người sống lâu sống khoẻ và cân bằng, không bị đau đớn, không cần phải sử dụng thuốc hay các phẫu thuật phức tạp.

Cách đây hàng nghìn năm, người Ấn Độ đã thực hành Ayruveda truyền thống để chữa bệnh từ rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi tới chứng vô sinh. Với y học hiện đại thế kỷ XXI, Ayruveda đã được nâng lên tầm cao mới với những giá trị vượt xa sự mong đợi của người xưa.

Theo một báo cáo được công bố bởi Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ) năm 2015, Ayurveda có thể giúp phòng ngừa, điều trị viêm, bệnh liên quan tới kích thích tố, các chứng rối loạn tiêu hóa và điều kiện tự miễn dịch, bao gồm: Bệnh Alzheimer, lo âu hoặc trầm cảm, hen suyễn, ung thư, sa sút trí tuệ, đau bụng kinh, herpes (mụn rộp), tăng huyết áp hoặc cholesterol cao, bệnh Parkinson, các vấn đề tiền mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và chuột rút...

Ayurveda, yoga và/hoặc thiền định cũng đã được chứng minh là một biện pháp hữu hiệu để khắc phục mụn trứng cá, giảm táo bón mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS), giảm đau và giảm nguy cơ béo phì.

Áp dụng Ayurveda như thế nào?

Chính là xây dựng chế độ ăn uống, thay đổi lối sống, giảm stress, sử dụng thảo dược và hơi thở để chữa bệnh và đưa cơ thể trở lại cân bằng. 

Ayurvedic medicine là gì

Theo Ayurveda, con người và thiên nhiên đều chứa 5 thành phần cơ bản là: Khí, nước, lửa, đất và trời (tương tự như kim, mộc, thủy, hỏa, thổ trong Đông y). Trong cơ thể người, các yếu tố này hòa quyện hài hòa với nhau tạo thành 3 thể dịch hay còn gọi là doshas (vata, pitta và kapha).

Ba dịch thể này ảnh hưởng đến tất cả các chức năng sinh học, tâm lý học và sinh lý bệnh học trong thể chất, tinh thần và ý thức con người. Sự vận chuyển 3 dịch thể trơn tru sẽ tạo thành những trụ cột cho một sức khỏe hoàn thiện và lành mạnh: Âm dương hòa hợp, bài tiết đều đặn, giấc ngủ ngon, tiêu hóa tốt… Và một khi doshas mất đi sự cân bằng thì bệnh tật sẽ xuất hiện.

Ayurveda giống như nhau ở tất cả mọi người?

Không. Khác với các phương pháp điều trị y tế phương Tây mà không đề cập tới sự đa dạng, khác biệt rất lớn giữa các bệnh nhân, Ayurveda sẽ căn cứ vào từng điểm riêng biệt của từng cá nhân trong khi tiến hành điều trị toàn diện.

Theo y học Ayurveda, mỗi người có một mức độ dosha khác nhau bên trong (phản ánh cá tính, nhân cách khác nhau ở mỗi người). Thường là một hoặc hai trong số những doshas sẽ chiếm ưu thế hơn cái còn lại. Vì thế, tuỳ ở mỗi cá nhân mà có cách áp dụng Ayurveda cho phù hợp.

Áp dụng Ayurveda bao lâu mới có tác dụng?

Ayurveda không phải là thuốc trường sinh, cũng không phải là phép màu, muốn phòng ngừa, điều trị bệnh còn phải tuỳ thuộc vào thể trạng và ý chí của người dùng.

Ayurveda có thể chữa nhiều bệnh nhưng không phải là bệnh nào cũng có hiệu quả. Ví dụ, Ayurveda không thể áp dụng cho bệnh nhân bị viêm nhiễm cấp tính - như viêm ruột thừa, bởi bệnh này nhất thiết phải cần đến phẫu thuật.

Tuy nhiên, Ayurveda có thể giúp con người phòng bệnh bằng phương pháp thải độc cho cơ thể, đồng thời giúp an ổn tinh thần và tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể. Các nhà sáng lập Ayurveda khẳng định: Bệnh tuyệt vời nhất và bệnh con người không bao giờ mắc phải - đó chính là "sự bảo hiểm tính mạng" tốt nhất.

Mời độc giả tìm hiểu thêm về: 3 doshas, cách thực hành Ayurveda, thiết lập chế độ ăn tốt cho sức khoẻ, cách sử dụng thảo dược/gia vị Ayurveda... trong những bài sau.