Ar khác vr như thế nào

Hiện giờ “thực tế ảo” không chỉ đơn thuần là một khái niệm đơn giản nữa, mà nó đã phát triển thành nhiều nhánh, virtual reality, augmented reality và mixed reality. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Ứng dụng vào giải trí và nghiên cứu khoa học của mỗi dạng công nghệ thực tế ảo này ra sao?

Virtual reality (Thực tế ảo)


Về cơ bản thực tế ảo cần một chiếc kính đeo trên đầu với màn hình hiển thị, người dùng VR sẽ không thấy gì khác ngoài những gì diễn ra bên trong thế giới ảo đó. Hai mẫu kính HTC Vive và những sản phẩm của Oculus là những chiếc kính VR điển hình. Anh em sẽ phải sắp xếp lại đồ đạc trong phòng để có trải nghiệm VR ưng ý nhất, không va phải những món đồ có thật nhưng mình không thể nhìn thấy vì đang bận đeo kính. Cùng với đó những cảm biến của kính thực tế ảo cũng sẽ thông báo cho anh em biết mình đang đi quá giới hạn mà kính đặt ra, từ đó giúp anh em chơi game an toàn hơn.

Ar khác vr như thế nào


Bản thân VR đòi hỏi phần cứng máy tính hoặc console mạnh, vì bản chất chiếc kính gần như chỉ có màn hình và cáp kết nối để truyền dữ liệu hình ảnh từ PC lên kính mà thôi. Có vài trường hợp cá biệt như Oculus Go và Oculus Quest, có phần cứng và pin bên trong để cài ứng dụng VR, không cần máy tính.

Quảng cáo


Ý tưởng thực tế ảo rất đơn giản, thay vì không gian đời thực, những thiết bị phần cứng sẽ tạo ra không gian thế giới ảo cho anh em chìm đắm vào game. Cảm biến chuyển động sẽ theo dõi cử động của anh em để thay đổi góc nhìn hợp lý. Có hai dạng cảm biến đi kèm với kính thực tế ảo. Một dạng dùng cảm biến cố định như Oculus Rift, đặt ở góc phòng chơi game để tạo ra không gian. Cảm biến của Oculus Rift thật ra là webcam đọc tín hiệu sóng hồng ngoại phát ra từ kính và tay cầm Touch controller. Dạng thứ hai “xịn” hơn, tích hợp cảm biến ngay trên kính để quét không gian xung quanh anh em.

Cộng với tai nghe, VR có thể tạo ra một thế giới hoàn toàn khác khiến anh em quên đi thế giới thật.

Ar khác vr như thế nào


Không phải mãi đến bây giờ VR mới rộ lên, nó chỉ đơn giản là đúng thời điểm và công nghệ đã bắt đầu hỗ trợ được ý tưởng mà thôi. Trước đây vài chục năm, Nintendo đã thử nghiệm việc tạo ra một chiếc kính thực tế ảo tên là Virtual Boy, nhưng khi ấy công nghệ chưa đủ chín nên sản phẩm thất bại thê thảm chứ không được ghi nhớ như một món đồ mang tính cách mạng.

Đến năm 2016, cùng lúc ba chiếc kính thực tế ảo ra mắt và thu được thành công vang dội: Oculus Rift, HTC Vive và PlayStation VR. Những món đồ chơi này khiến cộng đồng quan tâm hơn với công nghệ VR, khi đem lại chất lượng hình ảnh tốt, độ trễ thấp và mức giá đủ để anh em đam mê bỏ tiền mua về chơi game. Nếu những sản phẩm như Vive Pro có giá lên đến 2.000 Đô, thì PSVR lại là lựa chọn rẻ mà ngon cho anh em sở hữu PS4.

Ar khác vr như thế nào


Quay trở lại với công nghệ, những chiếc kính thực tế ảo sử dụng hai màn hình cho hai mắt người để đánh lừa rằng chúng ta đang nhìn vào hình ảnh 3D dạng stereoscopic. Tần số quét của màn hình càng cao thì càng tránh được tình trạng hoa mày chóng mặt khi chơi game VR và khiến hình ảnh mượt mà hơn.

Những chiếc kính VR dạng standalone ứng dụng những công nghệ đã được hoàn thiện trong cả chục năm cho smartphone để xử lý ứng dụng thực tế ảo. Bên trong chiếc kính có cả camera, cảm biến chuyển động và thậm chí cả cảm biến định hướng như la bàn nữa. Nhờ đó những chiếc kính này không cần cảm biến rời như Oculus Rift.

Quảng cáo


Ar khác vr như thế nào


Tuy nhiên đến thời điểm này, game VR vẫn chưa có được thị trường như các nhà sản xuất mong muốn, vì bất cập của việc port game PC lên VR. Lấy ví dụ Skyrim VR, anh em di chuyển rất khó chịu, và cách chiến đấu của game cũng không hẳn là hoàn hảo nếu so sánh phiên bản Skyrim đã ra mắt trên máy tính từ lâu.

Augmented reality (Thực tế ảo tăng cường)


Ý tưởng của AR là mượn thế giới thực để tạo ra thế giới ảo trong game. Không phải đến khi Pokemon Go ra mắt, AR mới xuất hiện, mà trước đó nhiều máy chơi game cũng đã ứng dụng AR, ví dụ như 3D Card trên Nintendo 3DS cho phép anh em chơi game thực tế ảo tăng cường trên chiếc máy cầm tay có tích hợp camera. Trước đó nữa là năm 2000 khi camera EyeToy của PlayStation 2 ghi lại hình ảnh đời thực và thêm thắt những chi tiết ảo rồi hiển thị trên màn hình TV lúc anh em chơi game. Một món đồ chơi AR khác rất nổi chính là Kinect của Xbox 360 và sau này là Xbox One.

Ar khác vr như thế nào


AR có thể coi là phiên bản đơn giản hơn của VR, vì nó lấy chính đời thực để đặt những nhân vật game hay những món đồ vào để người chơi tương tác. Nhưng để có trải nghiệm AR mượt mà nhất, không dễ chút nào cả về mặt phần cứng lẫn phát triển ứng dụng.

Ar khác vr như thế nào

Quảng cáo


Pokemon GO có lẽ là ứng dụng AR trên di động hoàn thiện nhất tính đến thời điểm hiện tại (Minecraft Earth chưa ra mắt), nhưng rồi người chơi phát hiện ra AR của game này chỉ đóng vai trò làm màu thêm mắm muối cho game cuốn hút hơn, chứ không tác động trực tiếp tới gameplay. Dù sao đi nữa, việc ứng dụng AR+, bắt anh em tìm kiếm những chú Pokemon đáng yêu ở những địa điểm ngoài đời thật cũng rất khác việc chỉ ngồi lỳ một chỗ và chơi game này, khiến nó trở nên cuốn hút và lạ hơn.

Ar khác vr như thế nào


Công nghệ AR phức tạp nhất hiện tại có lẽ là Hololens của Microsoft, thông qua lớp kính trong suốt, hình ảnh sẽ được hiển thị theo thời gian thực trên nền thế giới thực, thay vì hiển thị thông qua điện thoại hay các thiết bị công nghệ khác. Tuy nhiên công nghệ này chưa có mức giá phải chăng để người tiêu dùng bình thường có thể tiếp cận, và Hololens giờ hầu hết chỉ bán cho các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và quân đội.

So với VR, yếu điểm duy nhất của AR chính là nó không tạo ra được không gian riêng như thực tế ảo. AR hiện tại đều chỉ được đem ra dùng làm chi tiết thêm thắt cho vui, chứ chưa thể làm trung tâm của cả một game. Hy vọng tới đây Minecraft Earth sẽ thay đổi được điều này.

Mixed reality (Thực tế trộn)


Bây giờ gọi AR và MR là hai công nghệ hoàn toàn khác nhau thì cũng chưa hẳn đúng, vì nhiều hãng vẫn đang dùng hai khái niệm này song hành và không có nhiều điểm khác biệt, nhất là Microsoft. Họ gọi Hololens là chiếc kính thực tế trộn chứ không phải thực tế ảo tăng cường.

Ar khác vr như thế nào


Mixed reality yêu cầu khả năng xử lý của phần cứng mạnh hơn so với augmented reality. Các vật thể “ảo” sẽ phải hòa hợp với môi trường thế giới thật đến mức tối đa. Lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu, nếu AR hiển thị được chú Pikachu trên sàn nhà, thì MR cho phép chú Pikachu đó có hiệu ứng đổ bóng đúng theo ánh sáng ngoài trời. Quay đi chỗ khác chú Pikachu có thể chạy theo hoặc biến mất khỏi tầm mắt, và nếu có vật cản thật ở giữa kính và mô hình 3D, chú sẽ bị che khuất. Demo AR của Apple hồi WWDC 2019 vừa rồi là minh chứng rõ nhất cho mixed reality, dù Apple vẫn dùng khái niệm AR cho sản phẩm của họ.


Game mixed reality giờ vẫn chưa khả thi cho lắm, khi mới chỉ có những đoạn demo trình diễn trên sân khấu các sự kiện chứ chưa thấy tác phẩm nào được thương mại hóa cả. Ở E3 2015, Microsoft giới thiệu Hololens và hứa hẹn nó sẽ là tương lai và thay đổi hoàn toàn thế giới game, nhưng với cái giá vài nghìn Đô cho một cặp kính Hololens, không phải ai cũng sắm được nó về chơi game, mà mua về xong thì có game nào hỗ trợ?


Công nghệ dù đã chín với AR và VR, nhưng với MR thì chưa. Nó vẫn là một giấc mơ khá mới mẻ và cần thêm thời gian để nhào nặn cho công nghệ này trở nên dễ tiếp cận và có chất lượng đảm bảo nhất. Bản thân Hololens cũng có góc nhìn khá hẹp, cộng với chất lượng hình ảnh không thể nét như màn hình của PSVR được. Trong khi đó Hololens 2 được cho là đã cải thiện được nhiều vấn đề của phiên bản tiền nhiệm.

Theo PCGamer​

Thực tế ảo tăng cường là như thế nào?

Thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality) cụm từ mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác.

Khùng AR là gì?

AR là từ viết tắt của cụm từ Augmented Reality hay còn gọi công nghệ thực tế ảo tăng cường. Đây chính công nghệ dùng để mô phỏng 1 vật thể ảo, làm chúng xuất hiện và con người có thể tương tác với vật thể đó trong môi trường thế giới thật.

Và VR là gì?

Thực tế ảo hay còn gọi thực tại ảo (tiếng Anh virtual reality, viết tắt là VR) thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập (ảo hóa) được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.

Thực tế ảo AV là gì?

Thực tế ảo (tiếng Anh: Virtual Reality - VR) một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực. Các ứng dụng của thực tế ảo có thể bao gồm giải trí (tức chơi game) và mục đích giáo dục (nghĩa đào tạo y tế hoặc quân sự).