Áp xe răng là gì

Áp xe răng là tình trạng bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng tính mạng người bệnh nếu không điều trị dứt điểm. Vậy làm sao để nhận biết và điều trị bệnh ngay từ khi mới xuất hiện? Hãy theo dõi bài viết tổng quan về bệnh áp xe răng dưới đây để có giải pháp tốt nhất.

Bị áp xe răng là gì? Áp xe răng là thuật ngữ chỉ ổ mủ do vi khuẩn gây nhiễm trùng ở bên trong hốc răng. Bệnh nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng răng miệng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng bị áp xe răng gồm:

  • Đau răng nhất là khi nhai, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau.
  • Răng nhạy cảm khi ăn các loại thức ăn quá nóng hoặc lạnh.
  • Miệng hôi, hơi thở có mùi hôi khó chịu khiến người bệnh tự ti.
  • Có thể xuất hiện triệu chứng nóng, sốt, sưng hạch cổ, sưng hàm trên hoặc hàm dưới,…
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn lâu ngày dẫn đến tình trạng sụt cân.

Trong nha khoa, khi bị áp xe răng có thể phân chia thành các loại sau:

Tùy vào vị trí xuất hiện ổ mủ trên răng và nướu có thể phân chia thành các loại sau:

Áp xe chân răng

Loại áp xe này thường gặp nhất, có vị trí nằm ở phần chóp chân răng bị tổn thương. Đây là hậu quả của một số bệnh lý tủy răng không được điều trị hoặc trường hợp điều trị nội nha (lấy tủy răng) thất bại. Tình trạng này nếu không được điều trị rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Áp xe răng là gì
Hình ảnh áp xe có ổ mủ

Trong áp xe chân răng thường được chia nhỏ thành 2 trường hợp là:

  • Áp xe quanh chân răng không có ổ: Đây là trường hợp túi áp xe bị cô lập, không thể phát triển được tiếp và không có biểu hiện ra bên ngoài.
  • Áp xe quanh chân răng có ổ: Dạng này còn gọi là áp xe ổ chân răng, thường tạo ra một túi mủ nằm ở phía dưới đáy tủy răng, gần với dây thần kinh và bên trong xương răng.

Áp xe quanh răng

Áp xe xương ổ chân răng là gì? Đây là hậu quả của bệnh nha chu khiến lợi bị tách ra khỏi bề mặt răng, tạo điều kiện cho thức ăn kẹt ở giữa. Khi đó vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển trên bề mặt nướu – nơi phần nướu mềm tiếp xúc với răng.

Áp xe quanh thân răng

Loại áp xe này thường gặp ở răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt hoặc bị lợi trùm khiến vệ sinh khó khăn, vi khuẩn tích tụ gây mưng mủ. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan ra vùng khẩu hầu, vùng đáy lưỡi và ảnh hưởng các hạch lympho trong vùng.

Theo triệu chứng cụ thể, bệnh áp xe răng có thể phân chia thành:

  • Áp xe cấp tính: Đây là giai đoạn đầu, dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết nhất là sưng cả ở trong miệng và ngoài mặt. Giai đoạn này mủ cương tụ nhưng chưa thoát được khiến bệnh nhân chịu đau nhức, răng có thể lung lay ít nhiều và hạn chế khả năng nhai. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng và vị trí chân răng có dấu hiệu bị hở.
  • Áp xe mãn tính: Bệnh nhân bị đau nhức kéo dài, cảm giác đau quang hàm, lên tới tận mang tai và xuống tận cổ. Điểm sùi trên nướu khi cương (có mủ tụ) khi thì xẹp (mủ thoát được ra ngoài). Mỗi chu kỳ cương – xẹp khiến một lượng mủ thoát ra gây hại cho các mô xương bao quanh răng. Giai đoạn áp xe này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Áp xe răng số 7 phải làm sao? Cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả

Các trường hợp áp xe răng khác thường gặp là:

  • Áp xe răng sữa: Đây là tình trạng áp xe chỉ gặp ở trẻ nhỏ trước khi thay răng sữa. Các bọc mủ khiến cho trẻ bị đau, khó ăn dẫn đến thiếu chất và bị suy dinh dưỡng. Bệnh rất phổ biến vì trẻ chưa tự có ý thức việc giữ vệ sinh răng miệng và cha mẹ không chú ý đến việc chăm sóc răng cho bé.
  • Áp xe răng cửa: Răng cửa khi nhiễm bênh có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhất. Vì vị trí răng này dễ dàng hở ra khi giao tiếp khiến người bệnh tự ti.
  • Áp xe răng hàm: Răng hàm hay răng số 7 có vị trí nằm giữa răng số 6 và răng khôn trên cung hàm. Đây là răng hàm lớn có chức năng nghiền nhỏ thức ăn nên khi bị bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai. Tình trạng nhiễm trùng khi lan đến ổ xương răng, tạo nên một lực ép vào dây thần kinh dẫn đến những cơn đau dữ dội kéo dài.

Người bệnh thường gặp áp xe hàm răng dưới dưới hơn là ở vị trí răng hàm trên. Bên cạnh đó vị trí răng hàm có vai trò rất quan trọng, do đó khi bị bệnh cần đến nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Áp xe răng khôn: Tình trạng bệnh này còn được gọi là áp xe răng số 8, được hình thành do trạng thái răng sau cùng, mọc lệch hay mọc ngầm khiến thức ăn bị kẹt lại. Răng số 8 có vị trí quan trọng trong việc ăn nhai, thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.
  • Áp xe tủy răng: Đây là tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng khi ổ viêm đã lây lan đến tủy răng. Trong trường hợp bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể gây chết tủy và phải nhổ bỏ răng mới trị khỏi bệnh.

Cũng như đa số các bệnh về răng miệng khác, bệnh lý này hình thành do một số nguyên nhân sau:

  • Sâu răng: Sâu răng là nguyên nhân gây áp xe phổ biến nhất. Bệnh phát sinh do thức ăn còn đọng lại trên răng, sau đó hình thành vi khuẩn có hại phá hủy men răng, tiến vào ngà răng, phá vỡ các liên kết mô răng. Khi ngà răng bị hủy hoại làm cho lúc tủy răng lộ ra, theo thời gian vi khuẩn dễ dàng tấn công tiếp dẫn đến viêm tủy răng.
  • Viêm lợi (nướu): Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Khi đó các ổ mủ xuất hiện và gây tổn thương đến xung quanh răng.
  • Tổn thương tại răng: Một số yếu tố từ bên ngoài có thể làm tổn thương lớp men răng và ngà răng. Khi răng bị sứt, mẻ thì khả năng bị mất mô lớn, làm lộ ống tủy dẫn đến tình trạng viêm nghiêm trọng.
  • Do đặc thù của từng răng: Nếu cấu trúc của răng không đều, nhất là răng hàm có rãnh thuận tiện ăn nhai thường mắc thức ăn lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triền và gây lên sâu răng. Nếu bệnh nhân không trị răng sâu kịp thời có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Do cao răng: Khi cao răng nhiều sẽ hình thành vi khuẩn có hại phá hủy lớp men răng cứng chắc. Từ đó vi khuẩn phát triển và gây bệnh về răng miệng trong đó có áp xe răng.
  • Chăm sóc răng không đúng cách: Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất nhiều đến răng. Nếu chải răng theo chiều ngang, chà sát răng với lực quá mạnh thì gây mòn men răng, tạo các vết cắt ngang ở cổ răng. Khi đó vi khuẩn có hại tấn sẽ theo các vết cắt này tấn công và gây sâu răng, viêm nướu. Trường hợp không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
  • Do thói quen ăn uống: Thường xuyên sử dụng thức ăn có nhiều axit, đồ uống có ga, đồ ngọt, đồ ăn vặt,… có thể làm mài mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Áp xe răng là gì
Ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt thường xuyên sẽ tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh phát triển

Bệnh áp xe răng gây đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày. Trong trường hợp không điều trị kịp thời hoặc không áp dụng đúng cách áp xe có thể dẫn đến biến chứng như:

  • Phá hủy xương hàm: Khi áp xe tiến triển nặng sẽ lan rộng làm hỏng mô xương và răng, thời gian dài gây tiêu xương khiến khuôn mặt biến dạng.
  • Nhiễm trùng mô mềm: Hiện tượng nhiễm trùng này có thể xảy ra ở vùng mặt, xoang miệng và cổ. Sau một thời gian viêm áp xe răng sẽ dẫn đến viêm mô tế bào, gây phù nề, nghiêm trọng hơn là tắc nghẽn đường hô hấp, đe dọa tới tính mạng của con người.
  • Nhiễm trùng máu: Trường hợp áp xe răng tấn công và phá hủy mô mềm, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào mạch máu trong cơ thể gây hiện tượng nhiễm trùng máu.

Ngoài ra, người bệnh còn một số biến chứng khác như áp xe não hoặc ảnh hưởng đến tim mạch. Các biến chứng này rất nguy hiểm, do đó bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám răng miệng và có biện pháp điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Xem thêm: Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Đừng ăn 9 loại thực phẩm sau

Trước khi điều trị áp xe, người bệnh cần đến nha khoa để được nha sĩ kiểm tra tình trạng răng bằng các cách sau:

  • Sử dụng các dụng cụ y khoa tác động lực lên vị trí bị áp xe và các vùng lân cận để kiểm tra mức độ đau nhức.
  • Chụp X-ray: X-ray răng đau giúp xác định chính xác vị trí và tình trạng áp xe.
  • Chụp X-quang hoặc CT scan: Hình ảnh sau khi chụp giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh đã lan rộng và ảnh hưởng đến khu vực khác hay chưa.
  • Xét nghiệm: Đây là phương pháp giúp xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Sau khi thăm khám, căn cứ vào triệu chứng áp xe cụ thể mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân áp dụng một trong các cách điều trị sau:

Áp xe răng gây ra tình trạng đau nhức khó chịu cho người bệnh. Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp dân gian tại nhà như sau:

Súc miệng nước muối

Súc miệng nước muối có thể loại bỏ vi khuẩn tích tụ, ngay cả khi bị áp xe ở tủy. Ngoài ra, phương pháp này còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Áp xe răng là gì
Súc miệng nước muối có thể giảm triệu chứng áp xe răng ngay tại nhà

Cách thực hiện: Pha nửa muỗng muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều cho muối tan hết. Sau đó ngậm nước trong 1 – 2 phút để làm dịu răng, rồi súc miệng và nhổ ra. Áp dụng cách điều trị dân gian này triệu chứng áp xe sẽ suy giảm dần.

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng chống viêm, gây mê và cải thiện cơn đau răng nghiêm trọng. Hoạt chất Menthol trong tinh dầu tạo cảm giác mát lạnh và mang lại cảm giác dễ chịu tại chỗ. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn hỗ trợ tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây sâu răng, áp xe và nhiễm trùng răng.

Cách thực hiện: Trộn 5 giọt tinh dầu bạc hà với 1 muỗng dầu oliu để ngậm và súc miệng trong vòng 1 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm giúp làm sạch khoang miệng. Mỗi ngày nên áp dụng cách này 2 – 3 lần, kiên trì thực hiện triệu chứng đau nhức răng sẽ giảm dần.

Xem thêm: Áp xe răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị an toàn

Sử dụng baking soda 

Baking soda có tác dụng loại bỏ mảng bám trong miệng và hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh có thể kết hợp baking soda với nước để cải thiện tình trạng áp xe răng như sau:

  • Lấy bông thấm một ít nước rồi nhúng vào bột baking soda.
  • Đặt miếng bông lên vị trí răng bị ảnh hưởng đến khi cơn đau được cải thiện.
  • Người bệnh có thể áp dụng cách này vài lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau nhức răng tại nhà.

Các biện pháp dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng mà không thể điều trị bệnh khỏi hoàn toàn. Do đó, khi thực hiện không mang lại hiệu quả cao hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn cần đến ngay cơ sở nha khoa thăm khám và điều trị.

Người bệnh có thể sử dụng 1 số bài thuốc Đông y giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức do áp xe răng dưới đây:

Bài thuốc 1: Rau má, lá đinh lăng và chè xanh mỗi loại 30g cùng rau rệu khô 50g.

Cách dùng: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch sau đó đun cùng 700ml nước đến khi còn ½ thì tắt bếp. Chắt nước thuốc để uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 thang. Kiên trì dùng thước triệu chứng đau nhức, sưng viêm răng sẽ giảm dần.

Bài thuốc 2: Hoài sơn, sơn thù, sinh địa, chi tử, đại táo và cam thảo mỗi loại 12g, Đan bì, trạch tả mỗi loại 10g.

Cách dùng: Sắc các vị thuốc với 500ml nước sau đó chia ra uống 3 lần/ ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Hoa mộc 11g, lá nhãn 10g, vỏ cây đại và lá lốt mỗi loại 8g cùng  200ml rượu trắng.

Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc đun sôi cùng rượu trắng trong khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Đợi khi thuốc nguội thì lọc lấy phần nước thuốc và đem chấm vào vùng răng bị bệnh 2 – 3 lần/ ngày.

Áp xe răng là gì
Uống thuốc Đông y hàng ngày cũng là cách giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

Để có hiệu quả cao, ngoài sử dụng bài thuốc Đông y người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân áp dụng một số biện pháp đặc trị áp xe răng sau:

Sử dụng thuốc nội khoa

Đối với trường hợp áp xe cấp, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh phù hợp với từng tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm: Erytromiycin 250mg, Paracetamol 500mg,Amoxil, Amoxicillin, Ibuprofen, Metronidazol,…

Các loại thuốc được kê đơn thường có công dụng giảm đau kháng viêm nên có thể giảm cơn đau răng tức thì. Tuy nhiên, ở giai đoạn bệnh nặng ăn sâu vào tủy răng thì không mang lại hiệu quả cao. Khi đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các thủ thuật nha khoa phù hợp.

Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng cần chú ý:

  • Không nên sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, nôn mửa,…
  • Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì khi tự ý sử dụng sai thuốc sẽ gây nguy hiểm đến các cơ quan nội tạng và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Xem thêm: Danh sách các loại thuốc điều trị áp xe răng phổ biến, mang lại hiệu quả cao

Điều trị tủy răng

Trường hợp mới bắt đầu có dấu hiệu xâm lấn gây sưng mủ, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy răng để loại bỏ hoàn toàn phần tủy bị chết. Sau đó, rạch áp xe răng nạo mủ ở vết viêm quanh chóp răng. Cuối cùng tiến hành làm sạch để loại bỏ tận gốc vi khuẩn rồi bịt kín ống tủy và trám thân răng.

Người bệnh có thể lựa chọn hàn trám răng bằng một số chất liệu như: Amalgam, Composite, vàng, Inlay/Onlay,… Sau khi trám răng, không chỉ ngăn vi khuẩn gây bệnh còn giúp tăng tính thẩm mỹ.

Nhổ răng

Trường hợp áp xe gây chết tủy hoàn toàn, các bác sĩ sẽ buộc phải tiến hành tiểu phẫu nhổ bỏ răng bị bệnh giúp ngăn chặn lây lan sang các răng khác. Sau đó người bệnh nên trồng răng giả để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Chỉnh hình khớp cắn

Nếu nguyên nhân gây áp xe răng do chấn thương khớp cắn sau chỉnh nha, các bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị và chỉnh hình khớp cắn. Biện pháp này giúp đưa khớp cắn về đúng vị trí cân xứng, tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Áp xe răng là gì
Chỉnh hàm khớp cắn giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển

Phẫu thuật

Khi bệnh quá nặng dẫn đến các biến chứng về hô hấp và tim mạch khiến bạn khó thở, sốt cao thì người bệnh cần phải thực hiện cấp cứu để được phẫu thuật kịp thời. Nếu giai đoạn này không được điều trị bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Các biện pháp phòng ngừa áp xe răng và các bệnh liên quan đến răng miệng khác người bệnh cần thực hiện là:

  • Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng chứa fluoride. Bên cạnh đó cần làm sạch kẽ răng bằng cách dùng chỉ nha khoa và nước muối sinh lý.
  • Nên thay thế bàn chải đánh răng 2 – 3 tháng một lần, hoặc khi thấy lông bàn chải kém để tránh gây tổn thương nướu khi chải răng.
  • Nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng nhất là canxi và các loại vitamin trong rau của quả tươi. Bên cạnh đó cần hạn chế thức ăn ngọt, đồ ăn vặt làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng.
  • Thăm khám nha khoa thường xuyên cũng là biện pháp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có thể mắc phải.

Áp xe răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có thể để lại biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân.

Xem thêm: Bổ Sung Canxi Cho Răng Có Cần Thiết Không, Nên Bổ Sung Thế Nào?