Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Người hùng Yury Gagarin - Khúc khải hoàn ca chinh phục vũ trụ

Nước Nga và những kỳ tích chinh phục vũ trụ

55 năm về trước, vào ngày 12/4/1961, công dân Liên Xô Yury Gagarin trên con tàu vũ trụ Phương Đông-1 lần đầu tiên bước vào quỹ đạo gần Trái đất và bay một vòng quanh hành tinh của chúng ta và trở về trái đất an toàn. Chuyến bay của Gagarin kéo dài chỉ 108 phút. Nhưng những phút giây này đã làm đảo lộn cả thế giới, làm thay đổi tất cả những khái niệm về điều có thể và không thể. Vũ trụ xa xăm và huyền bí đã cất lên tiếng nói – tiếng nói đó là tiếng Nga. Tất cả hành tinh vỗ tay chúc mừng Gagarin, chúc mừng các nhà bác học và các công trình sư Xô Viết, chúc mừng khúc khải hoàn ca của một đất nước vĩ đại. “Tất cả chúng ta đã được thấy một cái đích. Giờ đây, có nên chăng phải bắt đầu tính lại niên đại từ ngày mà bằng một bước nhảy con người đã bay vút qua cả giới hạn tưởng tượng?”, nhà văn Pháp Lui Aragon khi đó đã viết.

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Yury Gagarin - Người hùng vũ trụ đưa lịch sử nhân loại bước sang một trang mới

Và thời khắc lịch sử đó, ngày 12 tháng 4, một năm sau ở Liên Xô đã công bố là ngày của ngành vũ trụ, và sau đó được công nhận là Ngày Hàng không và Vũ trụ thế giới.

Trong vòng 55 năm sau chuyến bay lịch sử của Gagarin, đã có hơn 500 công dân nam và nữ của nhiều nước trên thế giới có mặt trong vũ trụ, mà đối với nhiều trong số họ ngành vũ trụ đã trở thành một nghề nghiệp. Giờ đây, trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thường xuyên có phi hành đoàn quốc tế làm việc. Họ đại diện cho các nước và các châu lục Nga, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Và trong các chuyến bay ngắn ngày lên quỹ đạo với tư cách là các nhà du hành nghiên cứu và khách du lịch vũ trụ còn có đại diện của gần 20 nước đến từ mọi châu lục, kể cả châu Phi.

Đối với nhiều nhà du hành vũ trụ và phi hành gia, những chuyến bay vào vũ trụ không còn là một điều gì đó siêu nhiên, họ cảm nhận sự có mặt của mình trên quỹ đạo như là một công việc bình thường. Trên trạm vũ trụ, họ sống và làm việc như những người bình thường: họ nghiên cứu vận hành các hệ thống đảm bảo sự sống, tiến hành các thí nghiệm khoa học về thiên văn học, kỹ thuật, thí nghiệm y học, sinh học, v.v, thực hiện các chương trình giáo dục vũ trụ cho các em nhỏ và thanh thiếu niên, thực hiện bắt buộc các bài tập luyện thể dục trên các thiết bị đặc biệt, và lúc rỗi thì đọc sách, nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh từ trên trạm những cảnh đẹp lạ thường của Trái Đất.

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Yury Gagarin, người đầu tiên trên hành tinh bay vào vũ trụ

Nhưng họ luôn nhớ tới những con người tiên phong, những người đặt những bước đi đầu tiên trong việc chinh phục không gian vũ trụ không có không khí, và trước hết là nhớ tới Yury Gagarin – người đầu tiên của hành tinh Trái Đất nhìn thấy Hành tinh Xanh của chúng ta từ vũ trụ.

Kỷ lục về tổng thời gian liên tục có mặt trong vũ trụ và cả về thời gian làm việc liên tục trên trạm vũ trụ thuộc về những người Nga. Mấy chục năm qua, không ai phá được kỷ lục của Anatoly Soloviov, người đã làm việc ngoài vũ trụ hơn 82 giờ. Bác sĩ – nhà du hành vũ trụ Valeri Poliakov đã sống liên tục trên Trạm “Hòa bình” hầu như 438 ngày đêm. Một thời gian dài nhà vô địch về tổng thời gian sống lâu nhất trên quỹ đạo là Sergey Krikaliov đã giữ kỷ lục của mình với hơn 803 ngày trong 6 lần bay. Nhưng tháng 9/2015, kỷ lục này đã bị phá bởi Gennady Padalka với 5 chuyến thám hiểm vũ trụ đạt tổng thời gian bay là 878 ngày đêm.

Những kỷ lục thám hiểm không gian thuộc về các phi hành gia Nga

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Nhà du hành vũ trụ Anatoly Soloviov giữ kỷ lục suốt mấy chục năm với 82 giờ làm việc ngoài vũ trụ

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Bác sĩ, nhà du hành vũ trụ Valeri Poliakov sống liên tục trên Trạm “Hòa bình” hầu như 438 ngày đêm

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Sergey Krikaliov giữ kỷ lục với hơn 803 ngày trong 6 lần bay

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Gennady Padalka với 5 chuyến thám hiểm vũ trụ đạt tổng thời gian bay là 878 ngày đêm

Y học vũ trụ - Nhân tố không thể thiếu trong thám hiểm không gian

Trong số những người nắm giữ kỷ lục về số ngày làm việc lâu nhất ngoài vũ trụ có bác sĩ Valeri Poliakov. Ông từng học ở Viện Y học Sechenov I Mát-x-cơ-va và giành bằng bác sĩ. Sau đó, ông theo học ngành y học vũ trụ tại Viện các vấn đề y học và sinh học ở Mát-x-cơ-va. Vào năm 1964, sau khi người thầy thuốc đầu tiên bước chân vào vũ trụ (Bác sĩ Boris Yegorov trên con tàu vũ trụ Voskhod 1), Polyakov quyết định đi chuyên sâu về ngành y học vũ trụ.

Vào ngày 22/3/1972, BS.Valeri Polyakov được tuyển chọn gia nhập đội ngũ phi hành gia và được đào tạo để trở thành một người thầy thuốc có thể làm bất kỳ thể loại hỗ trợ y học nào trong quỹ đạo, trong đó bao gồm cả phẫu thuật. Ông đã trải qua khóa đào tạo bay vũ trụ cũng như tham gia công việc hỗ trợ y khoa cho đội ngũ phi hành gia tàu Soyuz và trạm vũ trụ Salyut.

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Bác sĩ Valeri trên con tàu Soyuz, trạm vũ trụ Miz

Chuyến bay đầu tiên của ông là một phi hành gia - nhà nghiên cứu trên tàu Soyuz TM-6 vào ngày 29/8/1988. Tàu Soyuz có gắn với trạm vũ trụ Mir nơi Polyakov đã dành 240 ngày trong vũ trụ, nghiên cứu tác động của trọng lượng siêu nhỏ lên con người, trước khi quay trở về trái đất vào ngày 29/4/1989. Cũng  trong năm đó, Polyakov trở thành trưởng dự án IBMP nhằm chắt lọc chiến lược hỗ trợ y học cho các sứ mệnh Mir, và trở thành Phó giám đốc chuyến bay chuyên trách về y học.

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Bác sĩ Valeri tự mang mình ra làm thí nghiệm y học cho các chuyến bay

Vào ngày 8/1/1994, là một phi hành gia – bác sĩ trên chuyến bay Soyuz TM – 18, ông quay trở về Mir. Polyakov dành 437,7 chuỗi ngày tiếp theo trong vũ trụ, một kỷ lục giữ nguyên cho tới năm 1996. Ông bay vòng quanh quỹ đạo trái đất 7.075 lần và đã du hành 186.887.000 dặm trước khi hạ cánh an toàn vào ngày 22/3/1995. Trong suốt quá trình sống trên trạm Mir, Polyakov đã tiến hành các nghiên cứu y học, sinh lý và dịch tễ học, một vài trong số đó có các hợp phần dự án y học vũ trụ quốc tế.

BS. Polyakov rời khỏi cơ quan vũ trụ Nga vào ngày 1/6/1995 sau khi đã tích lũy kỷ lục 678,69 ngày trên vũ trụ. Sau đó, ông trở thành người đưa ra các chương trình chăm sóc y tế trong suốt các chuyến bay vũ trụ dài ngày ở Bộ Y tế Nga. Ông đã có hơn 50 ấn phẩm về khoa học đời sống vũ trụ, hỗ trợ y học cho các sứ mệnh, và các nghiên cứu, thí nghiệm trên chuyến bay vũ trụ.

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Một thí nghiệm y học trong vũ trụ

Có thể thấy rằng, trong thành công của những cuộc chinh phục vũ trụ không thể vắng bóng hình ảnh của người thầy thuốc, bởi sức khỏe là điều tối quan trọng với các phi hành gia khi bay vào vũ trụ. Trước khi chinh phục vũ trụ, họ phải trải qua vô số bài tập luyện và các thí nghiệm y học để có thể thích nghi với tình trạng không trọng lực, thiếu không khí và thực phẩm tươi trên vũ trụ. Sau này, các nhà vũ trụ học đã mang rau xanh lên để trồng trên trạm vũ trụ và sống một đời sống kỳ diệu như những cư dân dưới mặt đất. Y học đã góp phần giúp ước mơ của con người vượt xa ra những dải ngân hà.


Trước sự chứng kiến của các thành viên ủy ban nhà nước sau chuyến bay vào không gian thành công và trở thành huyền thoại, Yury Gagarin đã không quên nhắc tới một chi tiết rất quan trọng: “Tôi đã chụp một vài bức ảnh. Lúc đó tôi đã cởi bỏ lớp bên ngoài. Tôi chỉ mặc bộ quần áo chống nhiệt màu xanh lam - không có ảnh nào được chụp với các lớp màu cam và xám cùng chiếc mũ bảo hiểm. Bộ đồ không gian đã được cất đi”.

Và sự thật đúng như những gì ông nói. Trong tất cả các bức ảnh sau cuộc hạ cánh, người ta chỉ thấy nhà du hành vũ trụ mặc chiếc áo khoác giữ ấm tương tự như bộ vatnik thông thường (bộ đồ giữ ấm mà các tù nhân trong các trại lao động Liên Xô thường mặc). Thực tế, Gagarin đã mặc bộ đồ chống nhiệt V-3 bên trong bộ đồ không gian. Nhưng bộ đồ không gian lại hoàn toàn không xuất hiện trong các bức ảnh. Vậy tại sao ông cần phải giấu bộ đồ đó?

Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên
Ai là người đặt chân lên vũ trụ đầu tiên

Yury Gagarin. Ảnh: Sputnik

Tranh cãi về bộ đồ không gian

Đã có một cuộc tranh luận gay gắt nổ ra xung quanh việc người đầu tiên bay vào vũ trụ có cần phải mặc bộ đồ không gian hay không. Ông sẽ mặc một bộ đồ như thế nào trong hành trình đầy nguy hiểm như vậy?

Điều đó nghe có vẻ ngốc nghếch, nhưng một số chuyên gia đã xem xét nghiêm túc về việc đưa Yuri Gagarin vào vũ trị trong một bộ quần áo chống nhiệt và không có gì khác nữa cả. Bộ quần áo đó có thể bảo bệ Gagarin trong trường hợp hạ cánh xuống mặt nước hoặc chống lại cái lạnh; nhưng nó sẽ vô dụng trong trường hợp tàu vũ trụ bị giảm áp xuất trong không gian.

Vào tháng 2/1960, các nhà thiết kế tàu không gian Vostok nhận ra rằng họ đang gặp vấn đề nghiêm trọng với khối lượng tổng thể và họ buộc phải tìm cách giảm bớt trọng lượng và loại bỏ càng nhiều thiết bị càng tốt. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng khả năng tàu vũ trụ bị giảm áp suất là rất thấp, vì vậy một bộ đồ vũ trụ sẽ chỉ tăng thêm trọng lượng không cần thiết.

Tranh cãi về việc nhà du hành có cần bộ đồ không gian hay không còn kéo dài tới mùa hè năm 1960, và cuối cùng “cha đẻ tàu vũ trụ Liên Xô” Sergey Korolev đã đưa ra quyết định cuối cùng. Korolev nói rằng, ông sẵn sàng “hy sinh 500kg trong lượng” của con tàu nếu bộ đồ không gian có hệ thống hỗ trợ sự sống có thể sẵn sàng vào cuối năm đó.

Chỉ với 8 tháng còn lại trước khi chuyến bay diễn ra, các kỹ sư Liên Xô đã tạo ra bộ đồ không gian đầu tiên trong lịch sử - SK-1.

Bộ đồ không gian đầu tiên trong lịch sử

Các kỹ sư đã lựa chọn đi con đường ngắn nhất, sử dụng bộ đồ phi công máy bay chiến đấu Su-9 Vorkuta làm nền tảng, trong đó hệ thống hỗ trợ sự sống và cung cấp oxy là thành phần quan trọng.

SK-1 là bộ đồ không gian “mềm”, gồm nhiều lớp vật liệu. Lớp đầu tiên gồm lavsan và polyethylene terephthalate – một loại nhựa dẻo nóng. Đó là loại vật liệu mới nhất ở thời điểm đó, được Viện khoa học phát triển vào năm 1949. Lavsan được sử dụng để gia cố (ngày nay vật liệu này được dùng để tạo ra các chai nhựa).

Lớp thứ 2 được được làm bằng cao su. Lớp ngoài cùng mà mọi người có thể nhìn thấy là lớp chống thấm màu cam. Màu cam được sử dụng để các nỗ lực giải cứu trở nên dễ dàng hơn, trong trường hợp phi hành gia phải thoát ra khỏi cabin và hạ cánh bằng dù.

Mũ bảo hiểm được cố định, có gắn cảm biến áp suất. Trong trường hợp giảm áp suất, mũ sẽ tự động đóng lại, trong khi ống mềm được sử dụng để điều hòa bên trong bộ đồ với không khí của trong tàu vũ trụ sẽ tự động ngắt. Trong trường hợp đó, không khí được cung cấp từ bình oxy đi kèm.

Tất nhiên, việc đi bộ ngoài không gian trong một bộ đồ như vậy là hoàn toàn không thể, nhưng nhà du hành vũ trụ có thể ở bên trong cabin tàu vũ trụ tới 5 giờ mà không có sự hỗ trợ từ các hệ thống của con tàu.

SK-1 được thiết kế riêng với số đo của đội phi hành gia đầu tiên của Liên Xô, nặng 20 kg. Nhà du hành vũ trụ không thể mặc bộ đồ này mà không có sự trợ giúp. Có những hướng dẫn cụ thể về thứ tự mặc đồ như từ chân tới tay và các bước khác. Tuy nhiên, người mặc có thể cởi bộ đồ mà không cần sự trợ giúp.

Gagarin mặc nhiều lớp quần áo: một lớp cơ bản, tiếp theo là lớp cách nhiệt, một lớp lavsan, tiếp theo là lớp cao su và cuối cùng - lớp vỏ màu cam. Nhưng đâu là lý do khiến Liên Xô đưa ra quy định nghiêm ngặt về việc che giấu bộ đồ này khỏi ống kính máy ảnh, máy quay?

Người đàn ông thực hiện nhiệm vụ bí mật

Câu trả lời chỉ đơn giản là cần phải giữ bí mật. Bộ đồ không gian được xem như phát minh vĩ đại của Liên Xô. Ở thời điểm cao trào của cuộc chạy đua không gian với Mỹ, vật liệu và cách thức chế tạo bộ đồ không gian là một bí mật nhà nước. Lớp vỏ ngoài màu cam được thiết kế để giấu các lớp bên trong khỏi con mắt của công chúng.

Ota Bakhramov là một trong những nhà thiết kế bộ đồ không gian. Ảnh: Sputnik

Yury Gagarin được ra lệnh phải thực hiện mọi bước có thể để loại bỏ bộ đồ không gian bằng cách giấu nó đi hoặc phá hủy nó hoàn toàn, cho dù cuộc hạ cánh diễn ra ở bất cứ đâu. Để đảm bảo có thể thực hiện được điều này, một trong những nhà thiết kế bộ đồ không gian, Ota Bakhramov, được cử tới hỗ trợ. Ngày 12/4/1961, chỉ một nhóm nhỏ được cử đi thực hiện nhiệm vụ bí mật.

Theo kế hoạch, Bakhramov lấy bộ đồ từ Gagarin hoặc trưởng nhóm giải cứu ngay tại điểm hạ cánh. Ngày hôm đó, kỹ sư này vẫn xuất hiện trong một số bức ảnh cùng Gagarin. Người đàn ông cao lớn đội mũ phớt mềm, mặc áo khoác dài khiến người dân thị trấn Engels nghĩ rằng đó là một nhân viên an ninh hoặc vệ sỹ, được giao nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn của người anh hùng dân tộc. Nhưng sự thật là Bakhramov chỉ ở đó để thu lại bộ đồ không gian./.