50 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2022

21/09/2022

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hôm nay được Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh, vinh danh trong lễ công bố bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022, thăng hạng 1 bậc so với năm 2021, xếp ở vị trí thứ 11.

50 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2022

Đáng chú ý, VPBank cũng nằm trong số ít thương hiệu được Brand Finance ghi nhận có giá trị tăng trưởng ổn định hàng năm trong danh sách 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, với mức tăng trưởng năm 2022 đạt 37% so với một năm trước đó. Kể từ khi bảng xếp hạng lần đầu được công bố vào năm 2015, VPBank là ngân hàng luôn nằm trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo ghi nhận của Brand Finance, bên cạnh nhiều tên tuổi lớn như Viettel, VNPT, Vinamilk, …

Sự thăng hạng của VPBank năm nay tiếp tục cho thấy bước tiến mạnh mẽ không chỉ về giá trị thương hiệu, mà còn về sức khỏe thương hiệu, tiềm năng phát triển và sự tin yêu của khách hàng đối với các thương hiệu lớn của Việt Nam như VPBank.

50 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2022

“Đây là sự ghi nhận xứng đáng dành cho những nỗ lực của Ngân hàng khi sau quá trình liên tục cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ, sản phẩm và chất lượng dịch vụ nhằm mang đến nhiều giá trị vượt trội cho cho khách hàng, cổ đông và người dân Việt Nam, hướng tới mục tiêu cao nhất “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, đại diện VPBank khẳng định.

Trước đó, trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu tài chính – ngân hàng giá trị nhất thế giới 2022 (Global Banking 500) do Brand Finance công bố hồi đầu năm, giá trị thương hiệu VPBank đạt gần 871 triệu USD, cải thiện 38 bậc, từ 243 lên vị trí 205. Như vậy, chỉ trong vòng 6 năm, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng 15 lần tính từ lần đầu tiên được Brand Finance định giá ở mức 57 triệu đô la Mỹ vào năm 2016.

“Chúng tôi thực sự ấn tượng với tốc độ phát triển của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam vào năm 2022. Nhiều thương hiệu đã có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, nhờ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng. Chúng tôi rất vui khi thấy rằng các công ty địa phương hiện có thể nhận ra giá trị của thương hiệu và bắt đầu nỗ lực phát triển thương hiệu. Báo cáo top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam của Brand Finance sẽ trở thành thước đo quan trọng nhất cho sự thành công của các thương hiệu trên toàn quốc cho tất cả các lĩnh vực”, ông Lại Tiến Mạnh, đại diện của Công ty Tư vấn Thương hiệu MiBrand – đối tác của Brand Finance tại Việt Nam cho biết.

Bên cạnh việc thăng hạng giá trị thương hiệu theo đánh giá của Brand Finance, VPBank cũng được nhiều tổ chức uy tín quốc tế và trong nước đánh giá cao, thông qua các giải thưởng, danh hiệu uy tín như: Ngân hàng xuất sắc nhất năm 2021 - House of Year (do Asia Risk trao tặng), Ngân hàng có sáng kiến Digital banking tiêu biểu (do The Digital Banker bình chọn), Top 4 thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam (do tạp chí danh tiếng Forbes đánh giá), Ngân hàng có dự án trách nhiệm xã hội tốt nhất (trao tặng bởi tạp chí The Asiamoney), và tổ chức xếp hạng Moody’s đánh giá xếp hạng tín nhiệm ở mức Ba3, triển vọng tích cực.

50 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2022

Sự tăng trưởng về sức mạnh thương hiệu VPBank cũng đã giúp ngân hàng hiện thực hóa sứ mệnh “Vì một Việt Nam thịnh vượng” tốt hơn, nhờ mở rộng khả năng phục vụ tới ngày càng nhiều khách hàng. Tới thời điểm hiện tại, tập khách hàng hợp nhất của VPBank đã cán mốc 21 triệu khách hàng, tương đương 1/5 dân số Việt Nam. Trong khi đó, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng VPBank NEO tăng mạnh 63% so với cùng kỳ, giao dịch qua nền tảng số cũng tăng kỷ lục tới gần 80% so với cùng kỳ 2021. Kết thúc quý II/2022, VPBank cũng là ngân hàng có lợi nhuận đứng thứ hai toàn hệ thống, đạt hơn 15.300 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 21/9 tại Hà Nội, Brand Finance và Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam đã công bố Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. Đây là năm thứ 7 Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới tổ chức sự kiện Brand Finance Vietnam Forum 2022. 

Nhiều thương hiệu trị giá tỷ đô

Vị trí dẫn đầu là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) được định giá 8,8 tỷ USD (tăng 44,5%), đã trở thành thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm thứ 7 liên tiếp.

Đại diện Viettel nhận chứng nhận từ đơn vị tổ chức. Ảnh: Khắc Kiên

Với tốc độ tăng trưởng chậm hơn một chút, một thương hiệu viễn thông khác là VNPT tăng 4,2% đạt 2,858 tỷ USD, giữ nguyên vị trí thứ hai trong Top thương hiệu giá trị nhất và là năm thứ tư liên tiếp xếp trong Top 3 kể từ năm 2017.

Vinamilk (trị giá 2,814 tỷ USD) xếp vị trí thứ ba về giá trị thương hiệu với tăng trưởng 18% so với năm 2021. Năm nay, Vinamilk nhận danh hiệu "Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới". Xếp thứ ba trong bốn năm liên tiếp và là thương hiệu thực phẩm giá trị nhất Việt Nam…

Giá trị Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã tăng lên 36%. Top 10 thương hiệu đứng đầu đã đóng góp 67% (24,4 tỷ USD) giá trị của bảng xếp hạng. Tổng giá trị đạt được lên tới 36,6 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2021.

Đáng chú ý, trong Top 50, Tập đoàn Bảo Việt có giá trị thương hiệu là 731 triệu USD, xếp thứ 14. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Techcombank có sự tăng trưởng vượt bậc về thứ hạng khi tăng 5 bậc so với năm 2021, lần đầu tiên lọt vào Top 10. Vietinbank xếp ở vị trí thứ 9, tăng 1 bậc so với năm 2021. Agribank vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ổn định với giá trị tăng trưởng 22%, duy trì vị trí thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam.

50 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2022
Thay mặt Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Phó Trưởng ban Truyền thông và Văn hóa doanh nghiệp Lê Anh Chiến nhận chứng nhận từ Ban tổ chức. Ảnh: Khắc Kiên

Một số thương hiệu có giá trị tăng trưởng ổn định trong bảng xếp hạng Top 50 có thể kể đến thương hiệu Dầu khí lớn nhất Việt Nam là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) được định giá 1,296 tỷ USD năm 2022, với Chỉ số sức mạnh thương hiệu 70,8 và xếp hạng AA.

VPBank (tăng trưởng 37% so với 2021), FPT (tăng trưởng 24,5% so với 2021). Giá trị thương hiệu của Tập đoàn Hòa Phát tăng đến 68% so với 2021. Về lĩnh vực bất động sản, giá trị thương hiệu Vinhomes 2022 là 2,383 triệu USD, tăng trưởng đến 99%, đây là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam. 

Tất cả các thương hiệu trong bảng xếp hạng giá trị nhất Việt Nam 2022 đều tăng giá trị từ năm 2021, ngoại trừ MobiFone (-21%). Đáng chú ý, có 4 cái tên mới tham gia Bảng xếp hạng Top 50, đó là: Nam Long (hạng 34), Vinacomin (hạng 43), Chin-Su (hạng 44) và Masan Consumer (hạng 45).

Tăng trưởng trong khó khăn

Ngoài việc tính toán giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng xác định sức mạnh thương hiệu thông qua việc đánh giá đầu tư tiếp thị, vốn chủ sở hữu của các bên liên quan và hiệu quả kinh doanh. Tuân theo ISO 20671, đánh giá của Brand Finance dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường từ hơn 100.000 người trả lời ở hơn 35 quốc gia và gần 30 lĩnh vực.

50 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2022
Đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nhận chứng nhận. Ảnh: Hoàng Anh

Theo các tiêu chí này, ngân hàng MB là thương hiệu mạnh nhất của Việt Nam, với Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI) là 87,1 trên 100 (+26 điểm), và xếp hạng sức mạnh thương hiệu AAA tương ứng. Được biết, MB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 23%, có kế hoạch mua lại một công ty cho vay đang gặp khó khăn của Việt Nam trong năm nay.

MobiFone, 1 trong Top 10 trên bảng xếp hạng quốc gia Việt Nam kể từ năm 2015, đã sụt giảm sức mạnh thương hiệu và mất 1,53 điểm Chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index BSI) từ 76,95/100 điểm năm 2021 xuống 75,42/100 điểm năm 2022. Thương hiệu được dự báo tăng trưởng cao, nhờ vào việc trở thành nhà mạng di động đầu tiên tại Việt Nam được cho phép dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động trên cả nước. 

Giám đốc Mibrand Việt Nam Lại Tiến Mạnh cho biết thực sự ấn tượng với tốc độ phát triển của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam vào năm 2022. Nhiều thương hiệu đã có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và Chỉ số sức mạnh thương hiệu, nhờ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng.

Giám đốc Điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương Alex Haigh nhận xét, bất chấp đại dịch, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế, hiện có một thị trường đang phát triển nhanh chóng và ngày càng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển về giá trị thương hiệu và giúp đất nước chuyển từ định hướng sản phẩm sang định hướng tiếp thị và thương hiệu, các thương hiệu Việt Nam cần cởi mở để thay đổi, phản ứng nhanh, đa dạng hóa và trở nên minh bạch hơn với tất cả bên liên quan.

Theo nghiên cứu của Brand Finance, 20% giá trị doanh nghiệp thuộc về giá trị thương hiệu và nó được cấu thành từ nhiều yếu tố, nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên xây dựng thương hiệu cần thời gian và nhất quán trong sự phát triển sẽ làm gia tăng giá trị thương hiệu.