5 phản xạ nguyên thủy là những phản xạ nào năm 2024

Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, nhưng đồng thời em bé của bạn cũng đang bận rộn khám phá thế giới xung quanh. Khi sinh ra trẻ sơ sinh đã có nhưng phản xạ tự nhiên với các kích thích từ môi trường.

Phần lớn những chuyển động hay hoạt động này là không tự nguyện - thực ra em bé không cố tình thực hiện các chuyển động này. Các phản xạ này sẽ biến mất vào các thời điểm khác nhau khi trẻ lớn dần.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 7 phản xạ phổ biến của một em bé sơ sinh, mời ba mẹ cùng tìm hiểu!

Phản xạ tìm kiếm

Phản xạ tìm kiếm xảy ra khi khóe miệng trẻ được vuốt ve hoặc chạm vào, trẻ sẽ quay đầu và mở miệng theo hướng cảm nhận được tiếp xúc.

Phản xạ này sẽ giúp bé tìm vú mẹ hoặc bình sữa.

Phản xạ mút

Khi cảm nhận được vú mẹ hoặc núm vú giả trong miệng, trẻ sẽ mút ngay. Phản xạ này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ và phát triển chưa toàn diện cho đến khoảng 36 tuần.

5 phản xạ nguyên thủy là những phản xạ nào năm 2024
Mút là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh

Nhiều trẻ sinh non có thể có phản xạ mút yếu hơn, vì có thể trẻ được sinh ra trước khi phản xạ này phát triển.

Ngoài ra, trẻ cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay. Hành động đáng yêu này giúp trẻ tự trấn an bản thân.

Phản xạ Moro (phản xạ giật mình)

Phản xạ này là khi trẻ giật mình vì nghe âm thanh lớn hoặc cảm nhận có chuyển động mạnh. Khi phản ứng lại âm thanh, trẻ có thể dang rộng hai tay và hai chân, khóc ré lên. Nhưng ngay sau đó trẻ sẽ thu tay lại như thể đang ôm lấy mình.

Đôi khi, tiếng khóc của trẻ làm chính con giật mình và bắt đầu phản xạ này. Phản xạ Moro xảy ra cho đến khi con được khoảng 5 - 6 tháng tuổi.

Phản xạ phòng vệ (phản xạ cổ không đối xứng)

Phản xạ phòng vệ xảy ra khi đầu của trẻ quay sang một bên, cánh tay bên phía đó duỗi thẳng. Đồng thời khuỷu tay của cánh tay phía đối diện gập lại tạo tư thế như đấu kiếm.

Phản xạ phòng vệ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 6 - 7 tháng tuổi.

Phản xạ cầm nắm

Khi ba mẹ vuốt ve lòng bàn tay trẻ, trẻ sẽ lập tức khép ngón tay lại và nắm rất chặt. Phản xạ nắm bắt chỉ kéo dài một vài tháng từ khi bé chào đời. Phản xạ này mạnh mẽ hơn ở trẻ sinh non.

Tuy nhiên đây chỉ là phản xạ, hành động của trẻ là không có chủ đích. Khi được 3 - 4 tháng tuổi, trẻ sẽ phát triển kỹ năng chứ không phải phản xạ - cầm nắm có chủ đích.

Phản xạ Babinski (Phản xạ của các ngón chân)

Với phản xạ Babinski, khi lòng bàn chân trẻ được vuốt mạnh, ngón chân cái uốn cong lên trên và các ngón chân khác quạt ra.

Đây là một phản xạ bình thường và sẽ biến mất khi trẻ được 2 tuổi

Phản xạ bước

Phản xạ này còn được gọi là phản xạ đi bộ hoặc khiêu vũ vì trẻ dường như thực hiện các bước đi hay nhảy khi được giữ thẳng đứng với đôi chân chạm vào một bề mặt rắn.

Khi hệ thống thần kinh trẻ bắt đầu phát triển, những phản xạ này sẽ nhường chỗ cho những hành vi có mục đích khác, hay chính là những kỹ năng mà trẻ học được.

Tuy nhiên, nếu ba mẹ không thấy trẻ có những phản xạ thông thường trên thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để theo dõi những bất thường sớm và điều trị kịp thời.

Không ba mẹ nào mong muốn con mình có vấn đề, nhưng việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường như các bé cùng trang lứa.

POH ACTI - GIÚP CON YÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ VƯỢT TRỘI

Điều hạnh phúc của những người làm cha làm mẹ chính là được thấy con yêu được khỏe mạnh, không ốm đau, vui vẻ hoạt bát. Nhưng sẽ càng hạnh phúc hơn nữa nếu con được phát triển một cách toàn diện, cả thể chất lẫn trí não, cả vận động và ngôn ngữ, cả nhận thức và tình cảm.

Dạy con không bao giờ là quá sớm !

Hiểu được nỗi lòng của ba mẹ, POH ra mắt khóa học “POH Acti - Phát triển giác quan vận động và ngôn ngữ” giúp ba mẹ trở thành “chuyên gia” đồng hành cùng con yêu khám phá thế giới.

Thông qua những phản xạ của trẻ, mẹ có thể biết rằng liệu con có đang bình thường khỏe mạnh hay không.

Trong bụng mẹ và ở ngoài là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, một khi đã ở trong bụng mẹ đủ 9 tháng 10 ngày, bé cưng sẽ bắt buộc phải có những thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. Thật tuyệt vời là trẻ sơ sinh đã được “trang bị” sẵn những phản xạ tự nhiên để phát triển và lớn lên theo thời gian. Một điều đáng lưu ý nữa là mẹ có thể dựa vào những phản xạ này để phán đoán xem con liệu có bình thường, khỏe mạnh hay không nữa. Dưới đây là những phản xạ tự nhiên bình thường ở trẻ sơ sinh. Mẹ không cần lo lắng khi con xuất hiện các phản xạ tương tự như thế.

Những phản xạ tự nhiên vô cùng bình thường của trẻ sơ sinh

Giật mình

Rất nhiều em bé sơ sinh thường xuyên bị giật mình dẫn đến hiện tượng khó ngủ, quấy khóc,… điều này làm nhiều mẹ cảm thấy khá lo lắng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, đây được xem là một trong những phản xạ đầu đời rất bình thường. Thậm chí, dựa vào phản xạ này, bác sĩ có thể phán đoán sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ của trẻ có đang gặp phải vấn đề.

5 phản xạ nguyên thủy là những phản xạ nào năm 2024

Giật mình là một trong những phản xạ đầu đời của trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình, và phản xạ này xuất hiện nhiều từ khoảng 5 – 6 tháng đầu đời. Những tiếng động bất ngờ, dù nhỏ nhất cũng đủ khiến trẻ bị giật mình hoảng sợ, đây là nỗi sợ quen thuộc của hầu hết mọi trẻ sơ sinh. Do đó, các mẹ nên theo dõi kỹ càng, đặc biệt là khi con ngủ để dỗ dành con kịp thời nếu con bị giật mình dẫn đến quấy khóc, co chân nhé.

Tìm ti mẹ

Một trong những phản xạ tự nhiên vô cùng quan trọng, buộc phải có đó chính là phản xạ tìm ti mẹ. Phản xạ này được thể hiện qua việc trẻ biết tự mở miệng, ngậm và ti sữa ngon lành khi cảm nhận được đầu ngực của mẹ. Đôi lúc mẹ chỉ cần để một ngón tay cạnh miệng con, trẻ cũng sẽ có xu hướng ngậm lấy như đang ngậm ti, điều này vô cùng bình thường.

Cầm nắm

Phản xạ cầm nắm, cảm nhận cực kỳ cần thiết trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Thông qua phản xạ này, trẻ sẽ cảm nhận được dễ dàng về vạn vật qua giác quan của chính mình. Trái với suy nghĩ của nhiều người là trẻ chỉ có thể cầm nắm khi đã cứng cáp thì sự thật là ngay từ lúc mới sinh ra, trẻ sơ sinh đã có được phản xạ cầm nắm rất tự nhiên.

5 phản xạ nguyên thủy là những phản xạ nào năm 2024

Trẻ sơ sinh có phản xạ cầm nắm tự nhiên

Đương nhiên là ở giai đoạn mới sinh, con chưa thể cầm được những món đồ vật nặng. Phản xạ cầm nắm của con ở thời điểm này chỉ đơn giản là nắm lấy ngón tay của mẹ hoặc những thứ khác ở gần đó. Trẻ sơ sinh có phản xạ cầm nắm chứng tỏ con có sức khỏe tốt và mẹ có thể yên tâm.

Phản xạ mắt

Khi mẹ đưa trẻ đến những khu vực có ánh sáng mạnh như ngay cửa sổ, nhưng nơi ánh sáng chiếu vào,… mẹ có thể nhận thấy con ngay lập tức bị nheo mắt khó chịu, thậm chí có thể nhắm ngay mắt lại.

Ở trong bụng mẹ, em bé quen dần với môi trường tối nên khi mới ra ngoài, có thể con vẫn chưa quen với môi trường đầy ánh sáng. Việc bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào mặt dễ khiến trẻ bị khó chịu mắt từ đó dẫn tới tình trạng nhắm hoặc nhíu mắt khi ánh sáng chiếu vào.

Phản xạ mút

Có thể mẹ chưa biết, nhưng từ tuần thứ 12 của thai kỳ, em bé đã có được phản xạ mút. Em bé ở trong bụng mẹ tập luyện kỹ năng này bằng các hoạt động như nuốt nước ối, mút ngón tay,… Bé cưng sẽ áp dụng kỹ năng này ngay từ khi mới sinh ra, được mẹ cho da kề da và bú sữa. Đây là phản xạ tự nhiên nên mẹ có thể yên tâm là nếu phát triển bình thường, bé sẽ tự biết tìm ti và mút sữa.

Quan sát phản xạ của trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Kiểm tra những bất thường về phản xạ

Những phản xạ ở trên đều là những phản xạ thông thường và tự nhiên của một đứa trẻ. Điều này có nghĩa là nếu trẻ khỏe mạnh, bình thường thì ngay từ khi sinh ra đời, con đã có được những phản xạ này ngay mà không cần một khoảng thời gian dài để tập luyện. Đó chính là lý do các bác sĩ thường dựa vào những phản xạ này để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh.

5 phản xạ nguyên thủy là những phản xạ nào năm 2024

Mẹ nên chú ý kiểm tra những phản xạ tự nhiên của con

Mẹ cũng cần lưu ý quan sát kỹ càng những phản xạ này ở con mình từ khi mới sinh. Mẹ đương nhiên sẽ không có nhiều kiến thức chuyên môn sâu rộng giống như các bác sĩ, chuyên gia, thế nên chỉ cần quan sát kỹ càng để phát hiện kịp thời nếu gặp các bất thường và đưa ra hướng xử lý nhanh chóng nhất cho trẻ.

Nhanh chóng đưa con đi khám nếu phát hiện bất thường

Một số người thường không xem trọng những phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Họ cho rằng bất cứ hoạt động, kỹ năng nào của trẻ đều cần phải học hỏi và luyện tập. Đúng là có những kỹ năng trẻ sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tập từ từ như kỹ năng nhai, lật lẫy, bò, ngồi, tập đứng, tập đi, tập nói,… nhưng có những thứ thuộc về phản xạ tự nhiên thì con sẽ có được ngay từ khi mới sinh ra.

5 phản xạ nguyên thủy là những phản xạ nào năm 2024

Mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám nếu có những phát hiện bất thường

Vì thế, mẹ không nên coi thường nếu con bị khuyết đi bất cứ phản xạ tự nhiên nào. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến viện thăm khám ngay nếu phát hiện bất thường, điều này liên quan trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển về sau của con.

Đừng ép buộc con

Nhiều mẹ muốn con lúc nào cũng phải vượt trội, nên tập luyện cho con rất nhiều thứ, trong đó có cả những phản xạ tự nhiên đã nêu trên. Chị em cần nhớ rằng, phản xạ tự nhiên chính là bản năng có sẵn của đứa trẻ. Việc kích thích hay cố tình luyện tập thêm cho trẻ là điều hoàn không cần thiết, ngực lại còn có thể khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi hoặc ảnh hưởng tới quá trình phát triển về sau, nghiêm trọng hơn là vô tình gây ra những tổn thương thể chất đối với trẻ.

Quan sát những phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết, giúp mẹ nắm được phần nào tình hình phát triển của con, đặc biệt là trong giai đoạn bé non nớt và chưa thể nói. Khi trẻ có những phản xạ bình thường, mẹ có thể tạm yên tâm rằng con mình đang bình thường, khỏe mạnh.