2009 zimbabwe hợp thức hóa ngoa i tệ năm 2024

Mặc dù, là quốc gia nghèo song Zimbabwe lại đạt nhiều kỷ lục. Trong đó, có kỷ lục Guinness cho nội dung nơi có đồng tiền mệnh giá cao nhất thế giới, quốc gia siêu lạm phát và hiện nay đang giữ thêm một kỷ lục mới, quốc gia duy nhất trên thế giới có tới 8 loại tiền được lưu thông hợp pháp cùng một lúc.

Đa tiền tệ vì... lạm phát

Cuộc khủng hoảng lạm phát tại Zimbabwe được ví là tồi tệ thứ hai trong lịch sử, sau siêu lạm phát diễn ra tại Hungary năm 1946. Giá trị đồng tiền Zimbabwe liên tục thay đổi, tháng 8/2006, 1 đô la Zimbabwe mới tương đương với 1.000 đô la cũ. Tỷ lệ trao đổi đã giảm liên tục và đến tháng 6/2007, 120 triệu đô la (cũ) hay 120 nghìn đô la Zimbabwe (mới) mới ăn 1 USD theo giá chợ đen.

2009 zimbabwe hợp thức hóa ngoa i tệ năm 2024
Người dân Zimbabwe sử dụng đa tiền tệ trong thanh toán

Do lạm phát tăng cao nên Ngân hàng Trung ương Zimbabwe liên tục phát hành giấy bạc mệnh giá lớn: Tháng Giêng 2008 phát hành giấy bạc mệnh giá 20 triệu đô la Zimbabwe; Ngày 21/7/2008 phát hành tiếp giấy bạc mệnh giá 100 tỷ đô la Zimbabwe…

Theo Văn phòng Thống kê Trung ương Zimbabwe, lạm phát đã tăng liên tục hàng năm ở mức 32% (năm 1998) lên tới 112 triệu % vào tháng 8/2008. Tại thời điểm tháng 11/2008, đồng tiền có mệnh giá cao nhất đã lên tới mức 100 nghìn tỷ đô la Zimbabwe.

Giá cả liên tục tăng nhanh, ví dụ 1 ổ bánh mỳ giá 300 tỷ đô la Zimbabwe, 1 khay trứng 30 quả 45 tỷ đô la Zimbabwe, 1 cốc sữa tươi giá 3 tỷ đô la Zimbabwe, 1 quả chuối cũng có giá 50 triệu đô la Zimbabwe...

Ước tính, trung bình cứ 1,3 ngày, giá cả lại tăng gấp đôi và hậu quả đến cuối năm 2005, sức mua bình quân của người dân Zimbabwe đã giảm thấp ngang bằng thời điểm năm 1953, buộc người dân phải mua phần lớn vật dụng cần thiết từ các quốc gia láng giềng như Botswana, Nam Phi, hay Zambia…

Để đối phó với nạn lạm phát, tháng 1/2009, Zimbabwe đã phát hành thêm đồng tiền giấy 100 nghìn tỷ Zimbabwe, người dân được phép sử dụng các đồng tiền tệ khác như: Euro, Rand Nam Phi và USD... trong mua bán trao đổi song song với đồng đô la Zimbabwe. Đầu tháng 2/2009, Zimbabwe tiếp tục đổi tiền, tờ 1.000 tỷ đô la Zimbabwe (thế hệ ba) đổi được 1 đô la Zimbabwe mới.

Các đồng thế hệ ba vẫn được sử dụng cho tới ngày 30/6/2009. Và cũng từ đây, Zimbabwe đã thiết lập hệ thống giao thương đa tiền tệ, trong đó đồng USD được xem là chủ đạo. Việc phân bố ngân sách quốc gia từ năm 2009 - 2010 đều sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ chính. Với việc đô la hóa nền kinh tế, Chính phủ Zimbabwe đã gắn chặt nền kinh tế của mình với chính sách tiền tệ của Mỹ.

Trở nên rắc rối

Đỉnh cao siêu lạm phát diễn ra tại Zimbabwe năm 2009, tới mức trên 50%, buộc nước này phải từ bỏ thế độc tôn của đồng nội tệ. Trong 5 năm trở lại đây, người dân Zimbabwe được quyền dùng ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD. Ngoài ra, còn có đồng Rand (Nam Phi), Pula (Botswana), Bảng Anh, AUD của Úc, NDT của Trung Quốc, Rupee của Ấn Độ và cả Yên Nhật…

Theo ông Charity Dhliwayo, quyền Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe, việc đa dạng hóa đồng tiền trong lưu thông sẽ mang lại nhiều tiền mặt hơn, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng thanh khoản gây ảnh hưởng đến luồng tiền lưu thông, khiến một số ngân hàng phải ngừng cho vay hoặc khách hàng phải xếp hàng chờ đợi.

Tuy nhiên, ngoài cái được, nhiều người lo ngại rằng, hiện tượng có quá nhiều loại tiền thì việc giao dịch có thể trở nên rắc rối hơn, kể cả trong giao dịch quốc tế lẫn giao dịch nội địa.

Bằng chứng là ngay trong dịp Giáng sinh 2013 vừa qua, lượng tiền mặt cực kỳ khan hiếm, trong khi nạn tiền giả lại tràn lan, hậu quả tất yếu của hệ thống "đa tiền tệ". Do thiếu tiền mặt nên nhiều cửa hàng ở Zimbabwe phải giao dịch bằng hiện vật như bánh kẹo, thẻ điện thoại…

Đặc biệt, theo Cuthbert, một tài xế taxi thì việc sử dụng nhiều loại tiền tệ rất phiền phức, mỗi loại tiền một giá, mỗi nơi một tỷ giá, nhất là đồng NDT của Trung Quốc hiện đang được giao dịch tràn lan tại khu vực này. Do Trung Quốc đang thâm nhập sâu vào nền kinh tế châu Phi nên hệ thống tiền tệ ở đây đang bị Nhân dân tệ hóa.

Việc cho phép sử dụng nhiều đồng tiền là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp lâu dài cho vấn đề khủng hoảng kinh tế của Zimbabwe - quốc gia có nguồn tài nguyên rất phong phú nhưng tỷ lệ thất nghiệp kinh niên và năng suất lao động rất thấp. Nếu dùng quá nhiều loại tiền sẽ không thay đổi được quỹ đạo của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều DN bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao.

Các ngân hàng gần như đóng băng các khoản cho vay, khả năng thu hút đầu tư sẽ giảm mạnh. Trong khi người dân Zimbabwe muốn có đồng tiền riêng, điều đáng tiếc là chính phủ lại cảnh báo sự trở lại của đồng đô la Zimbabwe có thể dẫn đến siêu lạm phát, nên chỉ có đồng ngoại tệ mới có thể hóa giải được chứng bệnh kinh niên này. Do đó, ý tưởng "một quốc gia - một đồng tiền" đối với Zimbabwe xem ra vẫn còn xa vời.