10 tỷ gửi ngân hàng lãi bao nhiêu mới nhất năm 2022

Hiện nay các ngân hàng có nhu cầu huy động vốn lớn khiến lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng có xu hướng tăng cao. Thậm chí, có những ngân hàng đưa lãi suất huy động vốn kỳ hạn 1 năm chạm mốc hơn 7,0%/năm.

Gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 1 năm là khi bạn gửi một khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng với kỳ hạn được xác định là 1 năm - tức 12 tháng, được hưởng lãi suất theo quy định. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ nhận lại được một khoản tiền lãi cộng gốc.

Hình thức gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm được xem là hình thức gửi dài hạn mà những hộ gia đình, cá nhân lựa chọn. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích và được hưởng lãi suất hấp dẫn.

Đặc điểm của lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng

Dưới đây là đặc điểm lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng:

  • Loại tiền huy động: VND
  • Kỳ hạn huy động: 12 tháng
  • Khách hàng được tất toán trước hạn, hưởng lãi suất không kỳ hạn cho thời gian thực gửi
  • Lãi suất cạnh tranh
  • Được xác nhận khả năng tài chính khi đi du lịch, học tập tại nước ngoài
  • Sổ tiết kiệm được phép chuyển nhượng, cầm cố, chiết khấu/Tái chiết khấu theo quy định của từng ngân hàng

Đọc thêm: Muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng cần số tiền tối thiểu là bao nhiêu?

Lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng

Lãi suất gửi tiết kiệm của các ngân hàng thay đổi theo từng tháng và lãi suất ngân hàng tháng 08/2022 cũng không ngoại lệ, được điều chỉnh tặng nhẹ hơn so với các tháng trước.

Theo đó, hiện nay lãi suất tiết kiệm trực tuyến của các ngân hàng có sự chênh lệch lớn, với mức lãi suất dao động từ 3,95 - 8,05%/năm. Một số ngân hàng niêm yết lãi suất gần 8%/năm cho các khoản tiền gửi dài hạn.

Đặc điểm lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng thể hiện nhu cầu huy động vốn của ngân hàng

Cách tính lãi suất tiết kiệm tiền gửi kỳ hạn 1 năm, ta thường có công thức sau:

Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%)/12 x 12

Hoặc

Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất (%)/12 x 360/360

Ví dụ cụ thể:

Anh Vinh gửi tiết kiệm 100.000.000 tại ngân hàng F kỳ hạn 12 tháng với mức lãi suất 5.6%/năm. Vậy sau 1 năm, anh Vinh rút tiền sẽ nhận được số tiền lãi là:

Tiền lãi = 100.000.000 x 0.056/12 x 12 = 5.600.000 vnđ

Tham khảo thêm: Nắm rõ quy định và cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Nên chọn gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng nào?

Để lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm trong kỳ hạn 12 tháng, khách hàng cần dựa vào nhu cầu của bản thân và lãi suất tiết kiệm 12 tháng. 

Hiện nay, các ngân hàng ra làm 3 nhóm:

Ngân hàng lớn có nguồn gốc nhà nước gồm Viettinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank. Đây là nhóm ngân hàng thương mại lớn, uy tín và an toàn để khách hàng gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, mức lãi suất của các ngân hàng này thường thấp hơn ngân hàng TMCP từ 1 - 1.5%.

Ngân hàng TMCP như ACB, SCB, Đông Á Bank, VPBank, SeaBank... Đây là nhóm ngân hàng do tư nhân đầu tư, có dịch vụ tốt, chăm sóc tận tình, thồng thường gửi tiết kiệm ở nhóm này cũng được hưởng mức lãi suất cao hơn so với các ngân hàng Nhà nước từ 1 - 1.5%. Bạn có thể gửi tại TPBank - ngân hàng số tiên phong hiện nay. Với TPBank bạn có thể dễ dàng gửi tiết kiệm bằng cái tải TPBank Savy - tiết kiệm vạn năng.

Ngân hàng TNHH nước ngoài như: Standard Chartered, HSBC…Các ngân hàng này có vốn đầu tư 100% nước ngoài nhưng chịu sự ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ của Việt Nam. Lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng này cũng có phần trội hơn hoặc chỉ tương đương với các ngân hàng trong nước.

Lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng lớn

Dưới đây là bảng lãi suất của một số ngân hàng, khách hàng có thể tham khảo và đưa ra phù hợp nhất với mình.

Đơn vị: %/năm

Ngân hàng Số tiền gửi Lãi suất kì hạn 12 tháng 
TPBank - 3,20 - 5,30 (tùy vào thời điểm lĩnh lãi)
VIB - 6,20
Ngân hàng Quốc dân (NCB) - 3,50 - 6,15 (tùy vào thời điểm lĩnh lãi)
PVcomBank - 6,20
Ngân hàng Bảo Việt - 6,35
Ngân hàng Bắc Á - 6,70
VietinBank - 5,60
Ngân hàng OCB - 6,10
ABBank - 5,70
MBBank - 5,39
OceanBank - 6,55
SCB - 7,00
Kienlongbank - 6,50
Ngân hàng Đông Á - 6,10
ACB < 200 triệu 5,40
Từ 200 triệu - dưới 500 triệu 5,45
Từ 500 triệu - dưới 1 tỷ 5,50
Từ 1 tỷ - dưới 5 tỷ 5,55
Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ 5,60
Saigonbank - 5,90
SHB Dưới 2 tỷ đồng 6,10
Từ 2 tỷ đồng trở lên 6,20
VPBank Dưới 300 triệu 5,60
Từ 300 triệu trở lên 6,00
BIDV - 5,50
LienVietPostBank - 5,50
Sacombank - 5,80
MSB - 5,60
Agribank - 5,50
VietinBank - 5,60
Vietcombank - 5,50
Eximbank - 5,70
SeABank - 6,10

Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy, lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng cao nhất rơi vào các ngân hàng như: Ngân hàng quốc dân(NCB), ngân hàng Bảo Việt, SHB, OceanBank...

Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm tại các ngân hàng hiện nay có mức lãi suất giao động trung bình từ 5,30 % - 7,00%/năm.

=> Kết luận: Qua những phân tích ở trên, có thể thấy khi muốn gửi tiền nhàn rỗi cho kỳ hạn 12 tháng, bạn nên:

  • Chọn ngân hàng SCB bạn sẽ được hưởng mức lãi suất 7,00%.
  • Nếu bạn muốn gửi tiền nhàn rỗi theo nhiều hạn mức tiền khác nhau thì bạn nên chọn ngân hàng ACB. Theo thống kê, ngân hàng ACB là ngân hàng cho gửi đa dạng mức tiền gửi với lãi suất khá cao là 5,40 - 5,60%
  • Đối với hạn mức tiền từ 100 triệu trở xuống thì bạn có thể gửi các ngân hàng có mức lãi suất đến 6,70%/năm.

Tham khảo thêm: Top 10 ngân hàng gửi tiết kiệm uy tín nhất hiện nay

Cách gửi tiết kiệm 12 tháng có lợi nhất

Làm sao để gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng có lợi nhất, khách hàng nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Mở nhiều sổ tiết kiệm thay vì một sổ: Một trong những cách gửi tiết kiệm ngân hàng có lợi nhất là bạn nên mở hai hay nhiều sổ tiết kiệm thay vì một sổ. Trong đó, một sổ có thời hạn ngắn, thuận tiện rút khi có nhu cầu đột xuất, sổ còn lại có thời hạn dài để được hưởng khoản lãi trọn vẹn và tối đa.
  • Xem xét các dịch vụ, tiện ích, khuyến mãi kèm theo: Cách ngân hàng hiện nay đều có sự cạnh tranh về chính sách, ưu đãi nhằm thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước về các chương trình ưu đãi như: Quà tặng, rút thăm trúng thưởng, ưu đãi về bảo hiểm nhận thọ,... trước khi quyết định gửi tiết kiệm ở ngân hàng nào.
  • Lựa chọn ngân hàng uy tín, có lịch sử tài chính ổn định sẽ giúp khoản tài chính của bạn an toàn hơn.

Trên đây là những thông tin về lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm tại các ngân hàng. Khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn ngân hàng gửi phù hợp nhất.

Để giải đáp mọi thắc mắc khách hàng có thể đăng ký TẠI ĐÂY, giúp bạn giải đáp sớm nhất.

Nhiều ngân hàng lo ngại lợi nhuận sẽ giảm trong 2 quý cuối năm do lãi suất huy động tăng. (Ảnh: Vietnam+)

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy dư nợ tín dụng tính đến hết tháng 7/2022 tăng 9,42% so với đầu năm (tương đương mức tăng 16,3% so với cùng kỳ). Bên cạnh đó, huy động vốn tháng Bảy tăng trưởng 4,2% so với cuối năm 2021 hoặc 9,9% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến cho chênh lệch huy động vốn-tín dụng tiếp tục giảm mạnh, tạo áp lực lớn lên mặt bằng lãi suất huy động.

Với việc tín dụng tăng nhanh hơn nhiều so với huy động, các ngân hàng đã phải điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động tăng từ 0,5%-1% so với cuối năm 2021.

Lãi suất tiếp tục lập đỉnh mới

Bước sang tháng Tám, cuộc đua lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt, các "ông lớn" vốn được biết đến với lợi thế "tiền rẻ" cũng đã nhập cuộc. Mức lãi suất trên 7% đã xuất hiện nhiều hơn.

Cụ thể, với lần tăng này, vị trí dẫn đầu đã có sự thay đổi. Nếu tháng trước Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đầu với kỳ hạn 12 tháng gửi tại quầy là 7,3%/năm thì nay vị trí này thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng (CBBank), với lãi suất tăng lên 7,45%/năm. CCBank cũng vươn lên dẫn đầu luôn cả các kỳ hạn 9 tháng và 6 tháng lần lượt là 7,2%/năm và 7,1%/năm. Còn gửi tiền online kỳ hạn 12 tháng, SCB vẫn dẫn đầu với lãi suất 7,55%/năm, xếp thứ 2 là CCBank với 7,5%/năm.

[Lợi nhuận của các ngân hàng bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm]

Như vậy, với kỳ hạn 6 tháng, giờ đã có ngân hàng đẩy lãi suất vượt qua mốc 7%/năm. Cùng với đó, nhiều ngân hàng khác cũng đã nâng lãi suất huy động kỳ hạn này lên tiệm cận 7%/năm. Chẳng hạn như SCB 6,9%/năm.

Hiện có khoảng 10 ngân hàng đang huy động lãi suất huy động trên 7%/năm: Bac A Bank, Nam A Bank, BaoVietBank, PvcomBank, SHB, KienLongBank... áp dụng cho các kỳ hạn dài từ 12 tháng.

Đáng chú ý nhất ở đầu tháng Tám là xuất hiện ngân hàng lớn tốp 4 cũng vào cuộc tăng lãi suất.

Theo đó, “anh cả” của hệ thống là Vietcombank đã công bố biểu lãi suất huy động mới áp dụng trong tháng Tám tăng thêm từ 0,1%-0,2% ở một số kỳ hạn. Như vậy, đến thời điểm này, trong các ngân hàng thương mại nhà nước đã có Vietcombank, BIDV và Agribank tăng nhẹ lãi suất đầu vào, riêng VietinBank vẫn chưa có động thái điều chỉnh lãi suất huy động. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất tại 4 ngân hàng này vẫn là 5,6%/năm cho các kỳ hạn gửi dài.

Các chuyên gia cho rằng lãi suất huy động có xu hướng tăng trong thời gian qua chủ yếu là do 2 yếu tố: Sự phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch và những tác động của lạm phát.

Cụ thể, về mặt cung cầu, nền kinh tế phục hồi sau đại dịch sẽ khiến cho nhu cầu về tín dụng quay trở lại. Từ đó, giá của tiền tệ hay nói cách khác là lãi suất cũng có thể "nối gót" đi lên. Nền kinh tế sau dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến thu nhập và tích lũy của người dân cũng đã không còn ở mức như trước. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải đưa ra một mức lãi suất hấp dẫn hơn, đủ để người dân hoãn sự chi tiêu ở hiện tại và tiết kiệm cho tương lai.

Bên cạnh đó, việc các ngân hàng tăng lãi suất còn có một phần là do bị ảnh hưởng bởi xu hướng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu. Lãi suất USD của các ngân hàng Việt Nam cũng tăng lên, gây ra một số áp lực nhất định cho lãi suất VND.

Áp lực bủa vây tứ phía

Việc mặt bằng lãi suất huy động liên tục điều chỉnh theo xu hướng tăng trong thời gian gần đây đã dấy lên lo ngại bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng trong chặng đường 6 tháng cuối năm 2022 được dự báo sẽ gặp ít nhiều "sóng gió."

Thông thường, lãi suất cho vay sẽ tăng theo lãi suất huy động và có độ trễ nhất định. Các ngân hàng phải mất từ 1 đến 2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo biểu lãi suất huy động mới.

Trong khi đó, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước vẫn là giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Điều này sẽ khiến việc tăng lãi suất cho vay sẽ trễ hơn và với biên độ nhẹ hơn.

Tăng trưởng tín dụng từ tháng 1 đến tháng 7/2022

Công ty Chứng khoán SSI dự báo lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5%-0,7 điểm phần trăm trong 2 quý cuối năm và cả năm 2022 tăng từ 1%-1,5%/năm. Vì vậy, SSI cho rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) 6 tháng cuối năm 2022 của các ngân hàng có thể thấp hơn so với 6 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, diễn biến lãi suất hiện nay không còn có lợi cho các ngân hàng như 2 năm trước. Cụ thể, năm 2020 và năm 2021, các ngân hàng “kiếm bộn” từ mảng tín dụng do lãi suất huy động giảm mạnh, trong khi lãi suất cho vay chỉ giảm từ từ, giúp hệ số NIM tăng cao. Nhưng bước sang năm 2022, chi phí đầu vào tăng theo lãi suất huy động, nhất là trước áp lực lạm phát tăng, nên để đạt được mục tiêu kỳ vọng, các ngân hàng buộc phải thắt chặt chi phí hoạt động, tăng thu từ mảng dịch vụ, đẩy nhanh chuyển đổi số để thu hút thêm lượng tiền gửi không kỳ hạn.

Tổng giám đốc một ngân hàng chia sẻ các ngân hàng thường phải duy trì NIM thực tế ở mức 3% để đảm bảo lợi nhuận và khả năng chống đỡ rủi ro nợ xấu tăng. Nhưng hiện nay, khi mặt bằng lãi suất huy động tăng, lãi suất cho vay ra lại không được tăng sẽ tác động lên kết quả hoạt động trong 2 quý cuối năm 2022. Ngoài ra, theo Thông tư 08/2021/TT-Ngân hàng Nhà nước, kể từ 1/10/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống mức 34% cũng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài để cơ cấu lại nguồn vốn.

Chia sẻ tại hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp ngày 11/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết thời gian tới, cơ quan này sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng còn lại.

Ngoài ra, cơ quan này cũng tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.

Bà Hồng cho biết thêm lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cảm nhận áp lực từ nhiều phía. Ví dụ, đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm, nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Về tín dụng, có ý kiến muốn tháo gỡ tín dụng cho thị trường bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn muốn tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây là áp lực lớn đối với Ngân hàng Nhà nước và đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Từ góc độ như vậy, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định được thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

“Chúng ta đã trải qua giai đoạn lạm phát tăng cao, tỷ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quên giai đoạn đó. Vì vậy, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối là điều quan trọng, tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững,” Thống đốc nhấn mạnh./.

Thúy Hà (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề