Vì sao phải thành lập liên minh châu âu eu

Liên minh châu Âu (the European Union, gọi tắt là EU) được đổi tên có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau khi các nước EC ( Cộng đồng Châu Âu gồm 6 thành viên sáng lập là: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức ) đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích vào Tháng 12 – 1991, hiện bao gồm 28 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan,....

Cơ cấu tổ chức của EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu ÂuHội đồng Bộ trưởngNghị viện châu ÂuUỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.

 - EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

- EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro của năm 2009.

EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới, Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.

EU càng ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đầu (năm 1957), đến đầu năm 2007, EU đã có 27 thành viên (EU27).

1. Sự ra đời và phát triển

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Tây Âu tăng cường liên kết.

- Năm 1951 thành lập Cộng đồng Than và thép châu Âu. Gồm 6 nước: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua.

- Năm 1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).

- Năm 1958: Cộng đồng Nguyên tử châu Âu.

- Năm 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Năm 1993, với hiệp ước Ma-xtrich - đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

-

- Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước ( năm 2018 EU có: 27 nước, Anh vừa rời EU).

Hãy xác định trên hình 7.2 các nước gia nhập EU đến các năm 1995, 2004 và 2007.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 - Xem ngay

Tóm tắt mục V. Liên minh châu ÂU (EU). Ngày 18-4-1951, “Cộng đồng than-thép châu Âu” thành lập

Mục 2

2. Quá trình hình thành và phát triển

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tập trung phát triển, có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển.

- 18/04/1951: 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm bua (Lucxemburg) thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC).

- 25/03/1957: Sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

Lễ kí kết Hiệp ước Roma (25/3/1957)

- 1/7/1967: Ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

- 07/12/1991: Hiệp ước Maxtrich được ký kết, khẳng định một tiến trình hình thành một Liên bang châu Âu mới vào năm 2000 với đồng tiền chung, ngân hàng chung…

- 1/1/1993: EEC thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.

- 1994: Kết nạp thêm 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển.

- 2002: Đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được lưu hành => thống nhất kinh tế, thị trường.

- 01/05/2004: Kết nạp thêm 10 nước thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên lên 25.

- 2007: Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước.

Lược đồ các nước thuộc Liên minh châu Âu (2007)

- 2016, sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh tách khỏi Liên minh châu Âu.

Mục 4

4. Tổ chức và hoạt động:

* Tổ chức:

- Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 5 cơ quan chính là: Hội đồng Châu âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban Châu âu, quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.

* Hoạt động:

- Từ năm 1991 - 2000, Liên minh châu Âu (EU) có những hoạt động chính như:

+ 6/1979: Bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.

+ 3/1995: Hủy bỏ việc kiểm soát đi lại của công dân EU qua biên giới của nhau.

+ 01/01/1999: Đồng tiền chung châu Âu được đưa vào sử dụng, đồng EURO.

+ 1990: Quan hệ Việt Nam - EU được thiết lập và phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện.

+ 7/1995: EU và Việt Nam ký Hiệp Định hợp tác toàn diện.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu

* Đánh giá:

=> Liên minh châu Âu được đánh giá là tổ chức liên kết kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất thế giới, với những hoạt động hiệu quả, chiếm ¼ GDP kinh tế thế giới.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Vào ngày 25 tháng 3, Liên minh châu Âu sẽ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome, bước đầu tiên hướng đến một châu Âu thống nhất. Kể từ khi các Cộng đồng châu Âu ra đời vào năm 1957, công dân các Nước Thành viên của chúng tôi đã được hưởng sáu thập niên hoà bình, thịnh vượng và an ninh chưa từng có trong tiền lệ.

Sự tương phản so với nửa đầu của thế kỷ 20 không thể rõ ràng hơn. Hai cuộc chiến tranh khốc liệt ở châu Âu từ năm 1914 tới 1945 đã khiến hàng triệu người thiệt mạng và để lại một lục địa bị tàn phá, chia rẽ và kiệt quệ. Đối với các nước trải qua chiến tranh kéo dài thì hội nhập châu Âu là một dự án hòa bình thành công nhất trong lịch sử của chúng tôi.

Tuy nhiên, chúng tôi đang sống trong thời đại bất ổn và kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome là cơ hội không chỉ để tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với các giá trị và mục tiêu của dự án châu Âu mà còn là thực hiện những bước đi thực dụng và đầy tham vọng.

Lễ kỷ niệm 60 năm Liên minh châu Âu cũng là dịp để chúng tôi đánh dấu mối quan hệ của mình với các nước trên thế giới bao gồm Việt Nam. Quan hệ song phương của chúng tôi đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua. Liên minh châu Âu đóng góp lớn trong thành công của quá trình cải cách của Việt Nam. Chúng tôi cam kết phát triển một mối quan hệ được nâng cấp, rộng lớn hơn và đa dạng hơn với Việt Nam, một đối tác sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ngày càng tăng trên trường quốc tế, một thành viên trung tâm của ASEAN và một nền kinh tế đặc biệt năng động.

Việc có hiệu lực từ năm trước của Hiệp định Hợp tác và Đối tác toàn diện giữa EU và Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trong các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và công nghệ, quản trị công tốt, cũng như là du lịch, văn hoá, di cư, chống khủng bố và chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.

EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, dự kiến ​​sẽ sớm được ký kết, sẽ là xung lượng tiềm năng để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại và đầu tư trong những năm tới.

Số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở châu Âu cao phản ánh sự giao lưu nhân dân mạnh mẽ trong mối quan hệ song phương giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam. Hiện nay, trong tổng số 62.843 sinh viên Việt Nam theo học ở nước ngoài, châu Âu là nơi đón nhận lớn thứ hai về số sinh viên Việt Nam với hơn 1/3 - hay hơn 15.000 sinh viên - đang theo học tại Châu Âu.

Thế giới đang trải qua một thời kỳ bất định: cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch và các nền tảng của một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ thường xuyên bị đặt dấu hỏi. Liên minh châu Âu sẽ là một sức mạnh ngày càng quan trọng để duy trì và tăng cường trật tự toàn cầu.EU hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu. Chúng tôi là thị trường toàn cầu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở hầu hết các nơi trên thế giới. EU đã đạt được một vị thế lớn mạnh bằng cách hành động cùng nhau với một tiếng nói chung trên trường quốc tế, cũng như đạt được các thỏa thuận thương mại song phương với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới.

Chúng tôi đầu tư vào hợp tác phát triển và viện trợ nhân đạo nhiều hơn so với toàn bộ phần còn lại trên thế giới gộp lại. Viện trợ phát triển của EU được cung cấp đến khoảng 150 quốc gia trên thế giới và ngày càng tập trung vào những nơi nghèo nhất. Trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2020, khoảng 75% hỗ trợ của EU sẽ dành cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai hoặc xung đột, điều làm cho người dân những nước này đặc biệt dễ bị tổn thương. Các cuộc khủng hoảng nhân đạo tiếp tục gây sốc nặng nề trên toàn cầu, và năm 2016, EU đã ứng cứu cho hơn 120 triệu người ở hơn 80 quốc gia với hơn 1,5 tỷ euro dành cho thực phẩm, nơi trú ẩn, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Kể từ khi cuộc xung đột Syria bắt đầu vào năm 2011, EU là nhà tài trợ lớn nhất cho viện trợ nhân đạo để chăm sóc cho hàng triệu người bao gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em bị di dời do xung đột.

Chúng tôi ủng hộ việc có các luật lệ toàn cầu tốt hơn, các luật lệ bảo vệ người dân chống lại sự lạm dụng, mở rộng quyền và nâng cao các tiêu chuẩn. Nhờ sự tham gia của chúng tôi - Liên minh cùng các Nước Thành viên - cộng đồng toàn cầu đã xây dựng được các thoả thuận mang tính sáng tạo như  các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu và Chương trình Hành động Addis Ababa về Tài trợ cho Phát triển. Trong một thế giới có sự tái xuất hiện của chính trị quyền lực, Liên minh châu Âu sẽ có một vai trò thậm chí còn quan trọng hơn.

Một môi trường quốc tế mỏng manh hơn đòi hỏi phải có sự tham gia nhiều hơn, chứ không phải là ít hơn. Đây là lý do tại sao Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ Liên hiệp Quốc: sự hợp tác của chúng tôi với LHQ bao gồm các phái bộ hòa bình, các nỗ lực ngoại giao, nhân quyền, giải quyết nạn đói và chống tội phạm.

Dù tương lai có thế nào đi chăng nữa, thì một điều chắc chắn là: EU sẽ tiếp tục coi thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế, hợp tác phát triển, nhân quyền và ứng phó với khủng hoảng nhân đạo là trọng tâm của các chính sách đối ngoại và an ninh của mình.

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn EU Bruno Angelet

Video liên quan

Chủ đề