1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ. Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý...khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.

2 Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại

Luyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.

3 Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo

Soạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.

4 Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ

Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả. Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.

5 Mạnh dạn biến tiết học Văn trở nên thú vị

Mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến vừa chống buồn ngủ trong giờ học Văn vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn. Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hơn thế nữa, hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết học.

6 Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ cây

Nếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý. Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của bạn đi đúng hướng.

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý

7 Hãy học với tâm trạng thực sự thoải mái

Việc học Văn là hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết bạn cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.

Môn Ngữ văn là môn học quan trọng, có tính chất bắt buộc trong chương trình học của học sinh. Tuy nhiên, đa số học sinh có chiều hướng chán nản, mông lung khi “tiếp xúc” với nội dung của môn học này. Hiểu được thực trạng đó, bài viết hướng dẫn cách học Ngữ văn hiệu quả dưới đây của iSchool sẽ giúp học sinh học tốt và yêu thích môn Văn hơn.

\>> Tham khảo thêm:

  • Cách dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhanh và nhớ lâu nhất
  • Các kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả

Học giỏi môn Ngữ văn quan trọng như thế nào?

Nhà văn M.Goóc-ki đã viết: “Văn học là nhân học”. Câu nói ngắn gọn của nhà văn kiệt xuất người Nga càng thêm nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn đối với người học. Nếu môn Toán rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy logic thì môn Ngữ văn giúp trẻ bồi dưỡng nhân cách, giáo dục tư tưởng sống. Học văn là học làm người, học cách nhìn nhận đúng hơn về cuộc sống. Môn Văn giúp người học biết cảm thông với những số phận bất hạnh, biết rung động trước những hành động tử tế, biết đến giá trị của chân – thiện – mỹ… Những âm thanh, hình ảnh quen thuộc của cuộc sống được phản chiếu trong văn chương không chỉ giúp học sinh mở mang kiến thức về xã hội mà còn giúp trau dồi vốn từ, cải thiện khả năng giao tiếp.

Có thể nói, văn học như quyển “Bách khoa toàn thư” về những cung bậc cảm xúc. Những cảm xúc đó giúp người học hiểu bản thân và cuộc sống hơn. Cho nên, dù ở bất cứ thời đại nào nào thì việc học Văn vẫn vô cùng quan trọng. Cùng với Toán, Văn học giúp người học phát triển toàn diện hơn cả về nhân cách và trí tuệ, từ đó tạo bàn đạp cho người học đạt được sự thành công trong cuộc sống.

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Ngữ văn là môn học quan trọng trong chương trình học (Nguồn: Freepik)

Cách học Ngữ văn hiệu quả dành cho học sinh

Thay đổi quan điểm về văn học

Học sinh thường ngại học và bỏ bê môn Văn vì nghĩ rằng bộ môn này nhàm chán, dài dòng và bản thân không đủ khả năng, không hứng thú? Những suy nghĩ này dẫn đến sự “chối bỏ” những ý nghĩa, những cái hay cái đẹp mà môn học này mang lại, từ đó cản trở sự tiến bộ của người học.

Vậy nên, để có phương pháp học tập hiệu quả đối với môn Ngữ văn, trước tiên người học phải thay đổi quan điểm, góc nhìn về Văn học. Hãy nhìn nhận những giá trị tích cực mà Văn học mang đến cũng như hiểu rằng người khác học được mình cũng học được. Bởi, khác với các môn học Tự nhiên như Toán khi đã mất gốc rất khó để học lại. Với Văn học, học sinh chỉ cần chăm chỉ lắng nghe, tìm hiểu nội dung bài học là hoàn toàn có thể giải quyết được.

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Những cách học Ngữ văn hiệu quả dành cho học sinh (Nguồn: Scholars Education)

Đọc sách và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến văn học

Luyện đọc nhiều tác phẩm từ chương trình học đến các tài liệu liên quan là cách giúp học Ngữ văn hiệu quả hơn. Mẹo để giúp học sinh đọc không sót ý, đọc tràn lan gây nhàm chán là cần tập trung vào một tác phẩm trong khoảng thời gian 30 phút – 1 tiếng, sau đó đọc lại. Điều này sẽ giúp học sinh ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, những câu thoại nổi bật của bài… Bên cạnh đó, học sinh nên đọc với tâm thế luôn ứng dụng mô hình 5W1H: “What – When – Where – Why – Who – How” – “ Cái gì – Khi nào – Ở đâu – Tại sao – Ai – Như thế nào” để mở rộng các thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm đó.

Không nên quá phụ thuộc vào sách mẫu

Soạn bài trước thì khi đến lớp sẽ giúp trẻ chủ động và dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo là nguồn tài liệu chứa đựng nhiều lời giải hay, nhưng nếu phụ thuộc vào chúng sẽ khiến người học bị lệ thuộc, không hiểu bài và dễ hết ý tưởng. Vậy nên, quý phụ huynh và giáo viên nên hướng dẫn trẻ viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình, sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không xấu, song học sinh nên chọn lọc và sử dụng một cách khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất khi học Văn.

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Cách học ngữ văn hiệu quả là không phụ thuộc văn mẫu (Nguồn: Impactus)

Tập trung nghe giảng để ghi nhớ nội dung bài học

Nhiều trẻ thường sử dụng máy nghe nhạc, đồ ăn thức uống… khi học Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến người học khó tập trung, bỏ lỡ những chi tiết hay và dễ dàng bị đứt quãng mạch cảm xúc… Chính việc học sinh tập trung nghe giảng sẽ giúp thầy cô thêm hứng thú truyền đạt kiến thức giúp người học học tốt hơn. Bên cạnh nghe giảng, học sinh nên chủ động ghi lại những ý được giáo viên nhấn mạnh và những thông tin “độc quyền” được giáo viên giải thích. Điều này sẽ giúp học sinh nắm được ý chính của bài học, ghi nhớ bằng cảm xúc, từ đó cảm thụ Văn học tốt hơn.

Luyện tập tính tự giác trong quá trình học

Câu trả lời cho câu hỏi: “Làm cách nào để học tốt môn Văn?” chính là việc tự giác học tập. Tục ngữ có câu: “Nước chảy đá mòn”. Giống với bất kỳ môn học nào khác, muốn giỏi môn Văn, học sinh phải tự giác rèn luyện viết Văn, tự giác tìm tòi kiến thức Văn học…

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Để học tốt ngữ văn mỗi học sinh cần luyện tập tính tự giác trong quá trình học (Nguồn: Additudemag)

Học bằng sơ đồ tư duy ngắn gọn

Sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp dạy học tích cực được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu học sinh cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khó học thì hãy gạch chân dưới những ý chính, đồng thời áp dụng sơ đồ cây để lập dàn ý. Theo đó, ý chính nằm ở giữa, các ý phụ sẽ là những nhánh cây nhỏ đâm ra. Văn học là môn học thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết “dạt dào” mà thiếu ý sẽ khó được điểm cao. Vậy nên, sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của học sinh đi đúng hướng và nhớ đủ ý.

1 kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Cách học Văn hiệu quả bằng sơ đồ tư duy (Nguồn: Career.gpo)

Học với tâm thế thoải mái

Học Văn là hành trình cảm thụ từ từ những câu chuyện, ngôn từ mà tác giả thể hiện. Đây là bộ môn cần có cảm hứng hơn bao giờ hết. Do đó, để có cách học Ngữ văn hiệu quả, phụ huynh và giáo viên không nên nhồi nhét hay bắt buộc trẻ một cách gay gắt. Bên cạnh đó, đừng ngại viết ra những ý kiến riêng của bản thân để bài viết của bạn thêm ấn tượng hơn. Học với tâm trạng thoải mái sẽ thấy việc học môn Văn không hề khó khăn, nhàm chán. Hơn hết, người học sẽ cảm nhận được nhiều giá trị tốt đẹp mà văn chương mang lại.

Ngữ văn là môn học hay khi hiểu được ẩn ý trong từng chi tiết, lời thoại của tác giả. iSchool hy vọng qua bài viết về cách học Ngữ văn hiệu quả trên đây sẽ giúp học sinh cũng như giáo viên và phụ huynh có phương pháp học tập, giảng dạy môn học này hiệu quả nhất, đồng thời giúp học sinh hứng thú với môn học.

Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

\>> Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm:

  • Phương pháp dạy học toán ở tiểu học đơn giản, dễ hiểu
  • Phương pháp dạy tiếng Anh cho bé hiệu quả ba mẹ cần biết
  • Dạy trẻ học toán theo phương pháp Glenn Doman

Tags: cách học hè hiệu quả, cách đọc sách hiệu quả, cách học lịch sử hiệu quả, phương pháp học toán hiệu quả, học toán tư duy lớp 1