1 cái bánh chưng bằng bao nhiêu bát cơm?

(Dân trí) - Một chiếc bánh chưng vuông thường được cắt thành 8 miếng. Trong bữa ăn có thể ăn đến 2 miếng, bạn đã nạp vào cơ thể số kcal bằng 2 bát cơm đầy, khoảng 400 kcal.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, xét về mặt dinh dưỡng, bánh chưng quả là một món ăn toàn diện. Trong bánh chưng có đầy đủ các chất protid, glucid, lipid, các vitamin và muối khoáng ở những tỷ lệ thích đáng.

Một chiếc bánh chưng trung bình chúng ta gói trong ngày Tết gồm: gạo nếp 500g, đậu xanh 100g, thịt lợn có nhiều mỡ 100g và khoảng 5g hành củ tươi.

1 cái bánh chưng bằng bao nhiêu bát cơm?

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ rất giàu năng lượng (Ảnh: Đức Thắng).

Thành phần dinh dưỡng của chiếc bánh chưng trên sẽ là : protid 79,55g, lipid 47,20g, glucid 427,84g, muối khoáng 7,13g (canxi 0,233g, photpho 1,025g, sắt  0,016g… ), vitamin A 0,081mg, vitamin B1 1,68mg, vitamin B2 0,43mg, vitamin PP 13,21mg ... cung cấp cho cơ thể được 2.620 kcal.

Như vậy chỉ cần ăn mỗi ngày một chiếc bánh chưng là đủ khẩu phần cho một lao động trung bình và là một khẩu phần cân đối cả về lượng lẫn chất.

Trong bữa ăn ngày Tết, nếu bạn vui miệng ăn 2 miếng bánh, bạn đã nạp vào cơ thể số kcal bằng 2 bát cơm đầy, khoảng 400 kcal.

"Bạn sẽ không bị béo nếu chỉ dừng lại ở 2 miếng bánh đó, nhưng trong bữa ăn ngày Tết còn ti tỉ thứ, cộng dồn mỗi thứ một chút, năng lượng nạp vào sẽ là "khổng lồ", dần tích tụ. Đó là lý do nhiều người tăng cân phi mã sau dịp Tết", chuyên gia dinh dưỡng cho biết.

Nhiều chị em tính từng ly từng tý lượng thực phẩm nạp vào cơ thể để không lên cân, thậm chí tẩy chay cơm vì sợ tinh bột gây béo. Thế nhưng nhiều khi kiêng cơm rồi vô tình "nạp" thực phẩm khác với nguồn năng lượng cao hơn nhiều món đang kiêng nên béo vẫn hoàn béo.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một bát cơm nhỏ cung cấp khoảng 150kcal, không đến mức "ám ảnh" như nhiều người nghĩ bởi lắm người thèm cơm nhưng vẫn kiên quyết bóp mồm bóp miệng không dám ăn. Thế nhưng có lúc đói quá, thèm ăn quá không chịu được, vớ được gói bim bim của con có thể "chén" tì tì một lúc hết cả gói, tức là bạn đã nạp khoảng hơn 500kcal (bằng 3 bát cơm); hay có bạn kiêng quá, đến bữa ăn nửa bát miến chỉ khoảng 200kcal, đến chiều đói quá không chịu được, tặc lưỡi làm cốc chè nho nhỏ, trong khi một ly chè năng lượng khoảng 400kcal (bằng 2 bát cơm).

Chị em lưu ý, chỉ khoảng 100g bánh chưng, năng lượng nạp vào đã vượt một bát cơm trắng, với khoảng 180kcal.

Dưới đây là lượng kcal một số thực phẩm phổ biến trong ngày Tết, chị em hãy nhìn vào để tự tính khẩu phần ăn hợp lý cho bản thân, tránh tình trạng vòng hai phì nhiêu sau Tết.

1 lon nước ngọt năng lượng khoảng 145kcal (gần bằng một bát cơm); Vui bạn bè, bạn uống một ly cà phê Mocha 300g đã nạp 180kcal (bằng 1,5 chén cơm). Khi chế biến đồ ăn xào, chỉ cần một muỗng canh dầu mỡ đã cung cấp 115kcal. Một phần gà rán (nhiều bạn nghĩ không ăn tinh bột, chỉ ăn đạm để giảm cân) có lượng kcal từ 400 - 500 (bằng gần 3 chén cơm - số lượng mà những người đang ăn kiêng giảm cân không bao giờ dám nghĩ đến). Một củ khoai tây năng lượng bằng 1 bát cơm.

Đặc biệt là bánh chưng, do làm từ đồ nếp, có độ dền, chặt nên dù ăn một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 100g bạn đã nạp 180kcal. Ngon miệng lại 2 - 3 miếng (vì miếng bé xíu) thì khó tránh vòng 2 phì nhiêu vì bánh chưng.. 100g nho khô đã chứa 299kcal, 1 quả chuối vừa 100kcal.

Để không lên cân trong dịp Tết, cần đảm bảo sử dụng đủ rau và quả chín, trung bình là 400 g/người/ngày. Hãy tránh tăng cân bằng cách, trước khi ngồi xuống mâm cơm, bạn hãy hoàn thành chỉ tiêu đĩa rau luộc, rồi uống thêm một cốc nước để "lấp đầy" bớt khoảng trống dạ dày sẽ giúp bạn nạp nguồn thực phẩm giàu đạm còn lại ít đi để giảm cân, bạn nhé!

(Dân trí) - Mỗi miếng bánh chưng khoảng 100g sẽ cung cấp năng lượng tương đương 1 bát cơm trắng. Do đó, với những người cần giảm cân hay mắc bệnh tiểu đường cần cân nhắc khi ăn món đặc sản Tết này.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên, vì là món ăn có lượng calo cao nên những người đang có nhu cầu giảm cân hay mắc các bệnh lý về chuyển hóa, điển hình như tiểu đường, cần chú ý khi thưởng thức món ăn cổ truyền này.

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Hà Nội), thông thường một chiếc bánh chưng được làm với nguyên liệu là 1,5-2 bát gạo nếp (khoảng 400-500g gạo). Trong khi đó, mỗi 100g gạo nếp có khoảng 344 kcal.

1 cái bánh chưng bằng bao nhiêu bát cơm?

Như vậy, chưa kể đến thịt mỡ và đậu xanh, chỉ với việc ăn một cái bánh chưng, chúng ta đã nạp vào cơ thể khoảng 1.500 - 1.700 kcal từ tinh bột.

Một cái bánh chưng cỡ vừa chia làm 8 miếng, mỗi miếng (khối lượng 114g) sẽ cung cấp khoảng 204 kcal, tương đương với một bát cơm trắng. Một bát cơm trắng cung cấp khoảng 180-200 kcal.

"Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng bánh chưng thì năng lượng khẩu phần sẽ tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra", BS Hưng phân tích.

Với bánh chưng rán lại càng phải cẩn trọng hơn, vì chứa nhiều chất béo do được chiên trong dầu mỡ, nên không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận…

Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, theo BS Hưng, với những người không muốn tăng cân, chỉ nên ăn 200-300g bánh chưng mỗi ngày, nghĩa là khoảng 2 miếng của 1 cái bánh chưng cỡ vừa được chia làm 8 phần. Cùng với đó, khi đã ăn bánh chưng, cần giảm bớt năng lượng được cung cấp từ những món ăn khác.

"Khi ăn 1 miếng bánh chưng, nên giảm 1 bát cơm so với thông thường. Ngoài ra, trong bánh chưng cũng đã có thịt, nên cần bổ sung thêm cá, thịt vừa phải", BS Hưng cho hay.

BS Hưng khuyến cáo, bánh chưng dễ gây đầy bụng, khó tiêu vì vậy không nên ăn vào buổi tối. Bên cạnh đó, nên ăn kèm bánh chưng với dưa góp, hành muối để kích thích tiêu hóa.

"Lưu ý, người mắc các bệnh lý về chuyển hóa như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, thừa cân, béo phì… nên hạn chế ăn bánh chưng", BS Hưng nhấn mạnh,

Cũng theo chuyên gia này, người dân có thể điều chỉnh trong nguyên liệu gói bánh chưng hay cách chế biến, để có thể giảm năng lượng và chất béo của món ăn này.

Cụ thể, nên gói bánh chưng với thịt lợn nạc, gói loại bánh nhỏ và hạn chế ăn chiên rán.

Theo Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ba nguyên liệu chính để gói bánh chưng là gạo nếp, đậu và thịt mỡ có thành phần dinh dưỡng như sau:

- Gạo nếp 100g cho 344 kcal, chất tinh bột 74,9 g, chất đạm 8,6 g, chất béo 1,5 g, chất xơ 0,7g và nhiều vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1.

- Đậu xanh 100g cho 328 kcal, chứa tinh bột 53,4 g, chất đạm 23,4 g, chất béo 2,4 g, chất xơ 4,7 g và nhiều vitamin nhóm B như các loại ngũ cốc khác. Đặc biệt đạm trong đậu có hàm lượng cao, hấp thu tốt, tỉ lệ thải bỏ thấp.

- Thịt heo mỡ 100g cho 394 kcal, đạm 14,5 g, béo 37,3 g, không có bột đường.

Tin liên quan

1 cái bánh chưng bằng bao nhiêu bát cơm?

Rủi ro ngày Tết với người già: Bánh chưng, trứng cút cũng có thể gây nguy hiểm

Tết là thời điểm người cao tuổi rất dễ gặp các rủi ro về sức khỏe, khi mà giờ giấc bị xáo trộn, mọi người ít có thời gian trông nom và đặc biệt là sự nguy hiểm đến từ chính các món ăn đặc trưng của ngày Tết.

1 cái bánh chưng bằng bao nhiêu bát cơm?

Thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh: Truyền thống, hài hòa và khoa học

Từ lâu đời "thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh" là một tập hợp khó thiếu của dân ta trong ngày Tết.

Một miếng bánh chưng bằng bao nhiêu bát cơm?

Một chiếc bánh chưng trung bình có trọng lượng khoảng 1kg, tương đương 1.810kcal. Lượng calo này cũng tương đương với 10 bát cơm trắng, 36 chiếc bánh giày nhân đậu xanh nhỏ hoặc 5 bát phở.

Một cái bánh chưng nặng bao nhiêu?

Như vậy, mỗi chiếc bánh Chưng nặng khoảng 750 gam (chưa tính lá dong và lạt) sẽ có 2.472 kcal. Tính được cứ 1 gam bánh Chưng chứa khoảng 3,3 kcal.

1 cái bánh chưng bao nhiêu nếp?

Vậy cứ 1kg gạo nếp sống sau ngâm sẽ nặng khoảng 1,5kg -> để gói 10 tấm bánh chưng thì cần 6,5kg gạo nếp đã ngâm. Như vậy bạn cần đong từ 4,3-4,5kg gạo nếp sống để làm bánh chưng.

Bánh chưng gù bao nhiêu gam?

Bánh chưng gù nếp cẩm có kích thước nhỏ và nặng khoảng 400 đến 450gr. Bánh gần giống với bánh chưng nếp cẩm tròn, nhẹ hơn và có phần lưng phình ra giống như “lưng đeo gùi – hình ảnh người dân tộc trên nương rẫy”.