Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng và lợi nhuận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHPHẠM DUY PHƯƠNGPHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANGChuyên ngành: Tài Chính Doanh NghiệpKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCLong Xuyên, tháng 06 năm 2008TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCPHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANGChuyên ngành: Tài Chính Doanh NghiệpSinh viên thực hiện: PHẠM DUY PHƯƠNGLớp: DH5TC Mã số SV: DTC041754Người hướng dẫn: Th.S VÕ NGUYÊN PHƯƠNGLong Xuyên, tháng 06 năm 2008CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠIKHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHĐẠI HỌC AN GIANGNgười hướng dẫn: Th.S Võ Nguyên PhươngNgười chấm, nhận xét 1:...........................................(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)Người chấm, nhận xét 2:...........................................(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận vănKhoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng ….... năm …….LỜI CÁM ƠNĐể hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô khoa tài chính – kế toán trường đại học An Giang và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị phòng kế toán của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang.Em xin cám ơn cô Võ Nguyên Phương, người đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và hướng dẫn em trong trong suốt thời gian thực tập và thực hiện bài khóa luận này.Em cũng xin cám ơn các cô chú anh chị trong Công ty Cổ phần Dược phẩm An Giang, đặc biệt là chú Lê Hoàng – Kế toán trưởng, chị Lê Thái Minh Trang – Kế toán tổng hợp và anh Lê Thái Dương – Kế toán công nợ đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn và giúp đỡ em trong việc tìm hiểu hoạt động, cũng như thu thập số liệu có liên quan của công ty trong quá trình thực tập.Em xin gởi lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất đến các thầy cô trong trường. Kính chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục hoàn thành tốt công tác giảng dạy.Em xin gởi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến các cô chú anh chị trong công ty. Chúc công ty luôn thành công, góp phần vào sự thịnh vượng chung của tỉnh nhà.Thành phố Long Xuyên, ngày 14 tháng 06 năm 2008Sinh viên thực hiện: Phạm Duy Phương TÓM TẮTBài nghiên cứu gồm 3 phần: phần mở đầu , nội dung và phần kết luậnPhần mở đầu trình bày lý do, mục tiêu, nội dung, phương pháp và phạm vi nghiên cứu Phần nội dung trình bày cở sở lý luận có liên quan đến chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Cách tìm biến phí và định phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung, quản lý doanh nghiệp và bán hàng của sản phẩm công ty. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận thông qua các chỉ tiêu số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, từ đó có nhận định về kế hoạch tăng doanh thu. Bên cạnh đó cơ cấu chi phí là phần trọng tâm nghiên cứu, để từ đó có đánh giá tổng quát về sản phẩm của công ty. Từ sản lượng tiêu thụ mà dự báo doanh thu công ty 2008 và phân tích độ nhạy cảm của lợi nhuận, sản lượng hòa vốn và đưa ra nhận xét, giải pháp là vấn đề cuối cùng trong trong phần này.Phần kết luận khẳng định lại vấn đề và nêu những khó khăn trong quá trình thực hiệnNHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Mục lụcDanh mục biểu bảngDanh mục đồ thị và biểu đồĐồ thị 3.1: Giá vốn và giá bán các sản phẩm .................................................................28Đồ thị 3.2: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong năm 2007......................................30Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chi phí các sản phẩm.......................................................................31Đồ thị 3.3: Lợi nhuận ACEGOI thay đổi.......................................................................40Đồ thị 3.4: Sản lượng hòa vốn ACEGOI thay đổi..........................................................41Đồ thị 3.5: Lợi nhuận CINATROL thay đổi..................................................................42Đồ thị 3.6: Sản lượng hòa vốn CINATROL thay đổi....................................................42Danh mục sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức .................................................................................................16Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm.........................................................................19Danh mục viết tắtBH Bán hàngCP BH Chi phí bán hàngCP NCTT Chi phí nhân công trực tiếpCP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệpCP VNL Chi phí nguyên vật liệuCPBB Chi phí bất biếnCPKB Chi phí khả biếnCTCP Công ty cổ phầnCVP Chi phí - khối lượng - lợi nhuậnĐBHĐ Đòn bẩy hoạt độngKQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh LN Lợi nhuậnQLDN Quản lý doanh nghiệpSDĐP Số dư đảm phíSXC Sản xuất chungPHẦN MỞ ĐẦU GVHD: Th.S Võ Nguyên PhươngPhần mở đầu1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị đưa ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi tổ chức. Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về sản xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí.Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kỹ thuật này không những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc điều hành hiện tại và hoạch định cho tương lai. Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG”. Thông qua đề tài này tôi có thể nghiên cứu các lý thuyết học được, áp dụng vào điều kiện kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành , sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUThông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận của công ty cổ phần dược phẩn An Giang để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2008.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨUNghiên cứu mối quan hệ của số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm đến lợi nhận và doanh thu hòa vốn của công ty là cơ sở cho việc thực hiện những mục tiêu nghiên cứu4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp nghiên cứu chung: Nghiên cứu mô tả, từ quá trình hoạt động của công ty đến những phân tích, kết luận và giải phápPhương pháp thu thập số liệuThu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng , sổ chi tiết phát sinh trong tháng , bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh, biên bản sàn xuất Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán và sử dụng các phương pháp dự báo nhằm đưa ra cơ sở dự báo.SVTH: Phạm Duy Phương1PHẦN MỞ ĐẦU GVHD: Th.S Võ Nguyên PhươngPhương pháp phân tích số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh…5. PHẠM VI NGHIÊN CỨUDo công ty sản xuất kinh doanh rất nhiều các mặt hàng, tính phức tạp cao nên phạm vi nghiên cứu của bài này được giới hạn trong việc phân tích CVP các mặt hàng chiến lược (sản xuất và doanh thu ) chiếm tỷ trọng lớn của công ty trong năm 2007.SVTH: Phạm Duy Phương2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên PhươngPhần nội dungCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN (CVP)Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp.Phân tích mối quan hệ CVP giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có.1.2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ CVPMục đích của phân tích CVP chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.Để thực hiện phân tích mối quan hệ CVP cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến, bất biến, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.1.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍMột khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:Doanh thu xxxxxxxChi phí khả biến xxxxxxSố sư đảm phí xxxxxChi phí bất biến xxxxLợi nhuận xxxSVTH: Phạm Duy Phương 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên PhươngSo sánh Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (kế toán quản trị) và Báo cáo thu nhập theo chức năng chi phí (kế toán tài chính):Kế toán quản trị Kế toán tài chính.Doanh thu xxxxxx Doanh thu xxxxxx(Trừ) Chi phí khả biến xxxxx (Trừ) Giá vốn hàng bán xxxxxSố dư đản phí xxxx Lãi gộp xxxx(Trừ) Chi phí bất biến xxx (Trừ) Chi phí kinh doanh xxxLợi nhuận xx Lợi nhuận xxĐiểm khác nhau rõ ràng giữa hai báo cáo gồm: tên gọi và vị trí của các loại chi phí. Tuy nhiên, điểm khác nhau chính ở đây là khi doanh nghiệp nhận được báo cáo của kế toán tài chính thì không thể xác định được điểm hòa vốn và phân tích mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận, vì hình thức báo cáo của Kế toán tài chính nhằm mục đích cung cấp kết quả hoạt động kinh doanh cho các đối tượng bên ngoài, do đó chúng cho biết rất ít về cách ứng xử của chi phí. Ngược lại, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí lại có mục tiêu sử dụng cho các nhà quản trị, do đó ta có thể hiểu sâu thêm được về phân tích điểm hòa vốn cũng như giải quyết mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận.11.4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP1.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP)Số dư đảm phí (SDĐP) là số chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.Gọi x: sản lượng tiêu thụg: giá bána: chi phí khả biến đơn vịb: chi phí bất biếnTa có báo cáo thu nhập theo SDĐP như sau:Tổng số Tính cho 1 spDoanh thu gx gChi phí khả biến ax aSố dư đảm phí ( g – a )x g - aChi phí bất biến bLợi nhuận ( g – a )X-bTừ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xét các trường hợp sau:1 Kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP.HCM – nhà xuất bản thống kế - 2000SVTH: Phạm Duy Phương 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương- Khi doanh nghiệp không hoạt động, sản lượng X = 0 lợi nhuận của doanh nghiệp P = -b, doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng Xh, ở đó SDĐP bằng chi phí bất biến lợi nhuận của doanh nghiệp P = 0, doanh nghiệp đạt mức hòa vốn (g – a)Xh = bagbXh−=Sản lượng hòa vốn =CPBBSDĐP đơn vị- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng X1 > Xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g - a)X1 – b- Khi doanh nghiệp hoạt động tại sản lượng X2 > X1 > Xh → lợi nhuận của doanh nghiệp P = (g - a)X2 – bNhư vậy khi sản lượng tăng 1 lượng ∆X = X2 – X1Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = (g – a)(X2 – X1) → ∆P = (g – a)∆XKết luận: Thông qua khái niệm về SDĐP chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu sản lượng tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính sản lượng tăng thêm đó nhân với SDĐP đơn vị Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi doanh nghiệp vượt qua điểm hòa vốn.Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP- Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ xí nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn xí nghiệp.- Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại.Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ 1.4.2. Tỷ lệ SDĐPTỷ lệ SDĐP là tỷ lệ phần trăm của SDĐP tính trên doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm ( cũng bằng một đơn vị sản phẩm ).SVTH: Phạm Duy PhươngTỷ lệ SDĐP = g - agx 100% 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên PhươngTừ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:- Tại sản lượng X1→ Doanh thu: gX1→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X1 – b.- Tại sản lượng X2→ Doanh thu: gX2→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X2 – b.Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: ( gX2 – gX1 ) → Lợi nhuận tăng 1 lượng: ∆P = P2 – P1 ∆P = ( g – a )( X2 – X1)Kết luận : Thông qua tỷ lệ SDĐP ta có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu tăng thêm thì lợi nhuận tăng thêm bằng chính doanh thu tăng thêm đó nhân với tỷ lệ SDĐP. Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng một mức doanh thu thì ở những công ty, phân xưởng, sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP càng lớn thì lợi nhuận tăng càng lớn.Để hiểu rõ đặc điểm của những xí nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn - nhỏ, ta nghiên cứu các khái niệm cơ cấu chi phí.1.4.3. Cơ cấu chi phíCơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến (CPKB), chi phí bất biến (CPBB) trong tổng chi phí của từng doanh nghiệp.Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi.Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:- CPBB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP lớn, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng ( giảm ) nhiều hơn. Doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển của những doanh nghiệp này sẽ rất nhanh và ngược lại, nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm nhanh hoặc sẽ nhanh chóng phá sản nếu sản phẩm không tiêu thụ được - CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì CPKB thường chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ SDĐP nhỏ, nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có CPBB chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do đó tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì thiệt hại sẽ thấp hơn. Hai dạng cơ cấu chi phí trên đều có những ưu và nhược điểm. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình mà mỗi doanh nghiệp xác lập một cơ cấu chi phí riêng. Không có một mô hình cơ cấu chi phí chuẩn nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng, cũng như không có câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi cơ cấu chi phí như thế nào thì tốt nhất.Tuy vậy khi dự định xác lập một cơ cấu chi phí, chúng ta phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển dài hạn và trước mắt của doanh nghiệp, tình hình biến động của doanh số hằng năm, quan điểm của các nhà quản trị đối với rủi ro…SVTH: Phạm Duy Phương∆P = ( g - a )gx ( X2 - X1 )g 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương1.4.4. Đòn bẩy hoạt độngĐối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy, gọi một cách đầy đủ là ĐBHĐ, là cách nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.ĐBHĐ chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo ra một độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBHĐ là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu:Giả định có 2 doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBHĐ sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng CPBB lớn hơn khả biến thì tỷ lệ SDĐP lớn và ngược lại. Do vậy, ĐBHĐ cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBHĐ sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các doanh nghiệp có kết cấu ngược lại.Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBHĐ thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh nghiệp cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.Với dữ liệu đã có ở trên ta có:Tại sản lượng X1→ Doanh thu: gX1→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X1 – b.Tại sản lượng X2→ Doanh thu: gX2→ Lợi nhuận: P1 = ( g – a )X2 – bVậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBHĐ:SVTH: Phạm Duy PhươngĐBHĐ =Tốc độ tăng lợi nhuậnTốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán)>1Tốc độ tăng lợi nhuận =P2 - P1P1x 100% =( g - a )( X2 - X1 )( g - a )X1 - bTốc độ tăng doanh thu =gX2 - gX1gX1x 100%ĐBHĐ = ( g - a )( X2 - X1 )( g - a )X1 - b: gX2 - gX1gX1=( g - a )X1( g - a )X1 - b 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được ĐBHĐ, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng lên và độ lớn ĐBHĐ ngày càng giảm đi. ĐBHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn.1.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐNPhân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ CVP. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận. Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu xác định số lượng sản phẩm cần đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình.1.5.1. Điểm hòa vốn1.5.1.1. Khái niệm điểm hòa vốnĐiểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí. Tại điểm doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa vốn.Mối quan hệ chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể trình bày bằng mô hình sau:- SDĐP = Định phí ( ĐP ) + Lợi nhuận ( LN )- Doanh thu ( DT ) = Biến phí ( BP ) +Định phí ( ĐP ) + Lợi nhuận ( LN )Điểm hòa vốn theo khái niệm trên, là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí, nghĩa là lợi nhuận bằng 0 ( không lời, không lỗ ). Nói cách khác, tại điểm hòa vốn, SDĐP = định phíTại điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, nên SDĐP = ĐPSVTH: Phạm Duy PhươngĐộ lớn của ĐBHĐ =SDĐPLợi nhuận=SDĐPSDĐP - Định phíDoanh thu ( DT )Biến phí ( BP ) SDĐPBiến phí ( BP ) Định phí ( ĐP ) Lợi nhuận ( LN )Tổng chi phí ( TP ) Lợi nhuận ( LN ) 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên PhươngMinh hoạ đồ thị CVP tổng quát Y Xh ( Sản lượng hòa vốn ) XTrên đồ thị phẳng, điểm hòa vốn là toạ độ được xác định bởi khối lượng thể hiện trên trục hoành – còn gọi là khối lượng hòa vốn và bởi doanh thu thể hiện trên trục tung – còn gọi là doanh thu hòa vốn. Tọa độ đó chính là giao điểm hòa vốn của 2 đường biểu diễn: doanh thu và chi phí.Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cựa để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao1.5.1.2. Đồ thị điểm hòa vốnĐồ thị phân biệt:Ngoài dạng tổng quát của đồ thị hòa vốn, các nhà quản lý còn ưa chuộng dạng phân biệt. Về cơ bản, hai dạng này giống nhau về các bước xác định các đường biểu diễn, chỉ khác ở chỗ ở dạng phân biệt có thêm đường biến phí Ybp = ax song song với đường tổng chi phí Ytp = ax + b.SVTH: Phạm Duy Phương 9YhvYtp = ax + bYđp = bYdt = gxĐiểm hoà vốnbCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên PhươngMinh hoạ đồ thị CVP phân biệtĐồ thị hòa vốn dạng phân biệt phản ánh rõ từng phần một các khái niệm của mối quan hệ CVP là biến phí, định phí, SDĐP và lợi nhuận. Đồng thời cũng phản ánh rõ bằng hình vẽ kết cấu của mối quan hệ này.1.5.1.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn:Việc xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.- Sản lượng hòa vốnXét về mặt toán học, điểm hòa vốn là điểm của đường biểu diễn doanh thu với đường biểu diễn tổng chi phí. Vậy sản lượng tại điểm hòa vốn chính là ẩn của 2 phương trình biểu diễn hai đường đó.Phương trình biểu diễn doanh thu có dạng:Ydt = gXPhương trình biểu diễn của tổng chi phí có dạng:Ytp = aX + bTại điểm hòa vốn thì Ydt = Ytp → gX = aX + b (1)Giải phương trình (1) để tìm X, ta có: SVTH: Phạm Duy PhươngX = bg - a 10Yđp = bYbp = ax Ytp = ax + bĐịnh phíYdt = gxĐiểm hoà vốnbBiến phíSDĐP Lợi nhuậnYXXh = ( Sản lượng hòa vốn )YhCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương Vậy:- Doanh thu hòa vốnDoanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bánPhương trình biểu diễn doanh thu có dạng Ydt = gX Tại điểm hòa vốn Yhv = g.bg - a=b( g - a ) / g=Định phíTỷ lệ SDĐP Vậy: 1.5.1.4. Phương trình lợi nhuậnTừ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ CVP.Doanh thu = định phí + Biến phí + Lợi nhuận gx = b + ax + PTa thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lợi nhuận như dự kiến, doanh nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và doanh thu cần phải thực hiện.Đặt Pm: Lợi nhuận mong muốn xm: Mức tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốngxm: Doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.Từ đó có thể tìm được sản lượng tiêu thụ để được lợi nhuận mong muốn là:Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: SDĐP được thể hện bằng chỉ tiêu tương đối ( tỷ lệ SDĐP ), lúc đó có thể xác định được mức doanh thu phải thực hiện để đạt được lợi nhuận mong muốn bằng cách vận dụng công thức sau:SVTH: Phạm Duy PhươngSản lượng hòa vốn =Định phíSDĐP đơn vịX = bg - anênDoanh thu hòa vốn = Định phíTỷ lệ SDĐPXm = b + Pmg - a=Định phí + Lợi nhuận mong muốnĐơn giá bán - Biến phí đơn vị 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương1.5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốnNgoài khối lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác: chất lượng của điểm hòa vốn. Mỗi phương pháp đều cung cấp một tiêu chuẩn đánh giá hữu ích về hiệu quả kinh doanh và sự rủi ro.1.5.2.1. Thời gian hoàn vốnThời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Trong đó:1.5.2.2. Tỷ lệ hòa vốnTỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh ( giả định giá bán không đổi ).Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức chất lượng hoạt động kinh doanh, nó có thể được hiểu như là thước đo sự rủi ro. Trong khi thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt thì tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn.1.5.2.3. Doanh thu an toànDoanh thu an toàn còn được gọi là số dư an toàn, được xác định như phần chênh lệch giữa doanh thu hoạt động trong kỳ so với doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số dư tuyệt đối và số tương đối.SVTH: Phạm Duy PhươnggXm = b + Pmg - ax g =b + Pm( g - a )/g=Định phí + Lợi nhuận mong muốnTỷ lệ SDĐPThời gian hòa vốn = Doanh thu hòa vốnDoanh thu bình quân 1 ngàyDoanh thu bình quân 1 ngày =Doanh thu trong kỳ360 ngàyTỷ lệ hòa vốn = Sản lượng hòa vốnSản lượng tiêu thụ trong kỳx 100% 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại.Để thấy rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn được quyết định bởi cơ cấu chi phí. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ SDĐP lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn.Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.1.6. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁNĐiểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến, khi giá bán thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.( Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán- kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP. HCM – nhà xuất bản thống kê )1.7. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVPQua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định.- Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân chia chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.SVTH: Phạm Duy PhươngMức doanh thu an toàn = Mức doanh thu đạt được - Mức doanh thu hòa vốnTỷ lệ số dư an toàn = Mức doanh thu an toànMức doanh thu đạt đượcx 100% 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN GVHD: Th.S Võ nguyên Phương- Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách háng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán…- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị ( điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động…)- Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.( Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP - kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP. HCM – nhà xuất bản thống kê )SVTH: Phạm Duy Phương 14CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP GVHD: Th.S.Võ Nguyên Phương CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AG2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNTheo quyết định số 52/QĐUB ngày 10/06/1981 của UBND tỉnh An Giang, Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang được thành lập trụ sở tại 34 – 36 Ngô Gia Tự - TPLX – An Giang với hình thức hoạt động là sản xuất kinh doanh dược phẩm, vật tư, trang thiết bị… Năm 1992 Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang chuyển thành doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang.Cuối năm 1996 thao quyết định 82/QĐUB ngày 07/12/1996 của UBND tỉnh An Giang. Công ty Dược Phẩm An Giang thành lập trên cơ sở sát nhập công ty Dược và vật tư y tế An Giang với Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang. Trụ sở tại số 27 - đường Nguyễn Thái Học – phường Mỹ Bình – TPLX - tỉnh An giang.Theo quyết định số 277/QĐUB ngày 29/12/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc chuyển Doanh Nghiệp Nhà Nước thành Công Ty Cổ Phần, theo đó công ty Dược Phẩm An Giang thực hiện cổ phần hoá Nhà Nước giữ 46% cổ phần còn lại.Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANGTê giao dịch quốc tế: AN GIANG PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK.Tên viết tắt: ANGIPHARMA.Mã số thuế: 1600191319-1Điện thoại: ( 076 ) 854961 – 854964 – 857300Fax: 857310Công ty cổ phần dược phẩm An Giang chuyên sản xuất kinh doanh thuốc, vật tư trang thiết bị, dụng cụ y tế, thực phẩm có bổ sung vitamin và khoáng chất mỹ phẩm, nguyên phụ liệu sản xuất phục vụ ngành dược và các ngành khác được pháp luật cho phép.2.2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG2.2.1. Mục đíchNhằm giải quyết vấn đề phòng và chữa bệnh cho tất cả mọi người, công ty thực hiện tốt bào chế, sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm điều trị có hiệu quả nhanh chóng, an toàn, tinh khiết. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách ổn định, phù hợp với mục đích đề ra, tích lũy ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động.2.2.2. Phạm vi hoạt độngChủ yếu là sản xuất kinh doanh dược phẩm, cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế, các đại lý trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.SVTH: Phạm Duy Phương 15