Ý kiến nhận định về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Bài làm

1. Tác giả và tác phẩm:

Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan, ông trở về quê nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.

Ông để lại một số thư và cuốn Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán. Đây là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian. Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân, 19 trong 20 truyện có lời bình. Truyền kì mạn lục là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và có tính nhân dân, sâu sắc.

2. Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương:

Chuyện người con gái Nam Xương rút trong tập Truyền kì mạn lục.

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chẳng bao lâu sau Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. Vũ Nương rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên... .

Nàng đang có mang, xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản. Nửa năm sau, mẹ chồng vì già yếu và nhớ thương con đi lính, rồi lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men. Mẹ chồng qua đời, nàng thương xót lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, Trương Sinh được trở về. Con trai vừa học nói. Chàng bế con thơ đi thăm mồ mẹ. Đứa con quấy khóc, Trương Sinh hết sức dỗ dành. Con ngây thơ nói: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng gặng hỏi, đứa con mới cho hay "có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Trương Sinh vốn tính hay ghen, đinh ninh là vợ hư, la um cho hả giận, nhiếc mắng đuổi đi. Nàng khóc lóc phân trần, họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, Trương Sinh cũng chẳng nghe. Trước cảnh bình rơi trâm gãy, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang với lời nguyền: “nếu đoan trang” vào nước xin làm Ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ...". Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa!". Bây giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình đã bị chết oan!

Lại nói về chuyện Phan Lang trước làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh, đến xin kêu tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Chợt nghĩ đến chuyện chiêm bao, Phan Lang bèn thả con rùa. Sau đó, Phan Lang chạy loạn, đắm thuyền, thấy dạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi nhìn thấy nói rằng: "Đây là vị ân nhân cứu sống ta thuở xưa" rồi lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ, Phan Lang được cứu sống. Linh Phi là vua biển Nam Hải mở tiệc thiết đãi ân nhân mình. Có vô số mỹ nhân quần áo thướt tha, mái tóc dài đến dự tiệc.

Trong số đó có một thiếu phụ xinh đẹp chỉ điểm một chút son phấn rất giống Vũ Nương. Tiệc xong, người đàn bà ấy nói với Phan Lang: "Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã quên nhau rồi ư?"- Nghe kể đến chuyện làng quê Vũ Nương khóc. Nàng gửi về một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về...

Linh Phi sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan Lang ra khỏi Cung nước, về đến nhà, Phan Lang kể lại chuyện gặp Vũ Nương và trao lại chiếc hoa vàng. Trương Sinh bèn lập đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Trương Sinh thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, nói vọng vào: “... Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa..." - Bóng nàng mờ nhạt dần mà biến mất.

BÀI LÀM

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực [câu chuyện được lưu truyền trong dân gian] với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì [yếu tố kì lạ hoang đường].

Giá trị nội dung của tắc phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh - một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách - sản phẩm của xã hội đương thời.

Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo [tam tòng, tứ đức]. Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi... Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa [cũng là của tác giả] về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.

Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kì được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời [ở hiền gặp lành]. Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lí tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.

Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.

A, MB - giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ: Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kỳ mà triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây nội chiến kéo dài. Ông là người học rộng tài cao nhưng bất mãn với thời cuộc mà bỏ về quê sống ẩn dật như bao trí thức đương thời khác để viết sách và nuôi mẹ già - giới thiệu văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương": Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 17 trong 20 truyện của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. Văn bản đã thể hiện hoàn cảnh tội nghiệp, số phận bất hạnh của nhân vật Vũ Nương cùng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. - Nhận xét về số phận của nhân vật Vũ Nương, nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng "hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. B, TB 1, Hạnh phúc ngắn ngủi Đầu tiên, người đọc có thể thấy được hạnh phúc tưởng chừng hạnh phúc nhưng vô cùng ngắn ngủi của nhân vật. Vũ Nương là người con gái nết na nhưng có xuất thân nghèo khó, nhưng lại được sống tương đối sung túc với người chồng Trương Sinh là con nhà hào phú. - Cuộc sống của nàng với chồng vẫn tương đối êm đềm trôi qua khi Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi chồng đi lính rồi, nàng vẫn một mình chăm sóc cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng và tự mình sinh con rồi nuôi con khôn lớn. - Khi có con, nàng được hưởng hạnh phúc làm mẹ, được chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn. Và rồi, khi Trương Sinh trở về từ nơi chiến trận một cách bình an, dẫu tưởng cuộc sống gia đình sẽ được đoàn tụ, yên bình nhưng hạnh phúc của nàng có lẽ đến đây là chấm dứt trước khi biến cố ập đến. - Kết thúc tác phẩm, dù được minh ona trong tán cờ võng lọng rực rỡ nhưng đó chỉ là ảo ảnh, là hạnh phúc an ủi cuối cùng cho số phận bạc mệnh của nàng. Hạnh phúc của nàng không tìm được ở nơi trần thế mà chỉ có ra đi vĩnh viễn rồi mới được yên thân. Trên thực tế, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, còn nàng thì mãi mãi chẳng thể trở về nhân gian này. 2, Số phận bất hạnh - Đồng thời, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc cũng thấy được số phận bất hạnh thay vì được hưởng hạnh phúc. - Nàng được nương tựa gia đình hào phú nhà chồng nhưng lại phải sống cùng người chồng đa nghi, hay ghen và ít học. Chẳng những thế, nàng còn phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng khi chồng đi lính. - Dù được hưởng hạnh phúc làm mẹ, nhưng đè nặng lên vai nàng là nỗi vất vả nhọc nhằn khi vừa làm cha, vừa làm mẹ để dành hết tình yêu thương cho con. - Và khi chồng về là toàn bộ biến cố sóng gió ập đến với nàng. Nàng bị chồng nghi cho là thất tiết, không chung thủy, bị mang nỗi oan mà chỉ có ông trời và dòng nước mới hiểu và giải oan được cho nàng mà thôi - Nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, tự kết thúc nhân duyên của mình ở nhân gian. Hạnh phúc của nàng mãi mãi chẳng thể tìm được ở nhân gian vì những lễ giáo phong kiến đè nặng lên vai người phụ nữ, vì người chồng đa nghi và vì nỗi oan khuất của nàng. C, KB Tóm lại, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc thấy được số phận bất hạnh của nàng cùng với chuỗi ngày hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi vô cùng. Thay vì được hưởng hạnh phúc, nàng liên tiếp phải chịu đựng những vất vả, nhọc nhằn và oan khuất thấu trời. BÀI LÀM Nguyễn Dữ là học trò của Tuyết giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông sống ở thế kỷ XVI, là thời kỳ mà triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh gây nội chiến kéo dài. Ông là người học rộng tài cao nhưng bất mãn với thời cuộc mà bỏ về quê sống ẩn dật như bao trí thức đương thời khác để viết sách và nuôi mẹ già. Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" là truyện thứ 17 trong 20 truyện của tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. Văn bản đã thể hiện hoàn cảnh tội nghiệp, số phận bất hạnh của nhân vật Vũ Nương cùng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Nhận xét về số phận của nhân vật Vũ Nương, nhà phê bình Đồng Thị Sáo cho rằng "hạnh phúc trong cuộc đời Vũ Thị Thiết là một thứ hạnh phúc vô cùng mong manh, ngắn ngủi. Mong manh như sương như khói và ngắn ngủi như kiếp sống của đoá phù dung sớm nở, tối tàn". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được hạnh phúc tưởng chừng hạnh phúc nhưng vô cùng ngắn ngủi của nhân vật. Vũ Nương là người con gái nết na nhưng có xuất thân nghèo khó, nhưng lại được sống tương đối sung túc với người chồng Trương Sinh là con nhà hào phú. Cuộc sống của nàng với chồng vẫn tương đối êm đềm trôi qua khi Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi chồng đi lính rồi, nàng vẫn một mình chăm sóc cho gia đình, chăm sóc cho mẹ chồng và tự mình sinh con rồi nuôi con khôn lớn. Khi có con, nàng được hưởng hạnh phúc làm mẹ, được chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn. Và rồi, khi Trương Sinh trở về từ nơi chiến trận một cách bình an, dẫu tưởng cuộc sống gia đình sẽ được đoàn tụ, yên bình nhưng hạnh phúc của nàng có lẽ đến đây là chấm dứt trước khi biến cố ập đến. Kết thúc tác phẩm, dù được minh ona trong tán cờ võng lọng rực rỡ nhưng đó chỉ là ảo ảnh, là hạnh phúc an ủi cuối cùng cho số phận bạc mệnh của nàng. Hạnh phúc của nàng không tìm được ở nơi trần thế mà chỉ có ra đi vĩnh viễn rồi mới được yên thân. Trên thực tế, Trương Sinh vẫn mất vợ, bé Đản vẫn mất mẹ, còn nàng thì mãi mãi chẳng thể trở về nhân gian này. Đồng thời, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc cũng thấy được số phận bất hạnh thay vì được hưởng hạnh phúc. Nàng được nương tựa gia đình hào phú nhà chồng nhưng lại phải sống cùng người chồng đa nghi, hay ghen và ít học. Chẳng những thế, nàng còn phải chịu cảnh cô đơn lẻ bóng khi chồng đi lính. Dù được hưởng hạnh phúc làm mẹ, nhưng đè nặng lên vai nàng là nỗi vất vả nhọc nhằn khi vừa làm cha, vừa làm mẹ để dành hết tình yêu thương cho con. Và khi chồng về là toàn bộ biến cố sóng gió ập đến với nàng. Nàng bị chồng nghi cho là thất tiết, không chung thủy, bị mang nỗi oan mà chỉ có ông trời và dòng nước mới hiểu và giải oan được cho nàng mà thôi. Nàng gieo mình xuống sông tự vẫn, tự kết thúc nhân duyên của mình ở nhân gian. Hạnh phúc của nàng mãi mãi chẳng thể tìm được ở nhân gian vì những lễ giáo phong kiến đè nặng lên vai người phụ nữ, vì người chồng đa nghi và vì nỗi oan khuất của nàng. Tóm lại, ở nhân vật Vũ Nương, người đọc thấy được số phận bất hạnh của nàng cùng với chuỗi ngày hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi vô cùng. Thay vì được hưởng hạnh phúc, nàng liên tiếp phải chịu đựng những vất vả, nhọc nhằn và oan khuất thấu trời.

1. Mở bài: - Dẫn dắt, trích dẫn yêu cầu của đề bài. 2. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của lời nhận xét - Nhận xét của nhà phê bình Đồng Thị Sáo đã đề cập đến hạnh phúc. Đó là một khái niệm trừu tượng. Mỗi người có những cách cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Song có thể hiểu hạnh phúc là một trạng thái tinh thần mà con người thoả mãn những ước mơ, hy vọng của mình. - Hạnh phúc mong manh và ngắn ngủi: Hạnh phúc không tồn tại bền vững, không tồn tại lâu dài. Nó chỉ thoáng qua trong cuộc đời con người rồi tan vỡ nhanh chóng. * Chứng minh lời nhận xét - Khẳng định nhận xét trên là đúng, vì “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ kể về người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời của nàng lại không được hưởng niềm hạnh phúc lâu dài, bền vững. - Niềm hạnh phúc của Vũ Thị Thiết trong cuộc sống dương thế thật mong manh, ngắn ngủi: + Vũ Thị Thiết tên thường gọi là Vũ Nương. Người con gái đẹp người, đẹp nết nhưng lại lấy phải Trương Sinh người chồng ít học, đa nghi. Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Vũ Nương không được quyền tự quyết định hạnh phúc của mình. + Cuộc sum vầy chưa được bao lâu Trương Sinh phải lên đường tòng quân. Vũ Nương chưa được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn đã phải sớm sống trong cảnh chia li. + Những ngày vắng chồng Vũ Nương chỉ chiếc bóng của mình trên tường nói là cha Đản- đây là cách nói sơn cùng thủy tận về chữ “đồng” trong đạo vợ chồng. Vậy mà đời Vũ Nương tan nát hạnh phúc lại bắt đầu từ đấy. + Bé Đản - ngây thơ, trong trắng lầm tưởng cái bóng của mẹ là cha thật của mình- bé hoàn toàn vô tội nhưng lại là tác nhân trực tiếp gây ra sự tan nát hạnh phúc của cuộc đời người mẹ thân yêu của nó. + Cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ của Vũ Nương thật ngắn ngủi. Trương Sinh trở về tưởng rằng nàng sẽ được hưởng niềm vui hạnh phúc sum họp bên chồng con, gia đình. Nhưng Trương Sinh vì ghen tuông mù quáng nên chàng đã nghe lời con trẻ nghi oan cho Vũ Nương. Trương Sinh đã mắng nhiếc, đánh, đuổi Vũ Nương đi, buộc nàng phải tìm đến cái chết. Trương Sinh là một kẻ giết vợ vô tình và tự tàn phá niềm hạnh phúc mong manh của gia đình. + Nguyên nhân của niềm hạnh phúc mong manh, ngắn ngủi: Nguyên nhân trực tiếp là lời nói hồn nhiên vô tư của đứa con, là tính đa nghi, hay ghen của anh chồng Trương Sinh; nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền đã cướp đi quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ. Đó chính là giá trị hiện thực của truyện. - Niềm hạnh phúc của Vũ Thị Thiết trong cuộc sống ở thuỷ cung cũng mong manh, chỉ là ảo ảnh. + Sau khi gieo mình xuống bến Hoàng Giang, Vũ Nương được các nàng tiên rẽ một được nước đưa xuống thuỷ cung sống sung sướng. Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa giữa dòng nói những lời từ biệt với Trương Sinh rồi biến mất. Đây là những chi tiết kì ảo tạo một kết thúc có hậu cho câu chuyện, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng. Nhưng hạnh phúc đó cũng chỉ mong manh, hư vô không có thật trong cuộc đời. + Những yếu tố kì ảo, hoang đường về cuộc sống sung sướng, hạnh phúc của Vũ Nương ở thuỷ cung vừa thể hiện giá trị nhân đạo vừa thể hiện giá trị hiện thực. - Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã gửi đến chúng ta một bức thông điệp có được hạnh phúc gia đình đã khó, gìn giữ hạnh phúc hạnh phúc ấy càng khó hơn. Nếu ta không biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ hạnh phúc thì hạnh phúc thật mong manh, ngắn ngủi. 3. Kết bài: + Khẳng định lại vấn đề. + Rút ra bài học liên hệ.