Xương hông là gì

Xương hông là gì

Ảnh minh họa. Nguồn: xuehua.us

   Khớp là nơi có hai hoặc nhiều xương hợp lại với nhau, và khớp hông là một khớp kiểu chỏm-ổ cối. Chỏm là đầu của xương đùi và ổ cối là phần cong lõm của xương chậu. Cấu trúc của khớp hông cho phép hông có nhiều chuyển động hơn bất kỳ loại khớp nào khác. Ví dụ: Bạn có thể xoay và di chuyển hông theo nhiều hướng. Các khớp khác, chẳng hạn như gối và khuỷu tay, chỉ cho phép di chuyển hạn chế theo một hướng.

   Gãy khớp hông là một tình trạng nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi và hầu như luôn cần phẫu thuật. Các biến chứng liên quan đến gãy khớp hông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các loại gãy khớp hông

   Gãy khớp hông thường xảy ra ở phần chỏm xương đùi và có thể xảy ra ở những nơi khác. Đôi khi, ổ cối cũng có thể bị rạn nứt.

- Gãy cổ xương đùi: Loại gãy này xảy ra ở đầu trên xương đùi khoảng 2-3 cm từ nơi chỏm gặp ổ cối. Gãy cổ xương đùi có thể làm giảm lưu thông máu đến chỏm xương đùi của bạn.

- Gãy liên mấu chuyển: Gãy liên mấu chuyển ở vị trí xa hơn. Nó cách khớp hông khoảng 7-10cm và không làm giảm cấp máu đến xương đùi.

- Gãy trong bao khớp: Loại gãy xương này ảnh hưởng đến chỏm và ổ cối. Nó cũng có thể gây rách các mạch máu đi vào chỏm.

Nguyên nhân gây ra gãy khớp hông

Nguyên nhân tiềm ẩn của gãy khớp hông bao gồm:

- Ngã trên bề mặt cứng hoặc từ một độ cao lớn.

- Chấn thương đập vào hông, chẳng hạn như tai nạn xe hơi.

- Các bệnh như loãng xương.

- Béo phì, dẫn đến tăng áp lực tì đè vào khớp hông.

Ai có nguy cơ cao?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị gãy khớp hông, bao gồm:

- Tiền sử gãy khớp hông: Nếu bạn đã từng gãy khớp hông, bạn có nguy cơ lớn hơn.

- Chủng tộc: Nếu bạn là người gốc châu Á hoặc người da trắng, bạn có nguy cơ cao bị loãng xương.

- Giới: Nếu bạn là phụ nữ, nguy cơ gãy khớp hông sẽ tăng lên. Điều này là do phụ nữ dễ bị chứng loãng xương hơn nam giới.

- Tuổi: Nếu bạn 60 tuổi hoặc lớn hơn, bạn có thể có nguy cơ bị gãy khớp hông. Khi bạn lớn tuổi, sức mạnh và mật độ xương của bạn sẽ giảm đi. Xương yếu có thể dễ vỡ. Tuổi cao cũng thường có những vấn đề thị lực và giữ thăng bằng và các vấn đề khác có thể làm cho bạn có nhiều khả năng bị ngã.

- Suy dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ xương, như protein, vitamin D và canxi. Nếu bạn không nhận được đủ calo hoặc chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống của mình, bạn có thể bị suy dinh dưỡng. Điều này có thể làm bạn có nguy cơ gãy xương. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người lớn tuổi bị suy dinh dưỡng có nguy cơ gãy khớp hông nhiều hơn.

Triệu chứng

Các triệu chứng gãy khớp hông có thể bao gồm:

- Đau ở vùng hông và vùng bẹn.

- Chân bị ảnh hưởng ngắn hơn chân còn lại.

- Không thể đi bộ hoặc mang nặng tại bên hông bị ảnh hưởng.

- Viêm khớp hông.

- Bầm tím.

   Gãy khớp hông có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị gãy khớp hông, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Chẩn đoán

   Bác sĩ có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng của gãy khớp hông, chẳng hạn như sưng tấy, bầm tím hoặc biến dạng. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm đặc biệt để xác nhận đánh giá ban đầu.

  Chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí vết nứt/gãy. Thông thường, chụp X-quang để thu được hình ảnh khớp hông của bạn. Nếu chụp X- quang không cho thấy tình trạng gãy xương, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như chụp MRI hoặc CT.

  Chụp cộng hưởng từ MRI có thể cho thấy tình trạng gãy khớp hông tốt hơn so với chụp X-quang. Chụp MRI có thể cho thấy nhiều hình ảnh chi tiết của khu vực hông. Bác sĩ có thể xem những hình ảnh này trên phim hoặc trên màn hình máy tính. Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp nhìn thấy hình ảnh của xương hông và các cơ, mô, và chất béo xung quanh.

Điều trị gãy xương hông

   Bác sĩ sẽ cân nhắc tuổi và tình trạng thể chất của bạn trước khi lập kế hoạch điều trị. Nếu bạn lớn tuổi và có các vấn đề y tế ngoài gãy hông, cách điều trị của bạn có thể sẽ hơi khác. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

- Dùng thuốc.

- Phẫu thuật.

- Vật lý trị liệu.

   Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu của bạn. Ngoài ra, phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất để sửa chữa hoặc thay thế khớp hông của bạn. Phẫu thuật thay thế khớp hông bao gồm việc tháo phần bị hỏng của khớp hông và đặt phần khớp nhân tạo vào vị trí của nó. Nếu bạn tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Phục hồi và triển vọng dài hạn

   Bạn sẽ được xuất viện vài ngày sau khi phẫu thuật, và bạn có thể cần phải dành thời gian để phục hồi chức năng. Sự phục hồi của bạn phụ thuộc vào trạng thái thể chất của bạn trước khi bị thương.

   Mặc dù phẫu thuật thành công trong hầu hết các trường hợp, nhưng bạn vẫn có thể gặp phải các biến chứng sau đó. Gãy khớp hông có thể làm giảm khả năng đi bộ trong một khoảng thời gian. Sự bất động này có thể dẫn đến:

- Loét do tì đè.

- Cục máu đông ở chân hoặc phổi.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Viêm phổi.

Đối với người lớn tuổi

   Gãy khớp hông có thể nghiêm trọng, đặc biệt nếu bạn là người lớn tuổi. Điều này là do nguy cơ phẫu thuật cho người cao tuổi và nhu cầu phục hồi cơ thể.

   Nếu sự hồi phục của bạn không tiến triển, bạn có thể cần phải đi đến các cơ sở chăm sóc dài hạn. Việc mất khả năng di chuyển và sống độc lập có thể dẫn đến trầm cảm ở một số người, và điều này có thể làm chậm khả năng phục hồi.

   Người lớn tuổi có thể thực hiện các bước để chữa bệnh từ phẫu thuật hông và ngăn ngừa gãy xương mới. Bổ sung canxi có thể giúp tăng mật độ xương. Các bác sĩ khuyến nghị nên tập thể dục để ngăn ngừa gãy xương và củng cố sức mạnh của xương. Tuy nhiên trước khi bạn tiến hành bất cứ bài tập nào sau khi phẫu thuật hông, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Gãy xương hông là một chấn thương nghiêm trọng, với các biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Nguy cơ gãy xương hông tăng theo tuổi tác. Để biết thêm những thông tin cơ bản về loại chấn thương này hãy tìm hiểu cùng ThS.BS Vũ Thành Đô trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về gãy xương hông

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy xương hông đó chính là sử dụng nhiều loại thuốc, thị lực kém và rối loạn thăng bằng cũng có thể khiến người lớn tuổi bị té ngã. Người bệnh có nguy cơ tăng lên bởi vì xương có xu hướng suy yếu theo tuổi tác (loãng xương).

Gãy xương hông hầu như phải phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế, tiếp theo là vật lý trị liệu. Áp dụng các biện pháp duy trì mật độ xương và tránh té ngã có thể giúp ngăn ngừa gãy xương hông.

2. Triệu chứng của gãy xương hông

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương hông, bao gồm:

  • Không có khả năng đi bộ hoặc đứng dậy sau một cú ngã
  • Cảm thấy đau dữ đội ở vùng hông hoặc háng của bạn
  • Không có khả năng dồn trọng lượng lên chân bên phần hông bị tổn thương
  • Bầm tím, sưng bên trong và vùng khu vực xung quanh hông của bạn
  • Chân ở bên hông tổn thương ngắn hơn
  • Chân ở bên hông tổn thương xoay ra ngoài

3. Nguyên nhân nào gây gãy xương hông?

Do một lực tác động mạnh – ví dụ như trong tai nạn xe hơi – có thể gây gãy xương hông ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi. Ở người lớn tuổi, gãy xương hông thường do té ngã khi đang đứng. Đối với người có xương rất yếu, gãy xương hông có thể xảy ra đơn giản bằng cách đứng trên một chân và xoay chân.

4. Những yếu tố nguy cơ nào dễ gây gãy xương hông?

Tỷ lệ gãy xương hông tăng đáng kể với:

  • Tuổi: Mật độ xương và khối lượng cơ có xu hướng giảm dần theo tuổi. Người già cũng có thể gặp vấn đề về thị lực và thăng bằng làm tăng nguy cơ té ngã.
  • Giới tính của bạn: Tần suất gãy xương hông ở nữ giới thường cao gấp ba lần so với nam giới. Nữ giới bị mất mật độ xương nhanh hơn nam giới.
  • Loãng xương: Nếu bạn bị loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương.
  • Những bệnh lý mãn tính khác: Bệnh lý nội tiết, ví dụ như tuyến giáp hoạt động quá mức, có thể làm xương mỏng đi. Một sống bệnh khác có thể ảnh hưởng tới hệ thống não và thần kinh, chẳng hạn như: bệnh Parkinson, đột quỵ và bệnh lý thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, hạ đường huyếthạ huyết áp cũng có thể là nguy cơ gây té ngã.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc Cortisone (Prednisone) có thể làm xương suy yếu nếu sử dụng một thời gian dài. Các loại thuốc tác động lên hệ thống thần kinh trung ương, như thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần và thuốc an thần thường liên quan đến té ngã nhất.
  • Rối loạn dinh dưỡng: Thiếu hụt canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn khi còn trẻ có thể làm giảm khối lượng xương đỉnh và làm tăng nguy cơ gãy xương trong cuộc sống sau này.
  • Sử dụng rượu và thuốc lá: Cả hai đều có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo và duy trì xương, dẫn đến bị giảm mật độ xương.

5. Gãy xương hông sẽ có những biến chứng gì?

Gãy xương hông có thể làm giảm sự tự lập của bản thân và đôi khi rút ngắn thời gian sống của bạn. Khoảng một nửa số người bị gãy xương hông không thế lấy lại được khả năng sống tự lập.

Nếu gãy xương hông khiến bạn phải bất động một thời gian dài, các biến chứng có thể xảy ra. Bao gồm:

  • Xuất hiện cục máu đông ở chân hoặc phổi của bạn
  • Nằm liệt giường và loét tỳ đè
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm phổi
  • Sụt giảm khối lượng cơ, làm tăng nguy cơ té ngã và chấn thương
  • Tử vong

6. Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương hông?

Thực hiện lối sống lành mạnh ở tuổi vị thành niên sẽ tạo ra khối lượng xương đỉnh cao hơn. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở những năm sau đó. Các biện pháp tương tư được áp dụng ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm nguy cơ té ngã và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Để tránh té ngã và duy trì xương khỏe mạnh, cần:

  • Cung cấp đủ canxi và vitamin D: Theo nguyên tắc chung, đàn ông, phụ nữ trên 50 tuổi cần 1200 mg canxi và 600 đơn vị vitamin D mỗi ngày.

       >> Tìm hiểu thêm 3 loại vitamin quan trọng cho xương khớp

  • Tập thể dục và cải thiện sự thăng bằng: Tập các bài thể dục chịu sức nặng. Chẳng hạn như đi bộ, sẽ giúp bạn duy trì mật độ xương đỉnh. Tập thể dục cũng làm tăng sức mạnh tổng thể của bạn, giúp bạn ít có khả năng té ngã. Tập thăng bằng cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ té ngã. Bởi vì khả năng giữ thăng bằng có xu hướng giảm đi theo tuổi tác.
  • Tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu quá nhiều: Thuốc lá và rượu có thể làm giảm mật độ xương. Uống quá nhiều rượu có thể ảnh hưởng khả năng giữ thăng bằng và khiến bạn dễ bị té ngã.
  • Khám mắt: Khám mắt mỗi năm hoặc thường xuyên hơn nếu bạn bị đái tháo đường hoặc bệnh lý về mắt.
  • Theo dõi tác dụng phụ của thuốc: Cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt, có thể là do tác dụng phụ của thuốc, có thể làm tăng nguy cơ té ngã.
  • Đứng lên từ từ. 
  • Sử dụng gậy, gậy đi bộ hoặc khung tập đi cho người già.
Xương hông là gì
Gãy xương hông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

7. Chẩn đoán gãy xương hông

Thông thường bác sĩ có thể xác định bạn bị gãy xương hông dựa trên các triệu chứng và tư thế bất thường của hông và chân của bạn. X-Quang thường sẽ xác nhận lại rằng bạn bị gãy xương và cho biết vị trí gãy.

Nếu X-Quang của bạn không cho thấy gãy xương nhưng bạn vẫn bị đau hông. Bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI hoặc xạ hình xương để tìm đường gãy.

Hầu hết gãy xương hông xảy ra ở một trong hai vị trí trên xương dài. Xương dài kéo dài từ xương chậu đến đầu gối của bạn, hay còn gọi là xương đùi.

  • Cổ xương đùi: Khu vực này nằm ở phần trên của xương đùi, phần đầu xương đùi ngay dưới khớp hình cầu
  • Vùng gian mấu chuyển: Vùng này nằm cách xa khớp hông một chút, ở phần trên xương đùi và nhô ra ngoài.
Xương hông là gì
Chẩn đoán gãy xương hông thông qua chụp X-quang

8. Điều trị gãy xương hông

Nói chung, loại phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của gãy xương. Ngoài ra, còn tùy vào xương gãy không căn chỉnh đúng, tuổi và bệnh lý nền. Các lựa chọn có thể bao gồm:

  • Cố định trong, dùng nẹp: Một vít kim loại được đưa vào trong xương để giữ nó lại với nhau và đợi vết gãy lành lại. Đôi khi vít kim loại được gắn vào một tấm kim loại chạy xuống xương đùi.
  • Thay thế xương hông toàn phần: Xương đùi của bạn và ổ khớp trong xương chậu được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo (chân giả). Ngày càng nhiều các nghiên cứu cho thấy thay khớp hông toàn phần có hiệu quả hơn về chi phí. Không chỉ vậy, nó còn cho thấy có liên quan đến kết quả lâu dài tốt hơn ở những người trưởng thành khỏe mạnh và sống độc lập.
  • Thay thế xương hông bán phần: Nếu các đầu xương gãy bị dịch chuyển hoặc tổn thương, phẫu thuật viên có thể loại bỏ đầu và cổ xương đùi và lắp đặt một thiết bị kim loại để thay thế. Phương pháp này có thể được khuyến cáo ở người trưởng thành có bệnh lý khác hoặc có suy giảm nhận thức hoặc những người không còn sống tự lập.

Bác sĩ có thể đề nghị thay khớp hông bán hoặc toàn phần nếu lượng máu cung cấp cho phần cầu của khớp háng bị tổn thương do gãy xương. Loại chấn thương như vậy thường xảy ra ở người lớn tuổi bị gãy cổ xương đùi. Điều đó có nghĩa là xương ít có khả năng hồi phục hơn.

9. Phục hồi chức năng ở bệnh nhân bị gãy xương hông

Xương hông là gì
Kết hợp vật lý trị liệu sau khi điều trị gãy xương hông

Đội ngũ chăm sóc của bạn có thể sẽ hỗ trợ bạn ra khỏi giường và di chuyển vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Vật lý trị liệu sẽ bắt đầu tập trung vào các bài tập tăng cường và chuyển động trong giới hạn. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật và liệu bạn có được giúp đỡ tại nhà hay không, thì mới xác định bạn có thể cần phải chuyển đến một cơ sở chăm sóc cộng đồng khác.

Tại nơi chăm sóc mở rộng và tại nhà, bạn có thể điều trị với một nhà vật lý trị liệu để học các kỹ thuật để tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như sử dụng nhà vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo và nấu ăn. Nhà vật lý trị liệu sẽ xác định xem liệu một cái khung tập đi hoặc xe lăn có thể giúp bạn lấy lại khả năng vận động và sự tự lập.

Gãy xương hông thường do một chấn thương nghiêm trọng và có thể gây tổn thương các cơ quan khác. Đối với một số người, chấn thương nhẹ hoặc té ngã cũng có thể khiến xương hông bị gãy. Vì thế, nếu có những triệu chứng trên sau khi té ngã, hãy đến với cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.