Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 44, 45 tập 2

Câu 1 trang 43 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc bài Vịnh Hạ Long (Tiếng Việt 5, tập một, trang 70 - 71), làm các việc sau:

Vịnh Hạ Long

     Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.

     Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh.

     Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

      Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

      Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

Theo Thi Sảnh

a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn :

- Mở bài: ........

- Thân bài: ........

- Kết bài: ........

b) Xác định các đoạn của thân bài. Nêu nội dung miêu tả của mỗi đoạn:

Các đoạn Nội dung miêu tả của mỗi đoạn
............... ........................

c) Những câu văn in đậm trong bài có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?

Phương pháp giải:

a. - Mở bài là đoạn văn mở đầu bài văn.

- Kết bài là đoạn văn cuối cùng kết thúc bài văn.

- Thân bài là đoạn văn còn lại, ở giữa mở bài và kết bài.

b. Em đọc kĩ các đoạn văn, chú ý các từ in đậm mở đầu mỗi đoạn văn.

c. Em đọc kĩ từng đoạn văn rồi xét xem ý chính của mỗi đoạn văn có liên quan gì tới câu mở đầu đoạn hay không?

Trả lời:

a) Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn :

- Mở bài : Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh, .... đất nước Việt Nam.

- Thân bài: (Gồm ba đoạn tiếp theo) Cái đẹp của Hạ Long ... ngân lên vang vọng.

- Kết bài : (Câu văn cuối) Núi non mãi mãi giữ gìn.

b) Xác định các đoạn của thân bài. Nêu nội dung miêu tả của mỗi đoạn :

Các đoạn Nội dung miêu tả của mỗi đoạn
Đoạn 1 - Tả sự kì vĩ của Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo hình dạng khác nhau.
Đoạn 2 - Tả sự duyên dáng của Hạ Long, vẻ tươi mát, trẻ trung suốt bốn mùa.
Đoạn 3 - Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.

c) Những câu văn in đậm trong bài có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?

Những câu văn in đậm có vai trò mở đầu cho mỗi đoạn, là câu chốt của mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.

Câu 2 trang 44 VBT Tiếng Việt lớp 5: Dưới đây là phần thân bài của một bài văn tả cảnh Tây Nguyên. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô vuông trước câu mở đoạn thích hợp nhất cho sẵn dưới mỗi đoạn.

Đoạn 1

(...) Phần phía nam của dải Trường Sơn nằm ở đây với nhiều ngọn núi cao từ 2000 đến 2600 mét, quanh năm mây trắng phủ đầu. Bên những chóp núi cao là những thảm rừng dày. Có nhiều khu rừng nguyên sinh từ bao đời nay chưa in dấu chân người.

□ Tây Nguyên là miền đất núi non điệp trùng.

□ Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.

□ Đến với Tây Nguyên là đến với mảnh đất của những cánh rừng hoang sơ.

Đoạn 2

( ... ) Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tắp tận chân trời. Đó đây, những cụm rừng xanh thẫm như ốc đảo nổi lên giữa thảo nguyên. Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông. Những rẫy lúa, nương ngô bên những mái nhà sàn thấp thoáng trải dài ven bờ suối, hoặc quây quần trên những ngọn đồi.

□ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn là miền đất của những dòng sông cuồn cuộn, những dòng suối nên thơ.

□ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi, có rừng. Tây Nguyên còn là miền đất âm vang tiếng cồng chiêng từ ngàn đời.

□ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

Trả lời:

Đoạn 1 : Chọn: ✓ Tây Nguyên có núi cao chất ngất, có rừng cây đại ngàn.

Đoạn 2 : Chọn: ✓ Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao và rừng rậm. Tây Nguyên còn có những thảo nguyên rực rỡ trong nắng dịu mùa xuân, như những tấm thảm lụa muôn màu, muôn sắc.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm - Tuần 25 trang 44, 45 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 44, 45: Luyện từ và câu

Câu 1: Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây :

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.

Trả lời:

Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.

Câu 2: Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa :

M: hành động dũng cảm

................. tinh thần dũng cảm

.............. xông lên............

.......... người chiến sĩ .............

.......... nữ du kích .............

.......... em bé liên lạc .............

............. nhận khuyết điểm....

............. cứu bạn..............

............. chống lại cường quyền

............ trước kẻ thù........

............. nói lên sự thật.....

Trả lời:

M: hành động dũng cảm

Tinh thần dũng cảm

Dũng cảm xông lên.

người chiến sĩ dũng cảm

nữ du kích dũng cảm

em bé liên lạc dũng cảm

Dũng cảm nhận khuyết điểm.

Dũng cảm cứu bạn.

Dũng cảm chống lại cường quyền

Dũng cảm trước kẻ thù.

Dũng cảm nói lên sự thật.

Câu 3: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B :

A B
1. gan dạ a, (chống chọi) kiên cường, không lùi bước
2. gan góc b, gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì
3. gan lì c, không sợ nguy hiểm

Trả lời:

1-c ; 2-a ; 3-b

Câu 4: Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau :

   Anh Kim Đồng là một ................. rất .................. Tuy không chiến đấu ở ................., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức .................. Anh đã hi sinh, nhưng ................. sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

( can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)

Trả lời:

   Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm - Tuần 25 trang 44, 45 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết