Viet tat e.m.p là gì trong dien nuoc

Theo báo cáo của Lực lượng đặc nhiệm EMP về an ninh quốc gia và nội địa Mỹ, Trung Quốc đã phát triển ba loại vũ khí hạt nhân chuyên dụng có khả năng tạo ra xung điện từ cường độ lớn (EMP) để đánh sập hệ thống lưới điện Mỹ. Một vụ tấn công như thế sẽ được sử dụng để mở đầu cho một tấn công quy mô lớn.

Để thực hiện một cuộc tấn công như trên, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có ít nhất ba phương pháp.

Một là vũ khí siêu EMP, tức loại đầu đạn hạt nhân được thiết kế để tối đa hóa sóng xung kích điện từ, từ đó tạo ra sức hủy diệt lớn hơn. Vũ khí này có thể được cho nổ trên bầu khí quyển, vô hiệu hóa hệ thống điện và các thiết bị điện tử trong bán kính rộng lớn quanh nó, từ máy tính đến lưới điện, máy bay đang bay .

Mỹ từng thử nghiệm vũ khí này trong năm 1962.

Viet tat e.m.p là gì trong dien nuoc

Vụ thử bom hydrogen tại Rạn san hô Bikini vào ngày 1-3-1954. Ảnh:Giff Johnson

Hai là vũ khí siêu thanh - phương tiện bay hoặc tên lửa hành trình có khả năng di chuyển nhanh đến mức các hệ thống phòng không đối phương không thể đánh chặn kịp. Trung Quốc được cho đã phát triển ít nhất hai vũ khí siêu thanh như vậy.

Phương pháp thứ 3 mang tính lý thuyết nhiều hơn nhưng Bắc Kinh vẫn có thể làm được về mặt kỹ thuật: gắn vũ khí hạt nhân EMP lên vệ tinh trên quỹ đạo.

"Mỹ cần rất quan tâm đến kịch bản Trung Quốc sử dụng vũ khí không gian hạt nhân - có thể là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) với đầu đạn chuyên dụng - để nhanh chóng tiêu diệt vệ tinh Mỹ. Sau đó, Trung Quốc sẽ phóng một lượng lớn vệ tinh khác lên khống chế "biên giới trên cao" và làm tê liệt khả năng quân sự của Mỹ" - Ông Peter Pry, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm, viết trong báo cáo.

Đáng chú ý, theo báo cáo, tin tặc Trung Quốc đã "đánh cắp các công nghệ cho tất cả vũ khí này từ Mỹ". Ngoài ra, học thuyết của Trung Quốc về "không tấn công hạt nhân phủ đầu trước" gần như chắc chắn là thông tin sai lệch.

Lý do được ông Pry đưa ra là Trung Quốc không có hệ thống cảnh báo sớm như Mỹ để có thể báo động một cuộc tấn công đang xảy ra. Ngoài ra, kho vũ khí hạt nhân nhỏ hơn của Trung Quốc - ước tính có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân vào tháng 1-2020 - sẽ chịu tổn thất lớn trong một cuộc tấn công phủ đầu như thế, cho dù xuất phát từ Mỹ, Nga hoặc thậm chí là Ấn Độ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) được cho là nắm trong tay loại vũ khí có thể làm tê liệt hệ thống tài chính và mạng lưới điện của quốc gia bị tấn công - Ảnh chụp màn hình

Ngày 9-10, Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa ra thông tin mang tính cảnh báo: Triều Tiên có thể sử dụng "bom điện từ" để làm tê liệt hệ thống liên lạc, mạng lưới điện và từ đó dẫn đến làm tê liệt hệ thống tài chính của Hàn Quốc.

Thông tin này khiến nhiều người bất ngờ, đặt ra câu hỏi bom điện từ là gì và Triều Tiên đã chế tạo, sở hữu nó như thế nào.

Trên thực tế, ngày 3-9, báo Wall Street Journal của Mỹ đã dẫn lại tuyên bố của Bình Nhưỡng dọa sẽ sử dụng một bom xung điện từ (EMP) cực mạnh để tàn phá mạng lưới điện của nước Mỹ.

Nhưng thực tế đó đã không ngăn được chuyện ủy ban chuyên về EMP của Quốc hội Mỹ bị giải tán 3 tuần sau đó, bất chấp cảnh báo nước Mỹ chưa thực sự sẵn sàng cho một cuộc tấn công bằng EMP.

Được thành lập năm 2000, ủy ban về EMP là một tập hợp các nhà khoa học hàng đầu, các kỹ sư và những chuyên gia bảo mật không được trả lương.

"Họ làm việc không biết mệt mỏi để tìm hiểu, kiểm tra và đánh giá những nguy cơ đối với các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự trên đất Mỹ trước EMP", trang The Hill cho biết.

Trong suốt 17 năm tồn tại, những khám phá của ủy ban đã dẫn tới kết luận rằng một vụ tấn công bằng EMP có thể dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng đối với mạng lưới điện quốc gia, các công trình dân dụng (bao gồm cả các nhà máy hạt nhân) hay thậm chí chính phủ liên bang.

"Tiếc thay, trong khi các rủi ro và những nguồn tạo ra EMP vẫn còn đó, công việc phổ biến kiến thức đến người dân và các lãnh đạo nước Mỹ đã chấm dứt" vì không được cấp thêm ngân sách.

Điều trớ trêu là chuyện này diễn ra chỉ 10 ngày sau khi tướng John E. Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ, cảnh báo nước Mỹ chưa thật sự chuẩn bị đủ để đối phó với một cuộc tấn công bằng EMP.

"Nó là một mối đe dọa nguy hiểm và rất thực tế. Nếu sử dụng một nguồn tạo ra EMP cao độ, điều dễ thấy nhất là đèn đóm trong mọi khách sạn sẽ tắt phụt, máy vi tính trở nên vô dụng, điện thoại không xài được, xe cộ đậu trong bãi sẽ như đồ bỏ... Đó là những gì một nguồn EMP sẽ làm", trang The Hill dẫn lời tướng Hyten.

Viet tat e.m.p là gì trong dien nuoc

Một vụ tấn công bằng xung điện từ theo mô phỏng trên YouTube

Chúng ta phải có đủ khả năng để phản ứng, nhưng chúng ta đã không thèm đếm xỉa tới nó. Những ảnh hưởng của EMP có thể tác động tới cả lục địa và mất hàng tháng trời để khắc phục"

Tướng John E. Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ

Trên thực tế, ngoài những khuyến nghị và cảnh báo, nỗ lực can thiệp sâu vào vấn đề an ninh của Ủy ban về EMP đã bị ngăn cản.

NERC và FERC - hai ủy ban về năng lượng của Mỹ, đã cố gắng giữ nguyên hiện trạng và "đặt 90% người Mỹ trong nguy cơ bị ảnh hưởng" nếu xảy ra một vụ tấn công bằng EMP, trang The Hill viết.

Viễn cảnh cuộc sống hiện đại ở nước Mỹ không có điện thật sự rất khó khăn. Điều đó đã thể hiện rất rõ qua các trận bão đổ bộ gần đây vào nước Mỹ khiến nhiều khu vực mất điện trong nhiều ngày liền.

Việc ủy ban về EMP bị giải tán, vô hình trung đã trở thành một chiến thắng của Triều Tiên trước Mỹ, The Hill bình luận.

Nhiệm vụ của chính phủ là đảm bảo sự sống của người dân. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ của ủy ban EMP trong khi giới lãnh đạo ngày càng sao nhãng, các lỗ hổng của nước Mỹ sẽ ngày càng tăng và sẽ bị tận dụng, khai thác"

The Hill

Theo The Hill, lời đe dọa của Triều Tiên có thể là lời nói suông, nhưng rất ít chuyên gia quốc phòng phủ nhận các học thuyết quân sự của Nga hay Trung Quốc - những nước chủ trương sử dụng EMP như là một trong những đòn tấn công phủ đầu nước Mỹ.