Việt nam bị mỹ đô hộ bao nhiêu năm năm 2024

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn 80 năm ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.

.jpg) Ngôi nhà 48 Hàng Ngang của ông Trịnh Văn Bô là nơi Bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo - Ảnh Tư liệu

Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Cách mạng tháng Tám thành công đây là một cuộc khởi nghĩa cách mạng mang đầy tính chất dân tộc trên cả hai ý nghĩa lớn: Thứ nhất là giải phóng dân tộc giành lại độc lập tự do; thứ hai là cách mạng đồng loạt, đồng thời trên một đất nước dài gần 2.000 km.

Là một cuộc khởi nghĩa mang tính chất Nhân dân sâu sắc ở chỗ nó không phải là một hành động thắng lợi của chỉ một chính đảng mà được hoàn thành bởi hàng triệu quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia cầm đủ thứ vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, đấu tranh bằng các hình thức thích hợp, cứ trông vào những cuộc biểu tình khởi nghĩa khổng lồ ngày 19 ở Hà Nội, ngày 23 ở Huế, ngày 25-8-1945 ở Sài Gòn và khắp các tỉnh, thành Việt Nam thì đủ rõ.

Là một cuộc khởi nghĩa cách mạng đánh đổ thực dân đế quốc Pháp - Nhật, trên thực tế lịch sử là một cuộc cách mạng phản đế và phản phong, đem lại thắng lợi triệt để, thành lập Chính quyền nhân dân.

Là một cuộc khởi nghĩa cách mạng được chuẩn bị rất lâu dài, gian khổ khó tả, đẫm máu khôn lường, nhưng khi nổ ra thì nhanh như chớp giật và diễn biến một cách hoà bình cực kỳ đẹp đẽ; không có một cuộc xung đột nào đáng kể giữa người Việt Nam với nhau.

Là một cuộc khởi nghĩa cách mạng thành công do Đảng Cộng sản lãnh đạo trong tinh thần đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cách mạng tháng Tám đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam; cũng đánh dấu sự bắt đầu kỷ nguyên sụp đổ toàn bộ các hệ thống thuộc địa thế giới.

Là sự vận dụng thành công rực rỡ của nguyên lý nghệ thuật khởi nghĩa Mác-Lênin, kết hợp với truyền thống khởi nghĩa cực kỳ phong phú của dân tộc Việt Nam”.

Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh về Hà Nội, tại làng Gạ, Từ Liêm, Hà Nội, Hồ Chí Minh nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp và Trần Đăng Ninh báo cáo tình hình Thủ đô. Tiếp đó, Tổng Bí thư Trường Chinh đón Người vào nội thành và trú tại ngôi nhà số 48, phố Hàng Ngang của gia đình thương gia yêu nước Trịnh Văn Bô.

.jpg) Bản Tuyên ngôn độc lập

Ngày 26-8, tại ngôi nhà này, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng để bàn thảo những vấn đề trọng đại trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước độc lập, trong đó có chủ trương mở rộng thành phần chính phủ lâm thời, soạn thảo “Tuyên ngôn độc lập” và khẩn trương chuẩn bị ngày tuyên bố Độc lập.

Phiên họp đầu tiên của Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (ngày 27-8), theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Đại hội Quốc dân Tân Trào bầu ra, được cải tổ thành Chính phủ Cách mạng lâm thời nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả những đại diện các đảng phái yêu nước, những nhân sĩ không đảng phái và những nhân vật có danh vọng trong xã hội. Hưởng ứng đề nghị trên, một số Ủy viên Việt Minh tự động xin rút lui nhường ghế cho những thành phần khác. Phiên họp đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đánh giá toàn bộ sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”.

Ngày 28-8, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian để soạn thảo văn kiện lịch sử “Tuyên ngôn độc lập”, đến ngày 31-8, Người sửa chữa lần cuối cùng văn bản “Tuyên ngôn độc lập”.

.jpg) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Ngày 02-9-1945, là một ngày trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam. Tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, trước đông đảo quốc dân đồng bào, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đọc Bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!... Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do và độc lập ấy”.

Thành công của Cách mạng tháng Tám, sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giá trị Bản “Tuyên ngôn độc lập” mãi là những âm vang tha thiết, thiêng liêng đối với mỗi người dân nước Việt! Tinh thần ấy là sự cổ vũ, niềm tự hào, là động lực mạnh mẽ. Trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trở lại, phức tạp và diễn biến khó lường hơn, với quyết tâm và ý chí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta sẽ đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng nhau khống chế, đẩy lùi dịch bệnh, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh, khơi dậy sức mạnh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trước vị thế, vận hội và thời cơ mới để đưa đất nước vững bước tiến lên./.

Quốc Hùng

* Tài liệu tham khảo.

- Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh - trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2014.

- Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, (tập III), Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, Quý I-2020.

Việt Nam khẳng Mỹ bao nhiêu năm?

Trải qua 21 năm chiến đấu, Nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới có quy mô lớn, dài ngày nhất, ác liệt và dã man nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Mỹ vào Việt Nam năm bao nhiêu?

Theo các sự kiện chính thức, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam được coi là bắt đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng.

Chiến tranh Mỹ và Việt Nam bao lâu?

Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất với 222 tháng, ác liệt nhất từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai.

Chiến tranh ở Việt Nam kéo dài bao lâu?

(Bqp.vn) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua gần 21 năm, là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày nhất, ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.