Viên bao tan trong ruột uống vào thời điểm nào năm 2024

Có thể nói rằng đường uống là đường đưa thuốc vào cơ thể đơn giản và thuận tiện nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, các thuốc viên uống lại rất đa dạng về mặt bào chế nhằm các mục đích khác nhau nên cách dùng sẽ không giống nhau mặc dù chúng tương đồng về hình dạng.

Việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm mất hoặc giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra độc tính cho người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng một số dạng thuốc viên uống đặc biệt đang được lưu hành trên thị trường

Viên giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ để cho tác dụng kéo dài.

Ưu điểm của dạng thuốc này là giải phóng dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ giúp giảm số lần dùng thuốc trong ngày, giúp người dùng dễ tuân thủ hơn.Vì vậy, nếu cấu trúc của thuốc bị thay đổi do bị nghiền nhỏ hoặc bẻ đôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ giải phóng dược chất và gây ra các tác dụng không mong muốn và nguy cơ ngộ độc do quá liều. Dấu hiệu nhận biết đối với thuốc này là tên thuốc có các từ ký hiệu tại Bảng 1:

Ví dụ một số biệt dược có tên GLUCOPHAGE XR (metformin), Voltaren SR 75mg (diclofenac), Xatral XL 10mg (alfuzosin 10mg), Diamicron MR 30mg (gliclazid), Staclazid MR 60mg (gliclazid)…

Viên bao tan trong ruột

Dược chất được bao phủ thêm bởi một lớp màng được gọi là màng bao tan trong ruột. Chức năng của màng này là để bảo vệ hoạt chất bên trong không tiếp xúc với acid dịch vị trong dạ dày. Lớp màng này sẽ tan ra tại ruột non và giải phóng thuốc cho quá trình hấp thu.

Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc kháng tiết acid dạ dày gồm các hoạt chất như esomeprazole, rabeprazole… hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày như aspirin. Nếu người uống tự ý chia đôi thuốc, nghiền nhỏ hoặc nhai thuốc, khi đó, cấu trúc của lớp màng bảo vệ bị phá vỡ, dẫn đến mất tác dụng của thuốc hoặc có thể gây kích ứng làm đau dạ dày.

Viên nhai

Viên nén được dùng bằng cách nhai viên trong miệng trước khi nuốt nhằm tạo tác dụng nhanh. Nhận biết trong Tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc.

Viên sủi

Loại viên này cần được hòa tan trong nước trước khi uống. Viên thuốc thường có kích thước lớn, không được bẻ nhỏ viên sủi cho vào miệng uống.

Viên nén phân tán trong nước

Là loại viên được dùng bằng cách phân tán viên thuốc trong một ít nước, viên thường có kích thước nhỏ và cần lượng nước để hòa tan ít hơn viên sủi. Viên phân tán trước khi uống nên dược chất được hấp thu nhanh, thuận tiện cho người khó nuốt, người già và trẻ em.

Viên ngậm dưới lưỡi

Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

Viên bao nhằm che giấu mùi vị đắng, khó chịu của dược chất

Là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, người uống sẽ không chịu được mùi vị khó chịu của dược chất. Không nên nhai, nghiền những viên thuốc mà dược chất có vị đắng khó chịu như kháng sinh cefuroxim, ciprofloxacin…

Lời khuyên

Ngày nay với công nghệ sản xuất thuốc phát triển, ngày càng nhiều dạng bào chế đặc biệt nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị của thuốc. Việc dùng thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị của thuốc. Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người dùng thuốc cần biết rõ dạng thuốc và cách dùng để đạt được kết quả tốt nhất. Do đó, người sử dụng không nên tự ý chia nhỏ thuốc, nghiền nhỏ thuốc hoặc sử dụng không đúng như hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc nhân viên y tế.

Aspirin là thuốc gì? Aspirin nên uống lúc nào? Đây đang là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay bởi aspirin là một thuốc được sử dụng khá phổ biến trong chữa trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Bên cạnh liều lượng thuốc thì thời điểm uống thuốc cũng giữ vai trò rất quan trọng đối với công tác điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu đôi nét về thuốc Aspirin trước bạn nhé!

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/aspirin_nen_uong_luc_nao_chi_dinh_chong_chi_dinh_tac_dung_phu_cua_aspirin_1_Cropped_f9dd58eda4.jpg) Aspirin nên uống lúc nào là thắc mắc của nhiều người

Tổng quan về thuốc Aspirin

Aspirin còn được biết đến với tên gọi khác là Acetylsalicylic acid hay Acetylsalicylat. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm.

Dược lực học: Aspirin có tác dụng ức chế enzym cyclooxygenase (COX), từ đó ức chế tổng hợp các chất hóa học gây viêm, đau như prostaglandin, thromboxan cùng một số sản phẩm chuyển hóa khác.

Dược động học: Aspirin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và được đào thải qua thận chủ yếu dưới dạng acid salicylic tự do và các chất chuyển hóa liên hợp.

Tác dụng của thuốc:

  • Hạ sốt đồng thời giảm các cơn đau ở mức độ nhẹ và trung bình bao gồm: Đau nhức đầu, cảm lạnh thông thường, đau cơ, đau răng…
  • Giảm sưng và đau do viêm khớp.
  • Ngăn ngừa cục máu đông, hạn chế nguy cơ đột quỵ và đau tim (sử dụng thuốc Aspirin 81).

Tác dụng không mong muốn:

  • Đối với hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị, đau dạ dày, loét dạ dày - tá tràng, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa. Đây là những tác dụng không mong muốn thường gặp.
  • Ngoài ra, còn một số tác dụng không mong muốn hiếm gặp như: Các biểu hiện của phản ứng dị ứng, dấu hiệu chảy máu, dấu hiệu của các vấn đề về gan và thận, yếu cơ, ù tai, giảm thính lực, thiếu máu tan máu…

Chỉ định: Aspirin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau, chống viêm, hạ sốt.
  • Dự phòng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não và đột quỵ.
  • Phòng và điều trị huyết khối.
  • Người bệnh đặt stent mạch vành.
  • Phối hợp với thuốc chống đông đối với những người bệnh thay van tim cơ học.
  • Người bệnh sau bắc cầu chủ vành.

Chống chỉ định: Aspirin chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Do có nguy cơ dị ứng chéo nên Aspirin chống chỉ định đối với những người có tiền sử bệnh hen, đang có các triệu chứng hen, mày đay hoặc viêm mũi khi sử dụng Aspirin cũng như các thuốc chống viêm không steroid khác.
  • Những người mắc bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu.
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc loét dạ dày - tá tràng.
  • Những đối tượng suy tim nặng, suy gan, suy thận và xơ gan.

Cách dùng và liều dùng: Aspirin có 3 dạng bào chế chính bao gồm: Dạng viên nén, dạng viên nén bao tan trong ruột và dạng thuốc đặt hậu môn. Mỗi dạng bào chế lại có hàm lượng thành phần các hoạt chất khác nhau, do đó cách dùng và liều dùng cũng không giống nhau. Liều dùng sẽ phụ thuộc vào đối tượng sử dụng và tình trạng bệnh. Ví dụ: Thuốc Aspirin pH8 thường được chỉ định dùng trong các trường hợp phòng và điều trị huyết khối.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/aspirin_nen_uong_luc_nao_chi_dinh_chong_chi_dinh_tac_dung_phu_cua_aspirin_2_9cb880e2c6.png) Aspirin pH8 được chỉ định dùng trong trường hợp phòng và điều trị huyết khối

Aspirin nên uống lúc nào?

Aspirin nên uống lúc nào đang là câu hỏi có số lượng người thắc mắc lớn trên các diễn đàn y học. Aspirin là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chống kết dính tiểu cầu do đó bạn cần lưu ý đến dạng bào chế để lựa chọn thời điểm uống thuốc cho phù hợp.

  • Với các dạng thuốc lỏng hoặc dạng viên sủi cần uống vào bữa ăn do Aspirin là thuốc kích ứng đường tiêu hóa rất mạnh và bị thức ăn làm giảm hấp thu.
  • Với Aspirin dạng viên nén thì không được nhai nát, nghiền viên thuốc và uống với nhiều nước ngay sau khi ăn.
  • Đối với Aspirin dạng viên bao phim tan trong ruột thì lại phải uống lúc dạ dày trống rỗng, uống với 1 cốc nước đầy để thuốc không lưu lại lâu trong dạ dày mà nhanh chóng được đẩy xuống ruột. Trong trường hợp này, thông thường bạn nên uống trước bữa ăn từ 1 - 2 tiếng.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/aspirin_nen_uong_luc_nao_chi_dinh_chong_chi_dinh_tac_dung_phu_cua_aspirin_3_05f12702f9.jpg) Mỗi dạng bào chế Aspirin có một thời gian uống nhất định

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Aspirin

Bên cạnh việc nắm rõ Aspirin nên uống lúc nào thì khi sử dụng Aspirin, bạn cần nắm được một vài lưu ý sau:

  • Uống thuốc với 1 ly nước đầy và không nằm xuống trong ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc. Trường hợp bạn cảm thấy khó chịu dạ dày khi uống Aspirin, bạn có thể uống thuốc cùng với nước hoa quả, sữa hoặc thức ăn.
  • Khi uống, bạn nên nuốt toàn bộ viên bao thay vì nghiền hoặc nhai nát viên thuốc bởi điều này có thể khiến dạ dày của bạn cảm thấy khó chịu hơn.
  • Tuyệt đối không nghiền, nhai viên nén hoặc viên nang phóng thích kéo dài bởi điều này sẽ khiến thuốc tác dụng ngay lập tức, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc Aspirin pH8 để điều trị đau đầu, bạn xuất hiện biểu hiện nói lắp, yếu một bên của cơ thể hay thay đổi thị lực đột ngột, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị đau đầu do một số yếu tố như chấn thương vùng đầu, cúi người, ho hoặc đau đầu dai dẳng kèm theo một số biểu hiện như nôn, cứng cổ và sốt.
  • Thuốc Aspirin chỉ có tác dụng khi vừa xuất hiện các dấu hiệu đau đầu. Khi cơn đau đầu của bạn đã kéo dài và trở nên tồi tệ hơn, việc uống thuốc hoàn toàn không có hiệu quả bởi Aspirin có một lớp phủ đặc biệt hoặc thuốc ở dạng viên phóng thích chậm nên thời gian tác dụng sẽ lâu hơn bình thường.
  • Tuyệt đối không sử dụng Aspirin quá 10 ngày để tự điều trị cơn đau kéo dài và hơn 3 ngày cho cơn sốt. Trong trường hợp này bạn nên báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để có hướng điều trị kịp thời.
  • Bạn cần tuân thủ đúng theo y lệnh thuốc của bác sĩ. Không tự ý dừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều của thuốc cũng như không tự ý dùng thuốc kéo dài hơn thời gian bác sĩ kê.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Aspirin_nen_uong_luc_nao_chi_dinh_chong_chi_dinh_tac_dung_khong_mong_muon_cua_Aspirin_4_027226df81.jpg) Uống Aspirin với một ly nước đầy giúp giảm cảm giác khó chịu cho dạ dày

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh thuốc Aspirin mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này, bạn đọc có thể hiểu hơn về thuốc Aspirin đồng thời tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi Aspirin nên uống lúc nào. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe. Đừng quên tiếp tục theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác bạn nhé!

Viên bao tan trong ruột nên uống khi nào?

Dạng viên này có một lớp tá dược kháng acid bao quanh hoạt chất để bảo vệ hoạt chất khỏi tác động của acid dạ dày. Thuốc thường uống lúc đói (30 phút trước khi ăn), uống nguyên viên với nhiều nước để đẩy thuốc vượt qua dạ dày và xuống ruột nhanh chóng. Không bẻ vỡ, cắn, nhai viên thuốc.

Nên cho trẻ uống thuốc sâu ăn bảo lâu?

Vì vậy, thông thường các nhà sản xuất khuyến cáo nên cho trẻ uống thuốc cách bữa ăn 2 giờ có thể uống trước hoặc sau. Đối với những trẻ đang sử dụng thuốc có chứa sắt hoặc các thuốc kháng axit có chứa canxi thì bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc cách nhau 2 giờ.

Nên uống thuốc cảm sau khi ăn bảo lâu?

Thời gian uống thuốc: Thông thường, nên uống thuốc từ 30 phút đến 1 giờ sau khi ăn. Nếu uống quá sớm, thuốc có thể bị pha loãng bởi thức ăn. Nếu uống quá muộn, thuốc có thể bị trì hoãn hấp thụ. Lượng nước uống: Khi uống thuốc sau khi ăn, nên uống đủ nước để giúp thuốc tan và hòa tan trong dạ dày.

Nên uống sữa sau khi uống thuốc bảo lâu?

Rất nhiều người có thói quen uống sữa cùng với thuốc hoặc uống sữa ngay sau khi vừa uống thuốc. Điều này không tốt một chút nào. Bởi các chất dinh dưỡng của sữa khi kết hợp với thành phần thuốc sẽ gây phản ứng không tốt, làm giảm tác dụng của thuốc. Chính vì thế, bạn chỉ nên uống sữa sau khi uống thuốc từ 3 – 4 tiếng.

Chủ đề